Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Mu A Mu Sa
Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.
Mô Phật, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đồng tu với pháp môn Thất Bảo Huyền Môn. Một pháp môn mà chúng ta có sự hòa nhập giữa tha lực từ bi của chư Phật mười phương hòa nhập vào với bản thể thân tâm của chúng ta để từ đó với tự lực cầu đạo giác ngộ hay nguồn năng lượng này sẽ phối hợp với nhau để giúp cho chúng ta tìm hiểu về những sự biến hiện trong tâm và điều chỉnh lại sự hài hòa của thân để chúng ta có được thân khỏe mạnh, thân hết bệnh và có được một thân thanh tịnh bình an trong suốt. Các bạn thân mến, pháp môn này mỗi một người chúng ta khi thực tập đều tiếp nhận được tha lực Phật điển. Nhớ rằng sức của con người có hạn nhưng tự lực của con người cũng cần phải phát triển dù biết rằng nó hữu hạn. Nếu không có tự lực như vậy chúng ta không thể thành tựu được sự an lạc dù có tha lực tác động vào cuộc sống của chúng ta. Từ đây chúng ta hiểu rằng tha lực và Phật lực cần phải hòa hợp với nhau trong chánh niệm, trong chánh niệm của hơi thở, trong sự hướng thượng cầu đạo giải thoát, tha lực lúc đó mới có sự dịu dụng vi tế để giúp cho chúng ta thành tựu được sự an lạc.
Hơi thở trong Thất Bảo Huyền Môn là một hơi thở rất quan trọng để chúng ta nương vào hơi thở vào ra đó định được tâm của mình, ứng dụng được tánh biết thấy, an nhiếp ở trong hơi thở, trong chánh pháp thiện của Như Lai để chúng ta quán chiếu. Các bạn, khi chúng hít vào nhớ hít vào bằng mũi, hít vào bằng mũi phình bụng, thở ra bằng miệng hóp bụng lại và khi chúng ta hóp bụng thở ra chúng ta đồng trì vi diệu âm Mu A Mu Sa để tiếp được tha lực Phật điển, năng lượng từ bi vào thân tâm của chúng ta. Mấu chốt trong pháp tu này là làm sao chúng ta tiếp được tha lực Phật điển hòa quyện cùng với tự lực để chúng ta trị bệnh của thân và chúng ta làm cho tâm mình sáng suốt qua pháp quán chiếu trong hơi thở chánh niệm.
Mời các bạn đặt bàn tay phải là bàn tay trí tuệ được đặt tên là trí tuệ vào lòng bàn tay trái được đặt tên là từ bi. Chúng ta hãy lấy từ bi và trí tuệ cùng nhau an trú trong hơi thở chánh niệm.
Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực để cho chúng con hiểu thấu được mầm mống khổ đau. Hít vào bằng mũi phình bụng, thở từ từ hóp bụng vào trì mật chú.
Mu A Mu Sa (7 biến)
Các bạn thân mến, tha lực Phật điển, năng lượng từ bi của chư Phật tiếp cận với chúng ta. Đây là một điều đặc biệt cho kiếp người. Các bạn nhớ rằng biết bao nhiêu Phật tử chúng ta đã từng chứng kiến sự màu nhiệm của mười phương chư Phật, hóa thân thành Bồ Tát Thánh hiền, độ cho chúng ta can qua những cảnh khổ của cuộc đời. Trong cuộc sống và bao nhiêu năm trước, bao nhiêu người vượt biên, vượt bể trên sóng lênh đênh ở ngoài khơi. Biết bao nhiêu con người đã chúng kiến được sự màu nhiệm của hóa thân chư Phật qua tướng hảo Bồ Tát Quan Âm để độ cho họ vượt biển. Và trong cuộc đời, biết bao nhiêu con người trải qua những mưa đạn, những bom dội trên đầu thế mà họ cũng được sự hóa thân của Phật qua hình tướng Bồ Tát cứu rỗi qua sự nguy hiểm gian nan đó. Và rồi trong cuộc sống của mỗi một con người chúng ta, chúng ta lại trải qua được những sự việc, kinh nghiệm đặc biệt, những lúc ta đau khổ buồn rầu, những lúc tưởng là tuyệt mệnh phải đi, ta lại chứng kiến được sự màu nhiệm bởi chư Phật Bồ Tát hóa thân để giúp cho chúng ta vượt qua. Và thật là nhiều ở trong những thông tin hiện tại, trên kinh sách trên trang mạng thông tin đại chúng, chúng ta thấy biết bao nhiêu những con người đã có đầy đủ phước duyên, được chư Phật Bồ Tát cứu độ qua sự gian nan nguy hiểm của cuộc đời bằng nhiều hình thức. Và nhất định trong mỗi người chúng ta, trong các bạn đây đã từng trải nghiệm cảm nhận được Quan Âm Bồ Tát, chư Phật tới cuộc đời để giúp cho chúng ta vượt qua những cảnh nguy như vậy. Thế nhưng khi qua được cảnh đó rồi mấy ai còn có cơ hội, hoặc mấy ai cón nhớ mà trở về tu dưỡng thân tâm để còn nhiều cơ hội tiếp cận với Phật, với Bồ Tát nữa đâu. Bởi cuộc đời đã kéo họ lao vào cuộc sống mà quên đi sự màu nhiệm của đời sống tâm linh. Có lẽ trong chúng ta, có người trẻ và cũng có những người tuổi đời đã qua nhiều và chúng ta có nhiều trải nghiệm thực tế, tiếp cận được đời sống tâm linh của mọi hình thức. Nhưng chúng ta đã bỏ qua những cơ hội đó để phát triển đời sống tiếp cận với chư Phật và Bồ Tát thánh hiền. Hôm nay phúc duyên chúng ta tu tập Thiền Mật song tu Thất Bảo Huyền Môn, lại một lần nữa chúng ta được tiếp cận với tha lực Phật điển không bằng cái ở bên ngoài mà chúng ta mơ tưởng hão huyền, hoặc trong tưởng thức mập mờ của tưởng tượng, mà một thực thể rõ ràng có sự gắn kết chặt chẽ bởi tha lực Phật điển của chư Phật tiếp xuống cuộc đời của chúng ta qua thân này mà chúng ta dùng ngũ uẩn, tức là năm uẩn, 6 căn của chúng ta để trải nghiệm và chứng minh rằng ta có được năng lượng đó, tác động vào thân tâm, qua 6 căn của chúng ta, chúng ta tiếp xúc với tha lực Phật điển, năng lượng từ bi của chư Phật và mỗi người chúng ta đã có sự đón nhận như vậy. Các bạn thân mến đó là sự đặc biệt mà chúng ta cần phải trân quý, chúng ta cần và luôn luôn tu tập mỗi một ngày để nuôi dưỡng sự gắn giữa ta và chư Phật qua tha lực Phật điển. Thời gian trôi qua, tuổi đời cũng sẽ lớn dần và chúng ta mỗi một ngày trôi qua là mỗi một chút chúng ta tiếp cận gần tới ngày cuối của cuộc đời. Bởi ai biết được ngày cuối khi nào nó tới đâu, cho nên mỗi ngày trôi qua ta gần tới chỗ đó thêm một chút. Nếu không có sự chuẩn bị thì cuộc đời của chúng ta sẽ lo lắng và sợ hãi và rồi trong gia đình, cuộc sống tự thân chúng ta không bao giờ có được hạnh phúc, sự quán chiếu mầm mống đau khổ, mầm mống khổ đau, đâu là những mầm mống khổ đau tới với chúng ta.
Các bạn, chúng ta thử suy nghĩ coi khổ đau tới từ đâu. Khổ đau tới từ đâu các bạn? Ai trong chúng ta cũng đã từng nếm qua mùi khổ đau rồi, những câu trả lời đích thực thật rõ ràng các bạn tự trả lời thử coi, Khổ đau tới từ đâu? Mầm mống khổ đau từ đâu tới? Đây là câu hỏi mà mỗi một con người học Phật, đức Phật luôn khuyến khích chúng ta tự hỏi như vậy để chúng ta quán chiếu tư duy trong chánh niệm để thấu rõ thử coi khổ đau ta đang chịu, đang chịu với những nỗi niềm của bản thân mình, khổ đau ta đang phải đương đầu với gia đình giữa vợ và chồng, giữa con cái giữa cha mẹ. Các bạn thân mến, mầm mống khổ đau đó tới từ đâu, các bạn có thể hỏi tại Bảo Thành thường nhắc tới mối liên hệ qua ràng buộc giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái. Người học Phật tại gia, cư sĩ như chúng ta và ngay cả người xuất gia nữa, ai cũng có gia đình trên có cha mẹ người cư sĩ tại gia có vợ chồng con cái, người xuất gia trên có cha mẹ ông bà và cuối cùng là có mình cùng tăng lực đồng tu đều có một mối quan hệ tình thân. Như vậy đối với các hàng cư sĩ chúng ta, gia đình là mấu chốt, là nền tảng để chuyển hóa mọi mầm mống khổ đau để giữ được sự bình an hạnh phúc. Tất cả đệ tử chúng ta tu Phật không phải trông chờ một ngày mai thành Phật, một kiếp sau hết khổ. Điều đó quá mông lung trong một điều mà chúng ta thường nói, tương lai chưa tới đã lo xa, hiện tại trước mắt là đời sống con người trong gia đình đối với vợ, đối với chồng, đối với cha mẹ và đối với con cái. Đây là đạo, đây được gọi là đạo nghĩa làm người, nhân đạo. Nếu nhân đạo chúng ta chưa thể làm trọn thì làm sao chúng ta có thể tu thành thiên đạo, tiên đạo, Phật đạo, thánh đạo đủ thứ đạo ở trên đời. Nhưng ít nhất trong kiếp nhân sinh này, là con người, chúng ta là Phật tử may mắn vô cùng được chư Phật thắp sáng trí tuệ để làm trọn vẹn nghĩa vụ nhân đạo, đối xử tình nghĩa thâm sâu để giữ bền được hạnh phúc trong mái ấm của gia đình, giữa tình nghĩa vợ chồng, con cái và cha mẹ. Từ trong gia đình đó tràn đầy năng lượng của tình yêu, tràn đầy hạnh phúc và bình an thì mới nói tới xóm làng, nói tới xã hội cộng đồng và quốc gia, thế giới.
Mỗi một con người phải tự nhận diện được điều đó để tinh tấn tu học, cải sửa cho gia đình của chúng ta thêm hạnh phúc mỗi ngày. Nhưng không bao giờ thiếu khổ đau đâu, bởi khổ đau luôn là những mầm mống trỗi dậy bất chợt, chúng ta không nhìn thấu được mầm mống khổ đau đó tới từ đâu, thì những hạnh phúc chúng ta có nó cũng mỏng manh vô cùng. Nếu chúng ta thấu được mầm mống khổ đau nó khởi dậy từ đâu thì hạnh phúc mới vững bền. Chúng ta không nên chỉ ngồi mơ ước, bởi Đức Phật là bậc thầy đã chỉ cho chúng ta một phương pháp để nhìn rõ mầm mống khổ đau và chúng ta tuyệt đối không có gieo mầm hoặc không có tạo điều kiện cho những mầm mống khổ đau đó trỗi dậy. Mà chúng ta gieo mầm hạnh phúc, khởi mầm yêu thương. Để trong trong gia đình của chúng ta nhất định vợ sẽ yêu thương chồng vô cùng và chồng nhất định cũng yêu thương vợ cho đến suốt cả cuộc đời. Tình nghĩa như vậy đối với bề trên là ông bà, cha mẹ, đối với kẻ ở dưới là con cháu vẫn một tình yêu thương mãi mãi. Người tu đạo Phật trong kiếp nhân sinh này rất quan trọng, giữ được hạnh phúc, từ thân của mình lan tỏa trong gia đình. Đây là điều cốt lõi chúng ta tu hiện tại ngay bây giờ. Rồi từ đó làm nền tảng để chúng ta đi đến sự tu giải thoát thật sự, nhưng ít nhất phải có được sự hạnh phúc trong gia đình nữa. Các bạn bây giờ các bạn bắt đầu cùng suy nghĩ với Bảo Thành vậy thì mầm mống khổ đau tới từ đâu? Đức Phật dạy cho chúng ta khổ đau tới từ đâu, các bạn đã nghe qua chưa, có lẽ các bạn đã nghe qua rồi, các bạn cũng đã biết nhưng hôm nay chúng ta nói rõ hơn, nói rõ, ngắn gọn và dễ hiểu để cho chúng ta thực tập được. Phật dạy mọi nguồn khổ đau tới từ vô minh. Trong vô minh hằng hà sa số những mầm mống khổ đau sẽ khởi lên từ đó. Vô minh tức là đen tối, vô minh không phải là ngu si không biết gì. Vô minh là đen tối, nói cho thật dễ hiểu, vô minh là chúng ta có một sự hiểu biết sai, một sự hiểu biết đen tối sai, sai là sai với ai, bởi vì trên đời này đối với chúng ta tất cả những điều suy nghĩ đều là đúng với ta. Với nhân quần xã hội những suy nghĩ cũa họ đều là sai, đó là cách nghĩ rất bình thường từ xưa đến giờ bởi chúng ta có lòng tự cao tự mãn, suy nghĩ của mình độc tôn là nhất, cho nên suy nghĩ của ta luôn luôn đúng, còn suy nghĩ của những người khác là sai. Chính vì có sự phân biệt, ta đúng người sai từ trong suy nghĩ sai biệt đó nó khởi mầm mống đau khổ, trổ sinh hoa trái và rồi khi nó trổ sinh đau khổ luôn luôn tới với chúng ta. Các bạn sẽ hỏi: như vậy, suy nghĩ sai là suy nghĩ thế nào, suy nghĩ đúng là suy nghĩ như thế nào. Thật là đơn giản nếu chúng ta đã là con của Phật, nếu chúng ta đã là Phật tử, nếu chúng ta đã tin sâu vào nhân quả, Đức Phật định nghĩa thật rõ, trong nhân quả chỉ có thiện và ác. Giáo lí của nhà Phật, con đường giải thoát Đức Phật dạy cho chúng ta không nằm ngoài hai thứ chư Phật dạy trong nhân quả, đó là thiện và ác. Như vậy mầm thiện và mầm ác sẽ trổ sinh hoa trái. Chúng ta nhớ mầm ác trổ sinh đau khổ, trổ sinh họa và mầm thiện trổ sinh hạnh phúc và phước báu. Chúng ta từ đó suy ra suy nghĩ sai là suy nghĩ thiên lệch là bám vào những mầm mống ác. Suy nghĩ đúng là những suy nghĩ biết gieo mầm mầm mống thiện. Thật rõ ràng, vô minh là bám chặt vào cái ác gọi là vô minh, bởi vì bám chặt vào ác nên cứ trượt hoài trong những miền tư tưởng sai, để gây đau khổ cho mình và tạo khổ cho muôn loài. Các bạn thấy không đó gọi là tà kiến, còn trí tuệ vô minh và trí tuệ, trí tuệ là ở trong mầm mống thiện chúng ta tạo ra do chánh kiến, do có cái nhìn đúng, từ đó ta có trí tuệ. Vô minh là những tư tưởng suy nghĩ lầm lạc đắm chìm trong mầm mống ác. Trí tuệ là những suy nghĩ và tư tưởng được khởi lên từ những mầm mống thiện. Đúng như nhân quả chư Phật dạy, vô minh là ác, trí tuệ là thiện. Mỗi khi các bạn gây đau khổ cho nhau về những phương diện này hay phương diện kia, trái biệt về tư tưởng suy nghĩ và sự độc tài của những suy nghĩ của riêng mình. Cấm đoán, bắt bẻ, tranh chấp đủ mọi mặt thì chúng ta đang bám víu vào trong điều ác, mầm mống ác, chúng ta đang tự nhốt mình vào trong vô minh. Trí tuệ là người luôn luôn gieo mầm mống thiện, thiện là làm sao mang lại hạnh phúc cho người yêu thương của chúng ta. Vô minh là luôn tạo khổ cho người chúng ta yêu thương bởi vì chúng ta có tư tưởng độc tài, chỉ muốn tư tưởng của mình, suy nghĩ của mình, hành động của mình, đứng ở trên cao tất cả mọi người khác trong gia đình phải theo chúng ta. Trí tuệ là người như ngài Đại Hạnh Phổ Hiền dạy Hằng Thuận chúng sanh. Bởi chúng ta yêu thương họ hết lòng, chúng ta yêu thương họ bằng cả trái tim, bằng cả cuộc đời hi sinh cho cuộc đời ta yêu thương thì chúng ta phải biết Hằng Thuận trong tình yêu thương đó. Ngài Bồ Tát Phổ Hiền dạy, Hằng Thuận chúng sanh, hằng thuận chúng sanh không phải là những người yêu thương trong gia đình như vợ chồng làm sai, ta cứ thuận theo để làm sai, mà hằng thuận trong pháp thiện nếu như vợ hoặc chồng, con cái, cha mẹ có được những căn duyên có được những niềm vui khởi lên từ tâm thiện, chúng ta là vợ, chúng ta là chồng, là cha mẹ hoặc con cái, chúng ta phải làm sao hòa thuận vào với niềm vui pháp thiện của vợ chồng, cha mẹ, con cái để tăng trưởng tinh thần đó phát triển nó, để kiến lập được một sự hạnh phúc cho họ lan tỏa cho mình. Đó gọi là người có trí tuệ, người vô minh là người khi gặp thấy người thân trong gia đình có phúc duyên hoặc có nhân duyên làm những điều thiện những điều lành chúng ta ngăn cản, cản trở họ, là bởi vì ở trong đó ta có một cái chấp nằm ở trong tâm ta không nhìn rõ được. Ở trong cuộc đời hầu hết chúng ta là con Phật nhưng chúng ta không nhận mình là con Phật chúng ta lại ghép mình là con của tề thiên đại thánh, con sinh ra từ những tảng đá, cống cao ngã mạn, chúng ta đã coi truyện tề thiên, tề thiên cống cao ngã mạn tới cỡ nào? Phá Trời phá Đất gặp ai cũng phá, nếu không có Ngài Quan Âm Bồ Tát hóa độ thì Tề Thiên Đại Thánh thật là ngông cuồng chẳng thể tới đâu. Trong cuộc đời chúng ta cũng có mầm mống của Tề Thiên Đại Thánh, của một con khỉ quậy Trời phá Đất.
Nếu không có tình thương của chư Phật, nếu không tiếp được tha lực Phật điển từ bi từ Phật thì chắc có lẽ chúng ta sẽ luôn sống trong vô minh và chẳng khi nào kiến lập cho mình nguồn hạnh phúc để sống bình an và lan tỏa tới những người mình yêu thương. Vô minh hầu hết tới từ tâm dính chấp vào ác, hiểu lầm hiểu sai và đặc biệt hơn chính là do ngã của chúng ta. Bản ngã của chúng ta đã kéo chúng ta vào màn vô minh để bám chặt mầm mống ác. Ác ở đây có nghĩa chúng ta luôn tạo khổ cho người khác bởi vì chúng ta luôn tôn trọng bản thân. Chúng ta tự hào về bản thân quá đáng đưa đến sự tự cao. Con người luôn luôn tự hào về bản thân của mình nhiều rồi từ đó tự hào đến màu da đến dân tộc của chúng ta. Luôn luôn tự hào, niềm tự hào kiêu hãnh đó đã đẩy chúng ta vào cuộc sông vô minh và luôn luôn bắt người khác phải theo ý mình, chúng ta phải học theo hạnh của Ngài Phổ Hiền là hằng thuận chúng sanh. Trong gia đình giữa vợ chồng giữa con cái, giữa cha mẹ, chúng ta phải nhìn thấy những điều tốt đẹp của nhau và vì yêu thương nhau chúng ta phải xiển dương, phải nâng đỡ phải hỗ trợ để cho những người ta yêu làm được những điều họ mong muốn, đúng như pháp thiện của chư Phật dạy. Và chính vì chúng ta hằng thuận và hỗ trợ đó cũng là một cách bố thí, đó là một hạnh bố thí và hạnh cúng dường đi với nhau. Bố thí là chúng ta bố thí tâm lực, trí lực, tình yêu thương cho người thương yêu của mình hành pháp thiện đó. Đó là hạnh bố thí, các bạn nhớ rất quan trọng mà cũng là hạnh cúng dường bởi vì người yêu thương chúng ta cũng là vị Phật tương lai, chúng ta cúng dường tâm lực, trí lực, tình yêu thương để cho người bạn của chúng ta để cho người vợ, người chồng, người cha mẹ, con cái của chúng thực hành được pháp thiện, thì họ sẽ viên thành đạo quả trong tương lai, họ là Phật trong tương lai mà. Chúng ta giúp đỡ họ, chúng ta làm tất cả vì họ tức là chúng cúng dường một vị Phật tương lai. Chúng ta đang tự tạo phước báu và khơi nguồn hạnh phúc trong ta trỗi dậy thì khổ đau đâu có còn.
Nói cho rõ hơn mầm mống khổ đau tới từ vô minh bởi gì, bởi tự cao, bởi cống cao ngã mạn, bởi cái tôi của chúng ta. Mầm mống khổ đau tới từ vô minh lầm chấp trong cái tôi, bản ngã của chính mình, từ đó mà biết bao nhiêu những điều mà ta tạo ra ta chẳng khi nào ta nghĩ tới là gây khổ đau phiền não cho người chúng ta yêu thương, mà chúng ta lại mượn cớ ta quan tâm và yêu thương nhưng thực sự ta chẳng yêu thương và chẳng quan tâm. Nếu quan tâm và yêu thương ta không bao giờ làm cho họ khổ, ta không bao giờ làm cho họ cảm thấy khó chịu và phiền não mà chúng ta hằng thuận, chúng ta tìm hiểu người yêu thương của chúng ta, cha mẹ, hay vợ chồng, con cái đang làm chuyện gì đó có đúng với pháp thiện của Như Lai không? Đúng rồi ta phải luôn luôn xiển dương, ta luôn ủng hộ ta luôn hồi hướng, ta luôn cầu nguyện ta luôn ở đó để tiếp sức cho họ viên thành điều họ mong muốn đúng như lời Đức Phật dạy pháp thiện là con người đang nuôi dưỡng và trưởng dưỡng họ trong trí tuệ của Phật dạy. Còn pháp ác là con người đang nuôi dưỡng và đẩy mình vào vô minh bởi tự ngã, bởi cái tôi.
Các bạn thân mến, bạn đã hiểu được và Bảo Thành cũng hiểu được vô minh là mầm mống của khổ đau, cái tôi bám chặt vào cái ác, bản ngã dính mắc vào cái ác, trượt vào trong vô minh, tạo ra hằng hà sa số những mầm mống khổ đau. Từ đó chúng ta suốt cuộc đời luôn bị khổ đau và phiền não. Phật tử tại gia chúng ta, chúng ta cần phải chú ý phần này. Trong gia đình hằng ngày có sự tương tác lẫn vợ chồng, con cái, gia đình, xã hội, cha mẹ quan trọng nhất vẫn là ở trong gia đình của chúng ta. Để đối xử với nhau như tình nghĩa vợ chồng giữa tình nghĩa sinh thành của cha mẹ, của ông bà và con cái của chúng ta, thì chúng ta luôn luôn phải thực hiện theo Ngài Bồ Tát Phổ Hiền dạy, hằng thuận chúng sanh, mà thuận theo pháp thiện nghe các bạn. Nếu các bạn mà thuận theo pháp ác, các bạn vô minh. Các bạn thuận theo pháp thiện các bạn là người có trí tuệ. Vô minh là dính liền với những điều ác gây ra đau khổ phiền não, đó gọi là vô minh và hầu hết những người bám vào điều đó trượt trong vô minh là những người tự cao tự đại, là những người đề cao cái tôi của mình, bản ngã của mình. Không lẽ ở trên đời này chúng ta lại bị như Tề Thiên Đại Thánh, để cho Quan Âm tròng vào vòng kim cô, để xiết vào thật đau đớn khi ta làm sai. Không cần, bởi chư Phật đã dạy luật nhân quả là vòng kim cô, khi các bạn vô minh, dính vào mầm ác bởi cái tôi, thì nhân ác đó làm đau đớn thân xác phiền não cho chính bản thân của bạn. Đó là vòng kim cô không ai thoát được, không ai cứu được, bởi chính ta đã tự đặt vòng kim cô nhân quả ác đó trên đầu của mình.
Các bạn thân mến, chúng ta lựa chọn đặt vòng kim cô từ sự vô minh trong mầm mống ác bởi cái tôi của mình lên trên đầu, để xiết chặt làm ta đau đớn khổ đau, hay các bạn lựa chọn đặt một vòng hào quang của chư Phật từ trong trí tuệ hành pháp thiện? Các bạn có 2 vòng: một là vòng kim cô của vô minh mầm mống ác bởi cái tôi, 2 là vòng hào quang bởi trí tuệ nhìn rõ và hành pháp thiện. Các bạn thân mến, hãy để người yêu thương của mình, hãy để cho vợ mình, hãy để cho chồng mình, hãy để cho cha mẹ con cái của mình tự đặt trên đầu của họ một vòng hào quang trong trí tuệ thấu hiểu được pháp thiện mà họ đang hành. Chúng ta đừng hiện thân như một vị Bồ Tát Quan Âm đặt trên đầu của họ một vòng kim cô của vô minh mầm mống ác, bởi cái tôi và bản ngã của mình. Trong ngày hôm nay, nói cho gọn, nói thật dễ hiểu để cho chúng ta thấu được kẻ vô minh là kẻ tự cao, tự đại, kẻ sống với bản ngã riêng của mình, độc tôn trí tôn với cái ngã tướng của mình, và muốn kìm chế tất cả mọi người, đó là những người đang bám sâu vào mầm mống ác. Kẻ đó đang tự đặt một vòng kim cô trên đầu, xiết dần, xiết dần, họ sẽ đau đớn khổ đau, chẳng có hạnh phúc, phiền não hại đến sức khỏe. Còn người trí là người có trí tuệ nhìn thông được pháp ác, từ bỏ chẳng đặt vòng kim cô trên đầu mình, nhìn rõ được pháp thiện, gieo mầm pháp thiện để có được hạnh phúc. Họ đã khôn ngoan, họ đã sống quên bản ngã, dẹp bỏ tôi. Họ đã dấn thân và chư Phật đã đặt trên đầu trên đầu của họ một vòng hào quang trí tuệ của pháp thiện. Thấy được điều đó chúng ta phải tôn trọng, chúng ta phải bố trí thời gian trí lực và tinh thần hỗ trợ cho họ, chúng ta phải cúng dường cho họ bởi trên đầu có hào quang của pháp thiện, có trí tuệ, họ là một vị Phật tương lai.
Các bạn nhớ thấy Phật ở đâu, thấy Phật ngay trong gia đình, thấy Phật ngay trong đời sống của vợ, thấy Phật ngay trong đời sống của chồng, thấy Phật ngay trong đời sống của cha mẹ và con cái, thấy Phật ngay trong hào quang pháp thiện do trí tuệ, do trí tuệ của họ đã soi dẫn, để họ hành được pháp thiện trong đời thiện, trong đời sống mà phát quang trên đỉnh đầu do đức Phật trao tặng cho họ. Đừng tự lừa dối mình trong cái tôi bản ngã để cắm đầu đi vào trong vô minh gieo mầm ác. Đó là mầm mống khổ đau, vô minh tự cao mầm ác là khổ đau đang tới. Khi chúng ta tự cao, tự đại là chúng ta đã vùi đầu trong vô minh và gieo thật nhiều mầm mống ác để tạo ra khổ đau cho ta và rồi từ đó ta lại còn bắt người khác chịu khổ đau của ta nữa. Không nên làm như vậy. Hãy dừng lại để chúng biết sống đúng với chánh pháp của Như Lai. Và các bạn nhớ, hãy đặt lên đầu của nhau, vòng hào quang trí tuệ của pháp thiện. Chúng ta là người con của Phật hiện tại, mà là một vị Phật tương lai. Hãy sống đúng với phẩm hạnh của mình.
Mời các bạn đặt bàn tay trí tuệ bàn tay phải vào lòng bàn tay trái từ bi. Chúng ta cùng an nhiếp vào 7 biến vi diệu âm mật chú Mu A Mu Sa, để chúng ta đón nhận Phật điển có trí tuệ, thắp sáng đuốc tuệ nhìn rõ mọi mầm mống ác, khổ đau tự trong vô minh.
Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực thắp sáng trí tuệ để chúng con nhìn rõ mầm mống khổ đau ở trong vô minh. Hít vào bằng mũi phìn bụng, thở từ từ hóp bụng vào trì mật chú.
Mu A Mu Sa (7 biến)
Mô Phật, Bảo Thành và các bạn đón nhận được thật nhiều tha lực từ trường yêu thương của chư Phật vào trong trong tâm thức của chúng ta. Các bạn thân mến, mật chú Mu A Mu Sa là gì? Mu A Mu Sa có nghĩa là chúng ta nguyện cùng với mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển năng lượng từ bi xuống cho muôn loài chúng sanh. Khi chúng ta trì tụng mật chú Mu A Mu Sa nhiếp tâm tánh thấy biết, vào trong hơi thở chánh niệm chúng ta, liền được chư Phật ban rải thật nhiều tha lực Phật điển từ trường yêu thương năng lượng từ bi xuống thân tâm của chúng ta và khi đó, mỗi người chúng ta đều cảm nhận được năng lượng đó, từ trường đó, gắn kết liên tục và tiếp dẫn vào trong thân tâm của chúng ta. Đây là sự thật ai tu Thất Bảo Huyền Môn đều cảm nhận được điều này. Chúng ta lấy hơi thở chánh niệm để an trú tánh thấy biết trong chánh pháp của Như Lai. Chúng ta lấy mật chú Mu A Mu Sa để tiếp Phật điển vào trong thân tâm, thắp sáng trí tuệ của chúng ta, thanh tẩy những ô uế, ô nhiễm, uế trược, năng lượng bất tịnh ở trong thân tâm của chúng ta và làm cho thân tâm của ta được khỏe, tâm ta trong sáng, sống hài hòa, sống yêu thương, sống với pháp thiện, sống đúng là người có trí tuệ, hiểu thấu được mầm mống hạnh phúc tới từ đâu? Từ pháp thiện, ta là người có trí tuệ và từ đó chúng ta thắp sáng đảnh đầu bằng mùi vị của chư Phật, bằng hào quang của trí tuệ viên mãn chứ không tròng trên đầu vòng kim cô của vô minh, của tự cao, của tự tôn, của những điều ác, chúng ta tạo ra ở trong đời. Nhân quả của Phật dạy, chỉ có ác và thiện. Ác là vô minh, tự cao, tự đại, thiện là trí tuệ là người có trí tuệ biết nhìn rõ đường mang hạnh phúc tới cho bản thân và tới cho muôn người. Trong mỗi gia đình của chúng ta, nếu chúng ta làm được điều này, thắp sáng trí tuệ bằng pháp thiện tu hành thì nhất định hào quang của chư Phật sẽ chiếu tỏa trên đảnh đầu của mỗi người yêu thương, gia đình đó nhất định sẽ hạnh phúc, bởi ai cũng sẵn sàng dấn thân cho nhau, ai cũng hằng thuận đối với nhau và ai cũng sống vì nhau mà quên mình. Và nếu như chúng ta không hành pháp thiện, không sống trong trí tuệ mà đắm chìm trong vô minh, sống với bản ngã tự cao, tự đại, độc tôn của mình thì chúng ta đang đắm chìm trong pháp ác, tròng lên đầu của mình vòng sắt kim cô, siết chặt vào, và ta tự làm cho bản thân cuộc đời đau đớn bất hạnh. Các bạn, sự lựa chọn thật là rõ. Đức Phật tới không bắt ta phải theo Ngài làm pháp thiện hay đi vào trong đường ác của mình. Nhưng Ngài chỉ rõ giữa ác và thiện, ác của vô minh, của tự cao, tự đại. Cái thiện là trí tuệ thắp sáng cuộc sống mang lại sự yêu thương cho muôn người. Chúng ta chọn lựa chỗ nào đây. Các bạn đã nghe rồi, các bạn đều là những người có kiến thức, các bạn đều là những người có sự hiểu biết rõ ở trong đời giữa ác và thiện, giữa đau khổ và hạnh phúc. Các bạn thân mến chúng ta muốn gì? Chúng ta phải chọn cho mình một hướng đi thật sự. Nếu chúng ta yêu thương, chúng ta phải chọn đúng phương thức, nếu chúng ta yêu thương, thì chúng ta phải chọn đúng phương pháp. Nếu chúng ta yêu thương gia đình của mình thật sự, yêu thương cha mẹ ông bà, vợ chồng con cái, gia đình của chúng ta, chúng ta phải là người trí thắp sáng hào quang trên đỉnh đầu bằng pháp thiện. Đừng là kẻ tự cao tự đại, vô minh, làm những pháp ác, tạo ra chướng ngại đau khổ cho người chúng ta yêu thương. Hôm nay chúng ta đã hiểu rõ mầm mống của khổ đau, giữa một ngôn từ bình dân dễ hiểu và một cách hành đạo để chúng ta thoát khỏi vô minh, có trí tuệ, thắp sáng hào quang trên đỉnh đầu chứ không tròng vòng kim cô trên đó. Chúng ta là những con người không cần thiết phải khoác lên những ngôn sắc, những màu sắc của ngôn ngữ mặc định trong những ý tưởng cao siêu, mà chúng ta hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu được sự thật của chân lí trí tuệ là thiện, và cứ hành theo hướng đó để chúng ta sẽ là người luôn luôn tràn đầy hạnh phúc. Hạnh phúc là bởi vì có sức khỏe của thân. Hạnh phúc là bởi vì có sự trong sáng của tinh thần và tâm linh. Một tinh thần trong sáng, không thể nằm ở trong một thân xác bệnh hoạn, do đó pháp tu này không những làm cho tinh thần tâm linh tinh thần trong sáng, tâm linh có trí tuệ mà thân xác này cũng khỏe mạnh, một pháp tu đồng bộ, giúp cho thân tâm cùng hưởng được sự lợi lạc, hãy cùng nhau trỗi dậy từ trong vô minh bước ra ngoài, từ bỏ pháp ác, dẹp bỏ tự cao độc tôn, sống một cách khiêm tốn, khiêm cung và sống trong tình yêu thương, khai triển trí bằng những pháp thiện, thắp sáng đuốc tuệ trên đảnh đầu, tỏa hào quang để chúng ta lan tỏa hơi ấm trong gia đình. Hạnh phúc trong gia đình nơi cha mẹ, nơi vợ chồng, nơi con cái, nơi gia đình luôn luôn có tiếng cười, nơi gia đình luôn luôn có những lời ái ngữ, những hành động yêu thương san sẻ chăm sóc yêu thương nhau mãi cho đến cuối cuộc đời.
Chúng ta hãy đặt bàn tay trí tuệ vào lòng bàn tay từ bi hãy dùng trí tuệ và từ bi quán chiếu 7 biến vi diệu âm Mu A Mu Sa, để chúng ta nguyện xin chư Phật ban rải thật nhiều tha lực Phật điển để chúng ta sống với trí tuệ pháp thiện của Đức Phật đã khai thị cho chúng ta. Mời các bạn
Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực thắp sáng đuốc tuệ để chúng con thấy được mầm mống khổ đau, khởi dậy từ trong vô minh. Hít vào bằng mũi phìn bụng, thở từ từ hóp bụng vào trì mật chú.
Mu A Mu Sa (7 biến)
Mô Phật! các bạn thân mến, chúng ta vừa viên thành 21 biến vi diệu âm chánh niệm Mu A Mu Sa. Chúng ta cùng nhau đồng tu, có sự cộng hưởng, tiếp được thật nhiều tha lực Phật điển từ trường yêu thương vào trong thân tâm của chúng ta, để từ đó chúng ta nuôi dưỡng trí tuệ trong pháp thiện, thấy rõ được những pháp ác mà từ bỏ, để thoát khỏi vô minh. Chúng ta thắp sáng trên đảnh đầu hào quang của pháp thiện, trí tuệ. Chúng ta soi đường dẫn lối cho tất cả những người chúng ta yêu thương trong gia đình, trên có cha mẹ, ông bà, dưới có vợ chồng con cái. Các bạn hãy tu tại gia đình như câu nói ông bà mình thường dạy, thứ nhất là tu tại gia, tại gia chúng ta hãy tu, tu là có trí tuệ, trí tuệ là người sống và hành theo pháp thiện. Là người có trí tuệ, người đó luôn biết quên mình, hiến dâng cả cuộc đời cho người mình yêu thương. Vô minh là kẻ tự cao tự đại, độc tôn tư tưởng của mình, luôn luôn làm những sự chướng ngại gây đau khổ, đó gọi là pháp ác. Chúng ta có lựa chọn, nếu sống trong một gia đình, chúng ta hãy sống với tình yêu thương, sống với trí tuệ, sống với pháp thiện, sống để hiến dâng, sống để cho đi, sống để hi sinh, để tận hiến cả cuộc đời cho người mình yêu thương. Đó là cha mẹ, những bậc tôn kính sinh ta ra trong cuộc đời này, đó là vợ chồng, những người đã từ bỏ gia đình, từ bỏ cha mẹ để tới sống với chúng ta suốt cả cuộc đời. Đó là con cái chúng ta sinh ra, cả ba thế hệ trong một gia đình cần phải viên mãn trong trí tuệ của pháp thiện. Hãy đặt vòng hào quang trí tuệ lên đảnh đầu của những người chúng ta yêu thương. Đừng tự cao tự đại độc tôn sống trong vô minh và tạo nghiệp ác để đặt lên đầu của những người ta yêu thương vòng kim cô siết mãi gây ra đau khổ. Hãy sống trong trí tuệ, cảm ơn tất cả các bạn đã đồng tu ngày hôm nay.
Mời các bạn chấp tay vào để chúng ta hồi hướng công đức ngày hôm nay.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Mu A Mu Sa.
Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển năng lượng từ bi tới muôn loài chúng sanh. Để thắp sáng đuốt tuệ cho mọi loài từ bỏ nghiệp ác, thoát khỏi vô minh, gieo mầm pháp thiện sống trong trí tuệ và hào quang. Công đức tu ngày hôm nay có tạo được, chúng con thành tâm hồi hướng cho các nguyên thủ các quốc gia cũng hiểu được mầm mống của khổ đau từ trong vô minh, để thắp sáng đuốc tuệ làm pháp thiện, ngồi xuống và thành lập được những chính sách tạo ra nền hòa bình vững bền cho thế giới. Hồi hướng tới các khoa học gia ngành y ngành dược để họ chế tạo ra vắc xin và thuốc chữa bệnh ôn dịch, hồi hướng cho các bác sĩ y tá, y sĩ, nhân viên, cứu trợ có được trí tuệ thoát khỏi khổ đau, mang tình yêu thương che chở chữa lành bệnh tật, chúng con hồi hướng tới những người con đang bạo loạn thoát khỏi khổ đau có trí tuệ, để họ biết hiểu và sống với tinh thần đại đoàn kết, bình đẳng đối xử với nhau và có những cuộc đối thoại tạo thành một nền hòa bình vững chắc trong tình thương và không phân biệt. Nguyện hồi hướng tới các hương linh đã mất trong những ngày qua vì những cuộc bạo loạn được siêu sanh tịnh độ. Chúng con thành tâm xin mười phương chư Phật từ bi chứng minh.