Bài giảng
Tất cả mọi người nên nhớ vạn vật đều sống bởi năng lượng. Năng lượng tốt sẽ giúp đời sống tốt, năng lượng Thiện sẽ giúp ta tăng trưởng Tánh Thiện. Không có một loài, một vật nào không tồn tại dưới dạng năng lượng. Bất cứ một vật nào trong vũ trụ nào đều tồn tại dưới những dạng năng lượng. Năng lượng thô và năng lượng vi tế, năng lượng siêu thế, năng lượng của lòng từ bi mười phương Chư Phật là năng lượng siêu thế của những Bậc Giác Ngộ. Chỉ có năng lượng siêu thế đại Từ đại Bi mới có đủ lực để giúp mọi người chúng ta sống đời sống an lạc.
Đề mục hôm nay Thầy muốn nói tới tất cả mọi người để chúng ta tư duy rộng rãi đối với Pháp môn Thiền Mật Tông Thất Bảo Huyền Môn, Mu A Mu Sa. Đây là một Pháp môn được khế hợp hài hòa giữa giáo lý của Chư Phật truyền dạy cho chúng sanh, giáo lý tin sâu vào ba ngôi Tam Bảo Phật Pháp Tăng, giáo lý tin sâu vào Luật Nhân Quả và lời dạy giữ Năm Giới, hành Pháp Thiện. Khi chúng ta thực hành Pháp môn này là Pháp môn Niệm Phật Pháp Tăng, Niệm Nhân Quả, Niệm Giới, Niệm Thiện, Niệm đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả cùng bốn chữ Mu A Mu Sa có bốn âm như vậy trong một câu Mật chú có đầy đủ các Niệm vi tế, siêu tế để mỗi người chúng ta tiếp được năng lượng vi diệu. Trong các dạng năng lượng chỉ có dạng năng lượng đại Từ, đại Bi, đại Hỷ, đại Xả của các Bậc Giác Ngộ là Chư Phật mười phương mới là dạng năng lượng vi tế, siêu thế, tốt đẹp nhất.
Nếu mỗi người chúng ta khi thực tập Pháp môn này mà lòng đã tin sâu vào ba ngôi Tam Bảo, Nhân Quả, tâm đã giữ Năm Giới và hành Thiện, chắc chắn mọi người chúng ta sẽ làm chủ được sự tái sanh của mình. Khi ta làm chủ được tái sanh của mình với sự tin sâu vào Tam Bảo như khi ta được thọ Tam Quy Y. quy y Phật sẽ không đoạ vào Địa Ngục, quy y Pháp sẽ không đọa vào Ngạ Quỷ, quy y Tăng sẽ không đoạ vào làm Súc Sanh, cộng thêm tin sâu vào Nhân Quả, nhân Ác, nhân Thiện để buông bỏ hoàn toàn nhân Ác, miên mật thực hành nhân Thiện, giữ Năm Giới, hành Pháp Thiện và tu Thiền Mật Tông, Thất Bảo Huyền Môn gắn kết với năng lượng siêu thế từ bi của Chư Phật thì chắc chắn mỗi người chúng ta đang thực tập để làm chủ sự tái sanh của mình.
Đề mục hôm nay là đề mục Làm Chủ Tái Sanh. Đây là sự khẳng định chắc chắn từ giáo lý, từ lời dạy của Đức Thế Tôn, từ tất cả các Bậc Tổ đã thực tập Pháp môn này và làm chủ được tái sanh của họ. Nay, mỗi người chúng ta nếu thực hành miên mật, chúng ta sẽ làm chủ được tái sanh của mình. Chúng ta tái sanh là vì Nghiệp lực. Nghiệp lực tạo ra từ Nhân Quả Ác và Thiện, nếu ta tin sâu vào Nhân Quả Ác Thiện để bỏ Ác, hành Thiện thì ta đã đặt một tay lên làm chủ tái sanh của chính mình. Nếu ta tin vào Phật và quy y theo Phật thì ta đã đặt tay làm chủ sự tái sanh của mình, nghĩa là ta sẽ không bao giờ tái sanh vào Địa Ngục, ta quy y theo Pháp, tin tưởng sâu vào Pháp của nhà Phật, của Đức Phật dạy, ta sẽ không đoạ vào Ngạ Quỷ, không tái sanh vào Ngạ Quỷ và ta quy y Tăng, tin sâu vào sự hòa hợp của Tăng, sự sống hòa hợp của Chư Tăng, Ni, ta sẽ không bao giờ đoạ làm Súc Sanh. Như vậy, chỉ tin vào Phật Pháp Tăng và quy y theo Phật Pháp Tăng, ta đã không đọa vào ba cảnh của Lục Đạo Luân Hồi: Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh. Ta lại tin vào Nhân Quả, không làm quả Ác, chỉ làm quả Thiện, nhân Thiện tăng quả Thiện, phước báu của ta sẽ vươn lên, ta giữ Năm Giới và hành Mười Pháp Thiện. Ta đã tin vào Phật dạy, nếu ai hành Mười Pháp Thiện, chết liền sanh vào cảnh giới của Chư Thiên. Không đoạ vào ba cảnh Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh bởi tin sâu vào quy y theo Phật Phật Pháp Tăng, tin sâu vào Nhân Quả, chỉ hành Pháp Thiện, giữ Năm Giới, hành Thập Thiện. Khi tái sanh đã về cảnh giới của Chư Thiên rồi, chúng ta không sanh vào, không đoạ vào những cảnh giới đau khổ khác.
Nếu chúng ta miên mật thực hành đúng như sự hướng dẫn của Thiền Mật Tông Thất Bảo Huyền Môn, chắc chắn mỗi một người chúng ta, mỗi một hành giả chúng ta, mỗi một chúng sanh có nhân duyên tu tập Pháp môn Thiền Mật Tông Thất Bảo Huyền Môn, Mật chú Mu A Mu Sa sẽ làm chủ được sự tái sanh của chính mình. Tái sanh về đâu, chắc chắn mỗi người chúng ta sẽ làm chủ được sự tái sanh đó và ta sẽ làm chủ sự tái sanh đó có nghĩa là ta sẽ tái sanh về cảnh giới an lạc, tịch tĩnh, nếu không nói là có thể đi tới cảnh giới Tịnh Độ của của Di Đà. Nếu ta miên mật hơn, tốt đẹp hơn thì ta cũng có thể tái sanh về cảnh lành thiện của Chư Thiên. Còn hơn thế nữa thì chúng ta sẽ tái sanh vào cảnh tịch tĩnh, không còn não phiền, tràn đầy sự hỷ lạc trong Pháp duyệt của Thiền Mật Tông Thất Bảo Huyền Môn.
Khi ta đã làm chủ được Nhân Quả, khi ta đã làm chủ được thân của mình bằng giữ Giới, khi ta đã làm chủ được các hành đều trong Pháp Thiện, ta sẽ làm chủ được sự tái sanh của mình. Khi ta làm chủ được tái sanh bởi sự thực hiện Thiền Mật Tông Thất Bảo Huyền Môn, mật chú Mu A Mu Sa, lòng của ta, tâm của ta, thân của ta sẽ luôn tràn đầy năng lượng siêu thế, đại từ đại bi của Chư Phật và năng lượng siêu thế từ bi của mười phương Chư Phật này sẽ tưới tẩm vào thân của ta để hoàn toàn đoạn diệt được tất cả những niềm đau do thân bệnh tạo ra bởi Nghiệp chướng. Khi năng lượng siêu thế, đại từ đại bi của mười phương Chư Phật tràn đầy vào trong tâm của ta thì tâm của ta sẽ đoạn diệt được tất cả những nỗi khổ do Tâm Bất Thiện từ vô thủy vô chung, nhiều đời, nhiều kiếp ta đã tạo ra. Khi tâm đoạn diệt được cái khổ của Tâm nghiệp, khi thân đoạn diệt được cái khổ do Thân nghiệp tạo ra, ta sẽ làm chủ được tất cả sự tái sanh của mình và ta làm chủ để dẫn Thần thức của mình tái sanh về cảnh Thiện.
Như vậy, mỗi khắc, mỗi giây, mỗi một sát na trong đời sống của chúng sanh khi có đủ nhân duyên tin sâu và quy y Phật Pháp Tăng Tam Bảo, tin vào Nhân Quả, giữ được Năm Giới và hành Pháp Thiện sẽ tràn đầy niềm hỷ lạc trong Pháp duyệt Thiền Mật Tông Thất Bảo Huyền Môn. Đời sống của họ luôn hạnh phúc, họ làm chủ được Nhân Quả, họ làm chủ được sự tái sanh, họ sẽ làm chủ được sự hỷ lạc và từ đó, mỗi khắc, mỗi giây, mỗi hơi thở trong Chánh Niệm của vị hành giả đó, của chúng sanh đó sẽ tràn đầy năng lượng, năng lượng hạnh phúc và năng lượng yêu thương. Lấy cái năng lượng siêu thế từ bi của Phật để tiếp tục nuôi dưỡng. Nuôi dưỡng tâm cho an lành, nuôi dưỡng tình yêu thương và nuôi dưỡng sự khoan dung, độ lượng, san sẻ, không phải chỉ cho ta mà cho tất cả mọi chúng sanh đều viên mãn trong đời sống an lạc từ thân đến tâm và khi ta hồi hướng công hạnh tu tập Thiền Mật Tông Thất Bảo Huyền Môn cho muôn người thì muôn người đều có thể tăng trưởng Pháp Thiện, tăng trưởng niềm tin và thắp sáng niềm tin sâu vào Tam Bảo, Nhân Quả để họ miên mật, chuyên cần giữ được Năm Giới nhà Phật, để dần dần họ được tỏ lộ Ánh Minh của Chư Phật, giác ngộ con đường tu, làm chủ được Nhân Quả như ta, làm chủ được sự tái sanh của họ như ta.
Rất quan trọng là mỗi người chúng ta tu tập để làm chủ được Nhân Quả, làm chủ được Pháp Thiện và chính vì làm chủ được Nhân Quả, Pháp Thiện và giữ Giới, luôn luôn nuôi dưỡng thân, tâm bằng năng lượng siêu thế từ bi của Chư Phật qua Mật chú Mu A Mu Sa, mà mỗi người chúng ta luôn tràn đầy hạnh phúc và có đủ Thiện lực, Định lực, Nguyện lực, Niệm lực và Tâm lực. Năm cái lực này, Nguyện lực, Niệm lực mình thấy đó, Tâm lực, Định lực, rồi ta còn có lực của trí tuệ gọi là Trí lực. Năm lực này sẽ chuyển hóa mọi Nghiệp lực và giúp ta ngừng hẳn những nhân Ác, những nhân bất thiện, những nhân của Tà Niệm, của Tà Tâm như một mảnh ruộng đã nhặt hết sỏi đá, gai góc, đã làm cho đất thuần thục và tưới tẩm nước, bón thêm phân, đã sẵn sàng cho hạt giống gieo vào để mọc lên. Khi ta tu tập như vậy thì mỗi người chúng ta đã chuẩn bị miền đất Tâm của mình, đã đủ, đã đầy, đã sẵn sàng để hạt giống Bồ Đề, chủng tử Thiện và Tâm Phật trỗi dậy trong cuộc đời trầm luân của kiếp người. Người ta nói: “Đời là bể khổ” nhưng lênh đênh trên bể khổ đó vẫn là một ốc đảo tự sáng bởi tâm người siêng năng tu tập Thiền Mật Tông Thất Bảo Huyền Môn, Mu A Mu Sa. Trầm luân trong bể khổ nhưng trong bể khổ mênh mông đó vẫn có một hòn đảo tự sáng bởi ánh minh của những con người tin sâu vào và quy y vào ba ngôi Tam Bảo, hiểu rõ và tin vào Nhân Quả, thực hành Năm Giới, hành thêm Pháp Thiện, tu Thiền Mật Tông Thất Bảo Huyền Môn, Mu A Mu Sa thì dù hòn đảo nhỏ bé mênh mông giữa bể khổ của cuộc đời kia cũng đủ sáng để dẫn đường cho muôn chúng sanh nương theo đó mà tới được bờ Giác Ngộ.
Chúng ta có thể nhìn trong cuộc sống ngày hôm nay, mặt trời gọi là lớn nhưng vẫn nhỏ đối với vũ trụ này. Thế nhưng, khi nó chiếu sáng thì biết bao nhiêu những hành tinh khác, nói nhỏ hơn nữa là trong hành tinh xanh của chúng ta, muôn loài, muôn vật và muôn thú đều nương nhờ vào ánh sáng của mặt trời mà sống, mà tồn tại, mà hiển lộ Tự Tánh của nó. Mặt trời Trí Tuệ của mỗi người tuy nhỏ nhưng bởi nương vào đại Hùng đại Lực, siêu thế từ bi của mười phương Chư Phật thì trong cái nhỏ của kiếp người, trong cái thật nhỏ của thân phận làm người, trong cái thật nhỏ của một con người tầm thường như Bảo Thành, như tất cả chúng ta sẽ bừng sáng đại Hùng đại Lực, siêu thế từ bi của Phật sẽ lan tỏa khắp vũ trụ mười phương Pháp giới, Tam Thiên, Đại Thiên thế giới. Nếu chúng ta có thể làm được điều đó, ta sẽ không sống trong tối tăm, muôn loài sẽ nương nhờ vào ánh sáng của tự thân, của Thân giáo. Có nghĩa là mỗi một con người sau khi đã hiểu thông giáo lý của Phật, tin vào ba ngôi Tam Bảo, Nhân Quả, giữ Năm Giới, hành Pháp Thiện, thực tập miên mật Thiền Thất Bảo Huyền Môn, Mu A Mu Sa, chúng ta đã tự sáng, đã tự hành Pháp hành nghĩa là mang lời giáo huấn của Phật hành miên mật để chứng đắc, để chứng ngộ và trong sự chứng đắc, chứng ngộ bởi nương nhờ Hùng Lực Từ Bi, siêu thế của Phật đó, mỗi người chúng ta là hóa thân của mười phương Chư Phật. Từ Phật Tánh đã vốn có sẵn trong kiếp người mà Phật khai thị, nay chúng ta nương nhờ vào đại Hùng đại Lực, siêu thế từ bi của Phật, tin sâu vào ba ngôi Tam Bảo, Nhân Quả, giữ Năm Giới, hành Thiện thì mỗi người chúng ta sẽ trở thành ứng hóa thân của mười phương Chư Phật, sống hiện diện trong cuộc đời này với tâm thật khiêm tốn của một kiếp người tràn đầy những nghiệp tối tăm từ vô lượng kiếp nhỏ bé, thật là nhỏ nhưng bởi vì Ánh Minh của Chư Phật qua năng lượng siêu thế từ bi của mười phương Chư Phật mà vô lượng kiếp qua trầm luân trong Vô Minh, nay được tỏ lộ ánh sáng để dẫn đường cho ta đi về miền Viên Giác, sự Giác Ngộ.
Làm chủ được tái sanh rất quan trọng. Cả nền Phật Giáo Tây Tạng, các Đấng tôn kính, Đạo Sư ở Tây Tạng như những vị Lạt Ma, những vị Rinpoche, cả cuộc đời công hạnh của họ tu cũng để làm chủ được sự tái sanh mà theo Nguyện hạnh tái sanh trở lại để độ chúng. Hạnh nguyện đó là Hạnh nguyện Bồ Tát. Chúng ta tái sanh do Nghiệp lực còn những vị đó tái sanh do Hạnh nguyện Bồ Tát. Nay, chúng ta có đầy đủ phước, duyên, đã tin sâu và quy y vào ba ngôi Tam Bảo Phật Pháp Tăng, Nhân Quả, giữ Năm Giới cấm của nhà Phật và hành Pháp Thiện, tạo được nhân duyên để tu học, đồng tu cùng nhau trên Pháp môn Thiền Mật Tông Thất Bảo Huyền Môn, Mu A Mu Sa là chúng ta đang dần dần làm chủ được sự tái sanh. Nếu không tái sanh làm Chư Thiên, nếu không tái sanh về với cảnh giới Tịnh Độ, Chư Phật A Di Đà thì chúng ta cũng sẽ theo Hạnh nguyện Bồ Tát để tái sanh trở thành người, tiếp tục với Tâm hạnh hiền lương, luôn tràn đầy năng lượng siêu thế từ bi của Phật để lan tỏa như những ánh sáng của Mặt trời Trí Tuệ tới những miền tăm tối, Vô Minh của nhân loại, của chúng sanh, để dẫn đường cho họ thấu rõ Nhân Quả mà tự thoát ra. Đó là đề mục, là ý nghĩa mà Thầy muốn mọi người hướng tâm tới. Thiền Mật Tông Thất Bảo Huyền Môn, mật chú Mu A Mu Sa, khẳng định thật rõ ai tu tập sẽ làm chủ được sự tái sanh của mình về những cảnh giới thiện lành, đó là sự chắc chắn bởi lời giáo truyền của Đức Phật qua những mật ngôn vi diệu Mu A Mu Sa, hãy cố gắng tinh tấn để học.
Không ai có thể cứu rỗi mình được. Đó là lời dạy của Đức Phật, Phật Tổ. Không ai có thể giải nghiệp của chính ta tạo ra được. Đó là lời dạy của Đức Phật. Khi ta có nhân duyên với Thiền Mật Tông Thất Bảo Huyền Môn, trì mật chú Mu A Mu Sa với những điều kiện cần có là tin sâu vào ba ngôi Tam Bảo, quy y vào ba ngôi Tam Bảo Phật Pháp Tăng, tin sâu và hiểu rõ vào Nhân Quả, giữ Năm Giới, hành Thiện, Thiền Mật Tông, Thất Bảo Huyền Môn, chắc chắn ta sẽ làm chủ được Nhân Quả của mình để đi về với sự tái sanh lành thiện mà ta mong muốn.
Nói đến sự tái sanh của kiếp sau, khi Thần thức được tái sanh có vẻ hơi xa lạ với cuộc sống của đời thường nhưng nói diệu lực siêu thế từ bi của Phật sẽ giúp cho mỗi con người của chúng ta tái sanh Tâm Bất Thiện thành Tâm Thiện thì thật lợi ích cho cuộc đời. Ai trong chúng ta cũng không hoàn hảo, ai trong chúng ta cũng nhiều lần lầm lỗi, tạo ra nghiệp, tạo ra tội bởi do lầm mê, chấp trược mà tâm bất thiện, tà tâm nó trượt mãi trong vô minh, nay hội đủ nhân duyên qua vô lượng kiếp trước đã tích lũy một phần phước báu để kiếp này ta tin sâu và quy y vào Phật Pháp Tăng, Nhân Quả, giữ Năm Giới và hành Thiện. Thực hành Pháp môn Thiền Mật Tông Thất Bảo Huyền Môn, ta đã bắt đầu đặt tay lên làm chủ sự tái sanh của mình, làm chủ sự tái sanh từ Bất Thiện thành Thiện, từ Tà Tâm thành Chánh Tâm, từ Tà Niệm thành Chánh Niệm, từ con người đắm chìm trong vô minh thành người tự tại thong dong dưới ánh sáng Trí Tuệ của Tự Tánh Phật trong ta và của bầu trời trí tuệ mười phương Chư Phật tỏa sáng trong mình.
Cái tái sanh đó ta sẽ nhìn rõ mỗi ngày khi ta thực tập Pháp môn này. Không những chỉ tái sanh từ sự Bất Thiện, từ những sự đau khổ thành hạnh phúc, không ưng ý thành ưng ý để tâm ta không còn quái ngại, không còn sợ hãi, tâm ta thong dong, tự tại, rong chơi trên mọi miền nghịch cảnh và chuyển biến mọi nghịch cảnh, những điều bất như ý thành những cái thuận, những điều như ý Thiện để mọi người được tái sanh ngay trong cuộc sống hiện tại bằng Tâm Thiện, bằng lòng từ bi, bằng năng lượng siêu thế từ bi của mười phương Chư Phật luôn dạt dào tràn đầy trong thân, tâm của ta mà ta dùng năng lượng từ bi siêu thế của Phật nuôi dưỡng Tánh Phật của ta, nuôi dưỡng lòng từ bi, nuôi dưỡng Tánh Thiện của ta để ta được tái sanh từ Bất Thiện thành Thiện, từ xấu thành tốt để mỗi giây, mỗi phút trong hơi thở Chánh Niệm, ta được tái sanh trở lại từng giây, phút, từng sát na trong cái hoại diệt của thế giới, của kiếp người trong vô minh. Dù thật ngắn ngủi và vô thường trong từng sát na nhưng trong từng sát na sinh diệt vô thường đó, ta đã lãnh nhận được, lĩnh hội được năng lượng từ bi siêu thế của Phật thì từng sát na vô thường nhỏ bé đó cũng tích trữ được năng lượng vi diệu và phước báu vô lượng để chuyển hóa, để tái sanh, để làm lại con người của ta hoàn thiện hơn trong Thiện Pháp, trong Chánh Pháp, trong Chánh Tâm, Chánh Kiến, Chánh Ngữ, Chánh Hành Động, Chánh Nghiệp, trong Bát Chánh Đạo, trong cuộc sống chân chính của người con Phật, sống, nói và hành được những lời Phật dạy.
Không mông lung rong ruổi chạy theo ôm ấp những huyền nghĩa thật cao, uyên thâm của văn tự loài người đặt ra để làm cho nhĩ căn mê mẩn bởi những văn tự. Dòng văn tự dù có hay tới đâu của một nhà thơ, của một nhà văn hay của một nhà triết học thì đó cũng chỉ là những ngôn chữ được đặt để, gán ghép một cách tạm bợ ý nghĩa để hài lòng chúng ta mà thôi. Nếu cứ ôm ấp cái ngôn ngữ đó, văn tự đó, dòng tư tưởng đó thì chúng ta cũng chẳng khác gì ôm ấp những vật thể về tinh thần mà ta chế tạo ra rồi đắm chìm trong vô minh của hỷ lạc của ngôn ngữ đó.
Ngôn ngữ là chuyển tải ý nghĩa, văn tự cũng chuyển tải ý nghĩa mà ngày nay sống trong sự đói khát của tinh thần bởi ít có ai có thể thực tập đưa đến sự Giác Ngộ tái sanh mà làm chủ tái sanh nên ta thường chạy theo những ngôn ngữ văn tự. Lên trên mạng Facebook, Twitter, Zalo đọc báo, chúng ta thấy những dòng văn tự viết êm tai, nhẹ nhàng, văn chương thông suốt, uyển chuyển, đẹp nên thơ, ta thấy cái chữ hay quá, đẹp quá thì ta vội vàng copy, vội vàng thu lượm vào để nuôi dưỡng cái ngôn ngữ đó như một sự chứng tỏ để khi nói, khi viết, khi in, khi gắn lên những nền trang mạng của chúng ta cho người khác đọc cho nhẹ nhàng, có chăng nó cũng chỉ là những tiếng sáo sáo rỗng ngôn ngữ trong cuộc đời. Nếu chúng ta miên mật bởi có phước báu tu Thiện Pháp từ vô lượng kiếp qua, nay tu được mà chứng được, tu chứng ngộ và chứng được luồng năng lượng siêu thế từ bi của Phật thì văn tự dù có bóng bẩy, dù có hay, dù có đúng cung bậc cảm xúc của chúng ta đi nữa thì nó cũng không đúng năng lực để làm chủ sự tái sanh. Nếu mỗi người chúng ta miệt mài đăng tải, miệt mài giáo truyền, lưu thông những tư tưởng rất người thì làm sao chúng ta có thể làm chủ được tái sanh bởi Pháp đó, cái văn tự hay của con người cũng chỉ là Pháp thế gian. Pháp chỉ làm cho con người thế gian này được vui cái vô thường sanh diệt, rồi lại trầm luân trong sanh diệt và đau khổ. Thay vào đó, chúng ta xiển dương Pháp xuất thế gian không sanh diệt, làm chủ được tái sanh của Phật. Có lẽ ngẫm nghĩ cho kỹ, làm việc cần và nên làm, hơn những việc khác, nếu chúng ta thấy được giá trị của làm chủ tái sanh trong Thiền Mật Tông Thất Bảo Huyền Môn, Mu A Mu Sa. Sao chúng ta cứ miệt mài thả Thần thức và cả Tâm huyết cuộc đời của mình bồng bềnh trên những văn tự, ngôn ngữ thi ca hoặc những điều ta ưa thích. Tất cả những sự ưa thích của thế gian không phải xấu, tất cả những sự ưa thích về văn tự, ngôn ngữ, chuyện triết lý, những nền triết học, kiến thức của dân gian không phải là không có dụng, đều là hữu dụng trong kiếp nhân sinh nhưng để làm chủ được sự tái sanh và hết khổ, ta phải tiếp nhận năng lượng siêu thế từ bi, ta phải hành Pháp xuất thế gian, Pháp siêu thế.
Mỗi người hãy cố gắng tư duy, suy nghĩ để làm chủ hơi thở trong Chánh Niệm, Thiền Mật Tông Thất Bảo Huyền Môn, Mu A Mu Sa để làm chủ được sự tái sanh của mình, tái sanh từ Tâm Bất Thiện thành Tâm Thiện, tái sanh từ trong những Tâm thức đau khổ thành Tâm thức an lành, tịch tĩnh, tái sanh từ Tà Pháp thành Chánh Pháp, từ Tà Kiến thành Chánh Kiến, tái sanh từ những mảnh đời rất tầm thường để trở thành những Bậc Thánh và trong vô lượng kiếp nữa ta sẽ trở thành Phật. Tu Phật phải thành Phật, tu Phật sẽ thành Phật. Phật ngày hôm nay trong Pháp hành bởi ta tu, Phật của ngày mai nơi Trí Tuệ viên mãn.
Các bạn và các đệ tử thân mến! Dù chỉ là sự quay lại cuốn video này nhưng bất cứ những ai, hành giả nào có nhân duyên được nhìn trở lại một lần hoặc nhiều lần thì trong những lần chúng ta nhìn lại video này và chúng ta bỏ qua tất cả mọi sự khác biệt, những Tâm Chướng Ngại, những sự chấp Ngã, chấp Pháp, chấp Tâm, chấp Tướng, khiêm tốn ngồi xuống hít thở và cùng theo dõi hơi thở Chánh Niệm, trì niệm mật chú Mu A Mu Sa này thì nhất định chúng ta sẽ lãnh nhận được năng lượng siêu thế từ bi của Chư Phật, và nhất định chúng ta sẽ làm chủ được sự tái sanh, Thần thức của mình về cảnh giới thiện lành.
Đây là một sự thật, thực chứng của các Chư Tổ đã hành theo Pháp môn này từ ngàn năm xưa và ngày nay theo sự thực chứng thì muôn người đã tìm được niềm hỷ lạc trong Pháp duyệt bởi đây là một Pháp môn đi theo đúng lời giáo truyền, mật truyền của Chư Phật với ba điều kiện thật rõ ràng, đúng theo chân lý của nhà Phật đó là phải tin sâu và quy y vào Tam Bảo Phật Pháp Tăng, tin một cách tuyệt đối vào Nhân Quả, giữ đúng Năm Giới và hành Mười Pháp Thiện để tạo nhân duyên tu Thiền Mật Tông Thất Bảo Huyền Môn. Nhất định ta làm chủ được sự tái sanh của mình và sẽ tái sanh vào cảnh thiện lành. Không những cho ta trong kiếp sau mà ngay trong hiện kiếp, ta sẽ tái sanh vào cảnh giới an lạc trong đời thường.
Vấn đáp
1. Tổng hợp câu hỏi
1. Khi con tu tập như vậy, Nguyện lực khi nào có đủ? Hoặc có khi nào một người đi vừa theo Nguyện lực, vừa theo Nghiệp lực không?
2. Con có giúp người khác bằng cách con cầm ngân hàng giấy tờ nhà đất của con để vay tiền dùm người khác, để họ có vốn làm ăn nhưng từ trước tới giờ, con giúp ở đâu là người ta bị đổ nợ và đi trốn nợ. Con phải gánh những khoản nợ đó thì con không biết đó là Nghiệp của con hay là Nghiệp của người đó và kiếp trước của con, con đã làm gì mà nó xảy ra những điều như vậy với con. Xin Thầy cho con biết ạ?
3. Tìm Phật trong ta nghĩa là gì? Làm sao để con làm sáng lên từ bên trong được ạ?
2. Giải đáp
Câu 01. Khi con tu tập như vậy, Nguyện lực khi nào có đủ? Hoặc có khi nào một người đi vừa theo Nguyện lực, vừa theo Nghiệp lực không?
Không ai vừa đi theo Nguyện lực, vừa theo Nghiệp lực hết. Chúng ta bị Nghiệp lực bởi là chúng sanh Ác nghiệp nhiều Thiện nghiệp ít nên bị Nghiệp lực đó kéo đi luân hồi. Chữ đó gọi là luân hồi, Nghiệp lực không dắt chúng ta đi tái sanh mà là luân hồi. Tái sanh có ý nghĩa là làm chủ còn luân hồi là bị bắt đi. Nguyện lực là theo Hạnh nguyện Bồ Tát hạnh, tu tập có phước báu và đầy đủ Trí lực Từ Bi để theo sự tái sanh mà vận hành độ chúng.
Cho nên, một là theo Nguyện lực tái sanh vào trong Lục Đạo Luân Hồi. Thầy ví dụ: “Ngài Bồ Tát Địa Tạng phát nguyện tái sanh trong cảnh Địa Ngục để độ chúng trong Địa Ngục”. Vì thế, trong sáu cảnh Lục Đạo Luân Hồi này, tùy theo Tâm của ta phát nguyện tái sanh về đâu, ta sẽ tái sanh về đó. Còn theo Nghiệp lực thì tùy theo Nghiệp mà sẽ phải luân hồi từ Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, Người, Atula và Chư Thiên. Một là trong hai cảnh đó chứ kẻ đã làm chủ được tái sanh rồi sẽ không còn bị Nghiệp lực kéo đi luân hồi nữa, kẻ bị Nghiệp lực kéo đi luân hồi thì không thể có Nguyện lực bởi vì Nguyện lực chưa đủ nên bị Nghiệp lực kéo đi luân hồi.
Nói rõ hơn làm sao để có được điều đó, chúng ta sẽ chứng ngộ được điều đó. Thầy ví dụ như: “Chúng ta có cái phone, ta bật lên để sử dụng những dữ liệu ta bỏ vào trong đó thì cái phone của ta chỉ đọc được những dữ liệu mà ta bỏ vào thôi, đó gọi là Nghiệp lực, cái gì ta tạo nó nằm trong cái phone. Tất cả những thông tin ta bỏ vào cái phone đó là do ta tạo, ta cài đặt vào đó gọi là Nghiệp lực.
Nay, ta có wifi, có Internet, ta bắt được với những hệ thống khác thì những thông tin ta không bỏ vào cái phone của ta nhưng ta có thể cài đặt, đón nhận những thông tin từ những nơi khác tới, có nghĩa những thông tin này được đưa tới bởi sự gắn kết, liên kết bởi cái wifi, cái đó gọi là Nguyện lực.”
Khi cái Nguyện lực đủ, năng lượng siêu thế từ bi của Phật đủ lớn thì tự cái phone của ta sẽ bắt được thông tin từ bên ngoài và từ cái tâm của ta là cái phone siêu thế của Phật Tánh tự động sẽ hiện lộ. Nó sẽ hiển lộ những điều vi diệu khác bởi nó được truyền tới do năng lượng siêu thế từ bi của Chư Phật mà mỗi người sẽ được tỏ lộ, hiểu rõ, chứng được để ngộ, sẽ chứng được chứ không mù mờ, mê muội.
Những Bậc Thầy, những vị tu miên mật, họ chứng được điều đó rõ mồn một như cái phone của con khi có wifi, bắt được một cái đài khác, đón nhận được thông tin rõ trên cái màn hình của phone. Màn ảnh Tâm thức của họ khi thanh tịnh, tin sâu vào Tam Bảo, quy y vào Tam Bảo, Nhân Quả, giữ Giới và hành Thiện, Thiền Mật Tông Thất Bảo Huyền Môn thì họ đã làm màn hình Tâm thức của họ trong sáng, đầy đủ năng lượng và luôn đón nhận được những thông tin ở tầng trên một cách trung thực, hiển lộ đúng với Chánh Kiến, Chánh Tâm.
Câu 02. Con có giúp người khác bằng cách con cầm ngân hàng giấy tờ nhà đất của con để vay tiền dùm người khác, để họ có vốn làm ăn nhưng từ trước tới giờ, con giúp ở đâu là người ta bị đổ nợ và đi trốn nợ. Con phải gánh những khoản nợ đó thì con không biết đó là Nghiệp của con hay là Nghiệp của người đó và kiếp trước của con, con đã làm gì mà nó xảy ra những điều như vậy với con. Xin Thầy cho con biết ạ?
Đều là Cộng nghiệp. Con bị sự Cộng nghiệp chung. Nếu hôm nay mình cho vay người ta giựt nợ có nghĩa trong tiền kiếp, thật rõ theo Nhân Quả, ta cũng giựt nợ của họ khi vay nhưng cái may mắn trong cuộc đời này là ta tu Thiện Pháp, ta làm chủ, ta lấy trí tuệ để soi sáng, để biết được khi người khác muốn mượn tiền của ta, dù ta có tâm muốn giúp đỡ họ. Thầy có bài Pháp “Thi Ân Bất Cầu Báo”, khi bài đó lên sóng các con cố gắng nghe. Một người đi ở đường, bất chợt thấy người ta bị té xe, vội vàng xuống cứu người ta lên nhưng người té xe bị gãy xương, mình sốc người ta dậy để cứu với cái tâm rất thiện muốn cứu người nhưng chúng ta không thông thạo về y học. Khi xương gãy, sốc người ta lên làm cái xương nó gãy thêm, thay vì phải đặt yên như vậy để băng bó kỹ càng rồi mới bế người ta đi nhưng chúng ta quá vội vàng, chúng ta không am tường về y học, các phương pháp cứu thương. con nhìn rõ điều đó không?
Y như trong cuộc đời khi chúng ta thấy bạn bè, những người khác bị túng, thiếu tiền bạc, nọ, kia ta muốn cứu họ nhưng ta lại không vận dụng được trí tuệ của Pháp Thiện để soi chiếu tâm để nhìn rõ ta cứu như thế nào, ta cứu như thế kia. Nói thật ra mang cái tâm là muốn cứu chứ trong sự trao đổi đó con cũng có một phần lời ở trong đó. Thật là nhỏ, nó không đáng nhưng khi người ta chạy nợ, con gánh thật là nhiều. Con có Tâm Thiện muốn giúp người ta nhưng con lại không dùng ánh sáng trí tuệ để soi, để biết rằng: “À! Khi tâm ta muốn giúp người và người đến đòi ta giúp. Cái này là có nợ, có vay thì chắc chắn người này đã có nhân duyên trong tiền kiếp ta vay với họ rồi đây”. Có hai trường hợp dùng trí tuệ để quán chiếu, một là vay, họ trả thì đó có duyên nợ, vay để trả đúng. Hai là họ vay họ không trả tức là có nợ, vay mà không trả. Một trong hai sẽ xảy ra. Nếu con bình tĩnh suy nghĩ: “Nay có người tương tác với ta muốn mượn nợ và tâm ta khởi lên cầm giấy tờ nhà đất để giúp họ như vậy ta và họ đã có cái Nghiệp cộng hưởng tương tác, nay họ muốn mượn và ta muốn cho mượn”. Nếu có được cái trí tuệ của nhà Phật suy nghĩ thật trong sáng thì ta biết ngay trong tiền kiếp, ta đã mượn họ, nay, họ đến họ mượn lại ta nhưng ta chưa đủ lực sáng để soi vào tâm của họ, họ mượn rồi họ trả hay họ không trả nên ta cứ thầm lặng mà cho họ mượn để rồi phó thác vào có trả hoặc không. Có trả thì vui vẻ, hạnh phúc, còn không trả thì cưu mang khổ đau.
Y chang như vậy. Cho nên, trả lời thật rõ, đó là Nghiệp của con với họ có sự Cộng nghiệp, không thể chạy trốn được, nay nó trổ quả rồi. Để sự an vui con quán chiếu khi xưa ta cũng nợ, cũng chạy của họ, nay họ nợ, họ chạy của ta. Thôi, ta mang lòng từ bi mà tiếp nhận năng lượng siêu thế từ bi của Phật giữ cho tâm an, hồi hướng phước báu để người ta tỉnh ngộ và ta cũng tỉnh ngộ. Biết đâu phước báu đó đầy đủ, người đó hoàn trả lại cho ta, còn nếu như họ không thể hoàn trả bởi vì lý do: “Một là không có tiền, hai là tham lam muốn quỵt nợ luôn” thì điều đó làm sao đây con? Con sống trong cái xã hội, Phật nói ở quốc độ nào thì nương nhờ pháp luật ở quốc độ đó, nếu con có giấy tờ đầy đủ người ta mượn thì con cũng có thể mang giấy tờ đó ra để nhờ chính quyền địa phương, các cấp can thiệp vào đó bởi đó là sự công bằng. Công bằng về mặt nổi mà thôi, còn chiều sâu của nó vẫn là sự Cộng nghiệp của con và họ. Con hãy chuẩn bị tâm thế bằng tình thương, bằng sự tha thứ và sẵn sàng đương đầu với những cái không hợp ý với mình để tăng trưởng lòng Thiện của mình.
Phật tử: Thưa thầy, không phải bây giờ người ta mới vỡ nợ mà người ta vỡ nợ từ năm 2010 đến giờ là con đã ôm khoản nợ đó con trả cho ngân hàng, thì trong thời gian này con cũng không nghĩ tới khoản nợ đó vì những người vay đó bây giờ người ta bị vỡ nợ, đi chỗ khác trốn rồi nên con nghĩ không có khả năng mình có thể lấy lại được số tiền đó nữa. Nhưng ở đây con muốn hỏi thầy rõ là nếu như Thầy nói là con với người đó Cộng nghiệp. Họ thì không phải là họ không muốn trả mà vì họ làm ăn thua lỗ, bị vỡ nợ, họ trốn nợ, đi nơi khác ở chứ không phải họ đang làm ăn tại nơi con sinh sống mà họ không trả.
Thầy: Con ơi, sự không trả nó có nhiều dữ kiện cùng xảy ra lệ thuộc. Một là không trả do tâm họ không muốn trả, hai là không trả do họ muốn quỵt, ba là không trả do hoàn cảnh vỡ nợ như con nói, bốn không trả do họ không có điều kiện. Tất cả những cái đó đều mang ý nghĩa không trả và con đã biết được điều đó, giữ cho tâm thái thật an lành trong Pháp Thiện, tu và hồi hướng công đức cho họ cũng như tự tạo, kiến lập công đức, phước báu cho chính mình để mình tăng trưởng đời sống ngay trong giây phút này để thay đổi mình và làm chủ được nó. Lấy trí tuệ để soi sáng từng bước đi trong những sự tương tác vào những ngày tháng tới để ta không vì sự tương tác thiếu trí tuệ mà đau khổ nữa nghe con?
Phật tử: Dạ thầy, con muốn nói thêm một chút nữa. Giờ, con mới nghĩ lại ngày xưa lúc mà con mới hơn 20 tuổi. Lúc đó, con có đi coi bói thì ông Thầy bói, ổng bói quẻ bằng bài, bói từ những năm 80 mấy nhưng sau này khi con cứ bị vỡ nợ con mới nghĩ lại ông Thầy bói nói con là tuổi con dứt khoát là không cho vay, cho mượn, không được hùng hạp làm ăn. Hồi đó, con còn trẻ nên con không để ý nhưng sau khi con cứ mất tiền, con nghiệm lại thì lời ông Thầy bói ổng nói đúng.
Thầy: Con ơi! Ông Thầy bói đó nói vào thời 1980 có nghĩa là khoảng chừng 40 năm trước phải không con?
Phật tử: Dạ!
Thầy: Ừ! Nhưng cách đây 2560 mấy năm, ông Phật đã nói đến cái nợ của Nhân Quả rồi, đã nói đến chúng sanh và giữa chúng sanh đã có mối nợ truyền kiếp nên luân hồi trong sáu cảnh để rồi tìm nhau mà đòi nợ nhưng con người lại ít nghiên cứu về lời Đức Phật Thế Tôn dạy để thoát ra khỏi điều đó nhưng chỉ nghĩ lại những lời vu vơ, đúng đó, nhưng chỉ đúng trong một thời gian nhất định mà thôi. Cái đúng đó mới bốn mươi năm, sau khi xảy ra con mới thấy đúng. Còn lời của Đức Phật chưa xảy ra mà chúng ta đã thấy đúng rồi, trong Nhân Quả rồi, mà Ngài đã nói 2560 mấy năm qua rồi.
Thầy muốn các con hãy tin vào Phật Pháp Tăng và trở về với vị Thầy đó là Phật Tổ, một vị Thầy không phải là bói nữa mà là một vị Thầy đã nhìn rõ Nhân Quả, nói thật là rõ rồi còn Thầy bói kia cũng chỉ căn cứ theo cái Tướng của con gọi là Chiêm Tinh gia hoặc Tướng học để đoán, để bói. Cái đó vẫn gọi là đoán, bói tức là đoán mà thôi, có nhưng chưa chắc chính xác, chính xác đôi khi đôi ba phần thì vấn đề về Nhân Tướng học là chính xác bởi vì nó được nghiên cứu từ hàng ngàn năm do con người. Do những sự xảy ra trùng lập và họ đã tìm ra nguyên tắc. Còn Đức Phật là Bậc Giác Ngộ, Ngài cũng tìm ra nguyên tắc mà những nguyên tắc đó không phải là nhìn thấy sự việc xảy ra trùng lập rồi kết luận mà nguyên tắc của Đức Phật là nguyên tắc của Nhân Quả, của một Bậc Giác Ngộ nhìn rõ, nhìn thấu, hiểu được nó, chứng được nó, ngộ được nó và truyền dạy cho chúng ta. Nghe lời Thầy bói là tốt nhưng không hẳn tốt bằng nghe lời của Đức Phật là Bậc Giác Ngộ. Thôi thì chuyện đã xảy ra, con hãy quay về với Phật thay vì chiêm nghiệm lời Thầy bói thấy đúng, con quay về với Phật bởi những gì Thầy dạy cho con tu tập, con chiêm nghiệm để thấy rằng 2560 mấy năm trước, không phải một ông Thầy bói mà là một ông Phật đã chứng giác được, dạy cho chúng ta về Nhân Quả, về duyên nợ của Nghiệp lực luân hồi để chúng ta thoát ra thay vì cứ luẩn quẩn trong lời của Thầy bói rồi lại dẫn con đi tìm Thầy bói. Không cần Thầy bói con à. Hãy tới với Phật để Phật khai thị cho con thoát khổ và không còn lầm than trong miền vô minh đó nữa, để con được tái sanh và làm chủ sự tái sanh.
Câu 03. Tìm Phật trong ta nghĩa là gì? Làm sao để con làm sáng lên từ bên trong được ạ?
Thầy: Con nhìn vào cái gương, con thấy cái gì?
Phật tử: Dạ, con thấy con.
Thầy: Không, con nhìn vào gương, con thấy cái gì?
Phật tử: Thấy cái gương ạ!
Thầy: Đúng rồi! Con nhìn vô gương, trước tiên, con phải thấy gương. Rồi cái gương, nó có khả năng phản ánh hình bóng của con. Khi con nhìn vô gương con không thấy con được, con thấy cái gương rồi trong cái gương nó có tính chất phản ánh hình bóng của con nên nhìn thấy cái gương và trong gương thấy hiện lên hình ảnh của con.
Như vậy, ta nhìn Phật ở đâu? Ở trong ta, trong đời sống của ta. Đời sống của ta là một cái gương chân thật. Nếu con tin sâu vào Phật Pháp Tăng và hiểu Nhân Quả, giữ Năm Giới, hành Thiện là con hoàn thiện tấm gương cuộc sống của con và trong cái tấm gương của cuộc đời con, con nhìn vào, con sẽ thấy được hình ảnh của một vị Phật trong tương lai.
Phật nói: “Ta là Phật còn các con là Phật sẽ thành”. Nhưng làm sao để nhìn thấy được vị Phật sẽ thành đó? Chúng ta phải tin sâu vào ba ngôi Tam Bảo: Phật Pháp Tăng, tin sâu vào Nhân Quả, giữ Giới, hành Thiện tức là chúng ta sẽ chuẩn bị cho cái thân, tâm này trở thành một tấm gương thuần khiết, tinh chất rõ ràng để nhìn vào đời sống Pháp Thiện của ta, đời sống giữ Giới của ta, đời sống tin vào Nhân Quả và Tam Bảo, ta sẽ thấy ngay ông Phật tương lai đang ở trong đời sống thường của mình. Cũng như mỗi khi con nhìn vào cái gương, soi gương, con thấy cái gương nhưng trong cái gương con còn thấy được hình ảnh trung thực của con để con sửa soạn phải không? Sửa soạn mái tóc, sửa soạn khuôn mặt thì y chang như vậy. Con nhìn vào đời sống của con là cái tấm gương để con sửa soạn lại sự suy nghĩ của con, cái ý, lời nói, hành động của con để cho nó đẹp hơn. Con nhìn gương để làm gì? Có phải để làm đẹp không?
Phật tử: Dạ.
Thầy: Hay con nhìn gương để làm xấu, nói thầy nghe?
Phật tử: Dạ, để làm đẹp ạ!
Thầy: Vậy bây giờ, con nhìn vào đời sống của con tức là tấm gương sống của con để con làm gì?
Phật tử: Để làm đẹp ạ!
Thầy: Đúng rồi, con làm đẹp đi, làm đẹp bằng Pháp Thiện chứ con đừng nhìn vào gương để làm xấu, ra đường người ta cười, nhiều khi người ta sợ. Chúng ta cũng nhìn vào đời sống của mình, đời sống của những người khác như những tấm gương để làm đẹp cuộc sống bằng cách hành Pháp Thiện, giữ Giới, tin Nhân Quả và Phật Pháp Tăng.
Thực hành
Các con quy hướng về ba ngôi Tam Bảo Phật Pháp Tăng.
Niệm 21 biến Mật chú Mu A Mu Sa để tiếp thu năng lượng đại Từ đại Bi, năng lượng siêu thế, Phật điển thanh tịnh từ mười phương Chư Phật vào thân xác và thân, tâm này.
Phát nguyện:
Chúng con nguyện Chư Phật mười phương rải năng lượng đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh để chúng con làm chủ được sự tái sanh.
Trì chú:
Mu A Mu Sa. (21 biến)
Hồi hướng:
Chúng con nguyện Chư Phật mười phương rải năng lượng đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh, chúng con cũng hồi hướng công đức này tới tất cả mọi người để làm chủ tái sanh của mình.