Search

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Con nguyện mười phương Chư Phật ban rải năng lượng đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn trên kênh Youtube “Thất Bảo Huyền Môn”.

Các bạn thân mến! Cái ở bên ngoài bao giờ cũng đẹp, cái ở ngoài tầm tay bao giờ cũng mong đợi, cái không thuộc về mình bao giờ cũng hấp dẫn. Thế, đúng như vậy, khi chúng ta có trong tay một cái nhà thì cái nhà của người hàng xóm vẫn đẹp hơn cái nhà của ta, cho nên ta lại muốn có được như cái nhà của hàng xóm. Nếu sắm được một chiếc xe, thì trên con đường vận hành chiếc xe đó, ta lại nhìn thấy những chiếc xe khác thật là đẹp, khởi dậy lòng tham muốn có được những chiếc xe như người. Cuộc sống nó tạo cho chúng ta một thói quen hướng ra bên ngoài và đi tìm kiếm những thứ bên ngoài. Đó là nói về mặt vật chất, mặt tinh thần cũng có thể. Ta không tìm niềm vui trong gia đình nơi cha mẹ ông bà hay vợ chồng con cái, mà ta hay đi rong ruổi tìm những thú vui ở ngoài đời để rồi ta quên đi gia đình nhỏ, làm mất đi hạnh phúc. Mà sự việc đó có xảy ra thường xuyên, nhất là những đất nước mà con người sống thật là gần gũi với nhau nhưng xa gia đình, gần với bạn bè nhưng xa gia đình. Trời vừa chập tối là đã bỏ nhà đi ra ngoài, trời vừa lộ sáng, bình minh vừa lên là cũng bỏ nhà đi ra ngoài với bạn bè, với người ngoài. Cái hình bóng của bên ngoài nó hào nhoáng, nó dễ dẫn chúng ta xa dần cảnh sống của gia đình.

Một câu chuyện kể rằng: một bà cụ vào một buổi chiều tà, một buổi chiều tà khi thời gian đã tương đối muộn, cụ cuối lưng nhìn xuống đất đi lang thang ở ngoài đường. Mọi người mới hỏi bà cụ “cụ ơi, cụ làm gì ở ngoài này, trời chập choạng tối rồi sao không vào nhà mà còn lang thang ở ngoài này để làm gì?”. Bà cụ mới nói “thưa các người, tôi đang đi tìm”. Thì người ta hỏi “bà cụ tìm gì thưa bà cụ?”. Bà cụ nói “tôi đang đi tìm cây kim”. Thấy cảnh bà cụ có vẻ nghèo mà có cái tâm chân thật cho nên cả xóm làng đều theo bà đi tìm cây kim cho bà. Họ tìm riết, tìm riết, bao nhiêu thời gian trôi qua cũng không thấy. Họ mới hỏi bà cụ “à bà cụ ơi, bà cụ đánh rơi cây kim ở đâu mà bà cụ đi tìm ở đây?”. Bà cụ ngẫm nghĩ một hồi mới nói “tôi rơi ở trong nhà”. Cả thôn làng bực mình, nói với bà cụ “cụ làm rơi kim ở trong nhà, sao không vào trong nhà mà tìm, lại đi ra ngoài?”. Bà cụ nói “trong nhà tối tăm, khó nhìn thấy, tôi thấy bên ngoài trời chập choạng vẫn còn sáng nên đi ra ngoài để tìm cho dễ thấy, nhờ ánh sáng bên ngoài để tìm kim cho dễ thấy”. Dân làng bực mình bỏ đi.

Câu chuyện có thể dừng ở ngay đó để nói lên một ý nghĩa rằng, các bạn, cuộc sống của chúng ta, không cần biết trong ngôi nhà tâm thức, tâm linh của các bạn đen tối tới đâu, không cần biết các bạn tội lỗi tới đâu và cũng chẳng cần biết trong vô lượng kiếp qua các bạn đã tạo ra biết bao nhiêu nghiệp chướng, biết bao nhiêu nghiệp phạm vào ngũ giới, biết bao nhiêu nghiệp mà nhân toàn là bất thiện. Chuyện đó không đáng sợ. Cái đáng sợ là khi các bạn tạo ra nghiệp với cái tâm u tối như vậy, mà các bạn không đứng ở trong cái tâm của mình, mà lại nhìn thấy ánh sáng lẻ loi của một buổi chiều tà ở đâu đó, để thoát ra khỏi mình, để đi tìm cái ở bên ngoài, đánh rơi mất cái tâm của mình mà lại đi tìm cái tâm ở bên ngoài, làm sao các bạn có thể tìm thấy?

Bà cụ rơi cây kim ở trong nhà, có thể trong nhà tối nhưng nó ở bên trong, thì dù có tối tăm tới đâu, bà cụ cũng nên tìm cây kim ở trong nhà. Nhưng bà cụ lại hiểu sai, ánh sáng bên ngoài còn nên ra bên ngoài sẽ thấy được. Ở trong các pháp thế gian này, biết bao nhiêu những ngôn từ, biết bao nhiêu những lời nói, biết bao nhiêu chuyện hấp dẫn ở bên ngoài đã lôi kéo các bạn đi tìm lại chính mình ở bên ngoài, cái đó có. Nhiều bạn đã bỏ hết để chạy theo một phong trào, một tập quán, một cái gì đó rất mới, một cái gì đó mới được khơi dậy, một cái gì đó gọi là “mô đen”, gọi là một cái hấp dẫn rồi chúng ta lao ra bên ngoài như một kẻ vô thức để tìm lại mình.

Đức Phật dạy cho chúng ta để tìm lại cuộc sống an lạc, tìm lại tâm linh mình để thắp sáng đuốc tuệ, không có nơi đâu bằng chính cái nơi ở bên trong. 45 năm trời Đức Thế Tôn tại thế, Ngài dạy cho chúng sanh là hãy trở về bên trong, trở vào bên trong tâm của mình. Với cái tâm đó, với cái tâm phàm phu hiện tại, với cái tâm chồng chất những dòng nghiệp thức, với cái tâm đen tối của kẻ tội lỗi, chúng ta biết nhận ra tôi là kẻ tội lỗi, tôi là kẻ lầm chấp, tôi là kẻ tạo nghiệp, nhưng ít nhất tôi cũng trở vào trong chính tôi. Chính ở bên trong đó ta biết cúi xuống, ta biết nhìn xuống dù nó đen tối vô cùng. Với sự tập trung nhìn lại ở bên trong, ta sẽ tìm lại chiếc kim, ta sẽ tìm lại chiếc kim của chân tâm, ta sẽ tìm được chiếc kim của bổn tánh Như Lai và chiếc kim của bổn tánh Như Lai đó sẽ khâu lại, sẽ vá lại tất cả những mảnh thủng của cuộc đời, những sự rách rưới của cuộc đời. Bất cứ một tội lỗi nào thì các bạn cũng có thể khâu lại bởi cái tâm Phật.

Các bạn thân mến! Cây kim thần kỳ, cây kim thần thông nơi Phật tánh ở bên trong. Bên ngoài dù trời có sáng nhưng kim đâu rớt ở bên ngoài mà tìm. Dù người ngoài nói có hay, dù cho đền thật là to, tượng thật là hùng vĩ, dù cho con người có thể có tướng hảo quang minh thì đó cũng chỉ là những lời để dắt ta vào bên trong. Nên nhớ, đó cũng chỉ là những phương tiện để dìu dắt ta về. Các bạn đừng hiểu lầm, đừng hiểu lầm rằng ở bên ngoài dắt ta ra để tìm được mà bên ngoài chỉ đánh thức ta trở về như Đức Thế Tôn đã ở ngoài cuộc đời của chúng ta. Ngài không dắt chúng ta đi mãi trượt xa chính mình. Ngài dắt chúng ta trở về với chính mình. Ngài dắt chúng ta trở về với tâm thức của mình. Các bạn! Ngài không dắt chúng ta đi. Ngài dắt chúng ta trở về, quay đầu trở về.

Đã bao nhiêu lần các bạn làm rớt cây kim thần thông đó, đã bao nhiêu lần các bạn làm rớt ra những niệm bất thiện trong thềm tâm thức của các bạn? Đã bao nhiêu kiếp các bạn đã làm rớt ra tất cả sự dơ dáy, bẩn thỉu, tội lỗi, nghiệp chướng trong tâm? Không có sao, dù trong cái tâm của bạn đen tối không có một tia sáng nào, nhưng nếu các bạn quyết định tìm lại, hãy nhìn vào trong đêm tối đó thì ánh sáng trí tuệ của Như Lai sẽ bừng sáng trong màn u tối của tâm thức để soi đường dẫn lối cho các bạn nhìn rõ, để khâu lại, để vá lại những cái đã hư hỏng, đã rách nát.

Các bạn! Ta phải trở về, ta phải trở vào bên trong, đừng hoang phí thời gian rong rủi cái ở bên ngoài. Dù bên ngoài có dưới ánh sáng của mặt trời nhưng ta không rớt ở bên ngoài, ta rớt ở bên trong. Ta có thể tìm thấy tất cả ở bên ngoài, nhưng cái ở bên ngoài không thuộc về ta, cái ở bên trong mới thuộc về ta. Dù ở bên ngoài những cái ta thấy là đẹp, là hào nhoáng, là có giá trị, nhưng cái ở bên trong mới là cái của ta, dù nó rất bình thường, bình thường như cái chân tâm thường lạc ngã tịnh, bình thường như con người phàm phu. Hãy trở về, hãy trở về là một đề mục thiền định trong hơi thở chánh niệm của mỗi người để các bạn có thể có cái dũng lực trở về, trở vào bên trong. Thắp sáng đuốc tuệ của Như Lại để rọi soi tất cả những cái gì đã có ở trong tâm thức dù là tốt hay xấu, để chúng ta chuyển hóa thì các bạn sẽ có được. Với một cách thực tập đơn giản mà Đức Phật đã truyền dạy là hơi thở chánh niệm trong sự trở về. Các bạn chỉ cần hít vào thật là nhẹ, thở ra cũng nhẹ nhàng theo khả năng hơi thở của bạn có, thở và hít vào đều nhận biết ta thở ta hít. Chỉ có điều khi các bạn thở ra, các bạn thầm nhắc hãy trở về, hít vào, nhẹ nhàng thở ra trong tâm nói tiếng “trở về đi con”. Các bạn nhớ không, hít vào ta thở nhẹ ra trong tâm nói tiếng “trở về đi con”. Chúng ta thầm nhắc mình là hãy trở về, hãy trở về. Hít – thở, trở về bên trong, trở về bên trong…

Chúng ta lập trình cho não bộ của chúng ta một suy nghĩ mới, một tư tưởng mới, một cuộc hành trình mới trở về, bởi tất cả những gì chúng ta làm đều là do thói quen của não bộ được lập trình bởi môi trường, sự học và sự tương tác trong cuộc sống. Và là một định luật sinh tồn, ta thường hướng ngoại chạy theo, nên bao nhiêu thứ có ở trong ta hầu hết không chủ động được sàn lọc cho kỹ mà nó cứ tự động chạy đưa vào. Đức Phật dạy cho chúng ta phải làm chủ, sàng lọc cái tâm của mình, phải đi trở về bên trong, sàng lọc ở bên trong, chủ động khởi lên những niệm thiện. Phương pháp giữ hơi thở chánh niệm và nói “hãy trở về bên trong” trong tâm là một cách hình thức lập trình vẽ lên một sự lập trình mới của não bộ, cho tư duy, cho suy nghĩ để các bạn luôn suy nghĩ về cái câu “trở về bên trong” để các bạn nương vào hơi thở ta đang sống mỗi ngày, thầm nhắc cho mình một ý tưởng là hãy trở về sống với bên trong, đừng sống vội theo năm tháng chạy đuổi ở bên ngoài, đừng sống vội theo dòng đời bấp bênh lôi cuốn, đừng sống vội theo cái gọi là hấp dẫn, cũng đừng sống vội theo những cái đẹp, những cái hay, những cái hợp với ý của ta, những cái hào nhoáng ở bên ngoài, những cái son phấn tô điểm, những cái gọi là “ôi thật tuyệt vời” mà hãy trở về bên trong, sống giản dị, sống chân thành, sống để tẩy rửa, sống để lau chùi, sống để chăm sóc cho chính mình từ ở bên trong tâm của mình.

Hãy theo Đức Phật, các bạn thử thực hành hơi thở chánh niệm, hít vào – ta thở nhẹ ra, thầm kêu một tiếng “trở về bên trong”. Hít vào – ta thở nhẹ ra, nhắc ta một tiếng “trở về ngay đi”. Hít vào – ta thở nhẹ ra, thầm thầm mà nói “trở về nhà nghe”. Nghe, trở về nhà đi, chúng ta hãy trở vào bên trong để sống tự tại, có thể nó rất bình thường trong hởi thở chánh niệm đó, nhưng mà công năng của nó tuyệt vời. Nếu các bạn thực tập được, Bảo Thành tin chắc các bạn sẽ làm chủ được cuộc sống ở bên trong có một nội lực phi thường vượt qua mọi sự cám dỗ ở bên ngoài, sống tự tại.

Cám ơn các bạn đã lắng nghe. Nguyện xin các bạn luôn giữ sự giao lưu này để chúng ta có cơ hội chia sẽ.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn