Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập
Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn đồng tu. Hãy cùng nhau quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để bắt đầu buổi đồng tu ngày hôm nay.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Chúng con nguyện mười phương chư Phật, ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng sanh và gia trì cho chúng con tinh tấn miên mật hành trì mật thiền chánh niệm đời sống, để lan tỏa tình yêu thương, thắp sáng đuốc tuệ, sống đời tỉnh thức và hành các pháp thiện, quán chiếu thấu được Vô Thường, Khổ và Vô Ngã. Chúng con cũng nguyện chư Phật gia trì và tiếp dẫn Cửu Huyền Thất Tổ, ông bà cha mẹ, những người thân đã quá vãng về nơi an lạc. Nguyện cho hàng đệ tử chúng con thân tâm thường an lạc, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, tinh tấn tu học, tin sâu vào nhân quả. Nguyện cho thế giới hòa bình chúng sanh an lạc. Xin chư Phật Từ Bi chứng minh!
Mời các bạn đặt tay phải vào lòng bàn tay trái, ngồi xuống tĩnh tọa, nhẹ nhàng, buông thư, thảnh thơi trong hơi thở vào ra của mình. Luôn luôn ghi khắc ở trong đầu phải lấy Trí tuệ làm sự nghiệp giải thoát khỏi khổ đau phiền não và lấy tình yêu thương lan tỏa tới muôn loài. Chánh niệm hơi thở là phương tiện để chúng ta phát triển trí tuệ và tình thương. Nương vào các mật ngôn để tâm được an tịnh, tăng trưởng tiếp nhận năng lượng của Phật, giao thoa và lan tỏa cho nhau.
Chúng ta hãy bắt đầu hít vào bằng mũi và đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, cảm xúc, suy nghĩ, biết rõ, ghi nhận rõ, thở ra rất từ từ, tổng trì các mật ngôn.
Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê – Sa Bi Mô U (7 Biến)
Mô Phật! Các bạn đồng tu, chúng ta luôn ghi nhớ lời của Đức Phật dạy và lời của các bậc Tổ nhắc lại lời Phật cho chúng ta. Sự ghi nhớ đó sẽ hữu dụng và trở nên tốt đẹp hơn, thực tế hơn nếu mỗi người chúng ta áp dụng vào đời sống của mỗi ngày. Đừng bao giờ chất đống lời dạy của Phật, chất chứa lời truyền của Tổ để trở thành những cái kệ, kệ kinh, kệ sách trang trí trong thư phòng, trang điểm trên lời nói đầu môi chót lưỡi, chẳng có lợi gì. Học Phật chúng ta phải thực hành, điều này rất hoan hỷ, rất hạnh phúc đấy, vì nhóm của chúng ta luôn luôn mời gọi ai đó có nhân duyên cùng thực tập mỗi một ngày, dù thời gian không dài nhưng trường kỳ liên tục. Điều này giúp cho tăng trưởng được sự sáng suốt, bền vững nơi sự hành trì rất thực tế trong tương tác của cuộc sống. Chúng ta thực hành như vậy đấy sẽ nhận diện được lời Phật thật sinh động trong cuộc sống của mỗi người, của cộng đồng, của xã hội.
Nó thể hiện qua sự suy nghĩ của chúng ta, mỗi một dòng tư tưởng suy nghĩ ta thấy rõ được lời Phật dạy ở trong đấy. Mỗi một lời nói ta trao cho nhau ta, nói chuyện với nhau trong những lúc họp, lúc nghiêm trọng, lúc đùa giỡn vui vẻ, lúc tỷ tê than vãn, hay những lúc gọi là tâm sự hay tám cuội ở đời, dù bất cứ dưới mọi hình thức nào. Nếu tu đều nhận diện được lời Phật dạy trong ngôn ngữ ta đang sử dụng, hành vi cũng như vậy, tương tác hàng ngày, va chạm trong những điều không như ý để chạnh lòng, đau đớn, phiền não. Hay tương giao qua các hành động tạo nên niềm vui hạnh phúc, đều thấy được lời Phật dạy ở trong đó. Những điều xảy ra trong đời sống mỗi ngày thấy được lời Phật dạy đó, ta có thật nhiều cơ hội để chuyển hóa, để thay đổi, để thăng hoa, để bước qua những thăng trầm khổ đau và tận hưởng sự hạnh phúc an lạc.
Các bạn hỏi Bảo Thành vậy thì nhìn thấy điều Phật dạy trong những điều liệt kê vừa qua là gì? Là nhân và quả của nghiệp. Nghiệp của nhân tốt tạo ra phước báu, tạo ra công đức để chúng ta luôn luôn an lạc hạnh phúc, từ tốn, khiêm nhã, nhẹ nhàng, vui vẻ, tương kính, biết tha thứ, biết hòa hợp, biết san sẻ, biết nâng đỡ, biết dìu dắt, biết yêu thương. Nghiệp của nhân xấu tức là bất thiện. Các bạn thấy rõ cái quả qua suy nghĩ, lời nói và hành vi của chính ta chẳng phải của người, nó là ghen tuông giận hờn, nó là uất hận u ám, nó là chanh chua thêm bớt, nó là lọc lừa trù dập, suy nghĩ tối tăm, hành vi gian ác bất thiện. Đấy, thấy được nhân quả mà nhà Phật gọi chung là nghiệp của ta. Nghiệp như là thiện nghiệp, ác nghiệp, chữ nghiệp bao gồm cả hai. Thấy được điều đó để chúng ta nhận diện ngay trong giây phút đang hiện hữu bây giờ chánh niệm hiện tại. Suy nghĩ của chúng ta có tươi như hoa, hoa xuân hay không hay tàn tạ héo úa, lời nói của chúng ta có tươi với nụ cười hay nó đen thui với những lời trách móc, hàm oan, ghen tuông, vu khống, thô ác, gian dối, giận hờn, cáu gắt, hành vi cũng vậy để suy nghĩ.
Đức Phật dạy khi thấu được như vậy chúng ta đã là một người an lạc hay đau khổ, tùy vào sự thực hành của từng giây phút, chẳng chờ đến kiếp sau, không chờ đến kiếp sau. Mọi nghiệp ta tạo ra, chúng mình đều có khả năng như lời Phật dạy là chuyển hóa được bởi do ta tạo. Ngày xưa ở Ấn Độ, thời ấy người ta không nghĩ ra bởi đã giác ngộ đâu và chuyện gì xảy ra như thế nào đều gọi chung đó là hai chữ định mệnh. Ai đó có quyền năng định cho chúng ta và chúng ta phải chịu. Ấn Độ sử dụng chiêu trò này dài năm, dài thế kỷ, để sắp xếp trật tự cai trị dưới một hệ thống, làm cho những người khác nô lệ cho những ai có quyền lực đẳng cấp, thời nay vẫn còn. Ai sinh ra trong tật nguyền thì đó là định mệnh không thể thay đổi được, ai sinh ra nghèo khổ cũng như thế, mà ai sinh ra ở tầng lớp nào chết đi sinh trở lại cũng như vậy không bao giờ thay đổi. Một cách sắp xếp hệ thống đẳng cấp thật thông minh, đầy kiến thức của những người mưu mẹo cai trị kẻ khác, đày đọa họ như nô lệ phục dịch cho ý đồ của họ.
Ngay cả những người bệnh thời đó chưa có văn minh, trước đó nữa, cho nên bệnh là định mệnh rồi, thôi chờ chết, chẳng chữa trị thì y học đã phát triển được là bao. Sự phát triển kiến thức của con người làm cho chúng ta sáng ra và kiến thức ít thì tăm tối mê tín, dễ bị người khác dắt mũi. Ngày nay những cách sống như vậy gọi là định mệnh đó nó vẫn tới mọi nơi, mọi chỗ trên toàn cầu. Người Việt Nam chúng ta cũng ảnh hưởng định mệnh rất nhiều. Có một nhà thơ lỗi lạc của Việt Nam mà các cụ xưa mở miệng ra là phải ngâm cái thơ của cụ ấy và khi chúng ta ở học đường cũng thường đọc thơ của cụ. Thơ của cụ Nguyễn Du, qua những vần thơ của Truyện Kiều Bảo Thành nhớ câu “Đã mang lấy nghiệp vào thân”, nghiệp đó các bạn, cũng là chữ nghiệp. Đã mang lấy nghiệp vào thân, cái nghiệp của Truyện Kiều nó đúng như định mệnh, nó đúng như đạo Lão, đạo Khổng, như sự mặc định của những ai đó chưa giác ngộ. Đã mang lấy nghiệp vào thân, cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa. Mang lấy nghiệp không thể trách được. Ta nghe qua hai câu kế ta mới thấy đau lòng như thế nào.
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Các bạn thấy, lối suy nghĩ chưa giác ngộ mặc định và lặng lẽ cài đặt một cái app định mệnh vào trong tâm tưởng của chúng ta, có công lực thật mạnh và chúng ta đã chạy theo niềm tin đó. Bắt, từ chữ bắt này chúng ta đã suy nghĩ và thấy, ai bắt? Định mệnh, chấp nhận, chấp nhận và chấp nhận.
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa,
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Đức Phật, bậc giác ngộ phá vỡ xiềng xích của hệ thống mà những kẻ chủ mưu đày đọa những người khác lập ra đẳng cấp hai chữ định mệnh đó. Nhưng trong Phật giáo ngôn ngữ cũng dựa dựa chữ định mệnh đó, được diễn bày tung tóe với hai chữ là định nghiệp, định nghiệp rồi. Định nghiệp là gì? Là nghiệp ta cố tình tạo ra, quyết tâm tạo ra, mong muốn tạo ra và khi nó trổ quả nó sẽ trổ quả và nó bắt buộc phải trổ quả, phải gánh lấy gọi là định nghiệp. Như định mệnh không trốn được, không cứu được, không chuyển hóa được. Nếu đã tạo ra thì nhất định nó sẽ tới, điều này sai, nếu chữ định nghiệp lập lờ trùng với chữ định mệnh, nhưng sẽ đúng nếu thấu được nhân quả. Gieo nhân nào gặt quả đó, không thể gieo nhân này mà gặt quả kia, gieo nhân ác mà gặt quả thiện, gieo nhân thiện mà gặt quả ác, khẳng định ở chỗ đó. Tức là gieo nhân nào gặt quả đó, nhưng nhân đó vẫn thay đổi, nhân quá khứ đều thay đổi được không cần biết là nhân to nhỏ, tốt xấu, thiện ác, khác biệt ở chỗ đó.
Người xưa chưa giác ngộ hệ thống hóa để ép buộc, dẫn dắt. Ngày nay mình gọi là họ hack vô trong đầu những phần mềm tinh tế mà ta không hay, rồi điều khiển toàn bộ chúng ta. Phật tới để giải thoát chúng ta. Phải thấu như vậy mình sẽ hân hoan, mình sẽ hạnh phúc vô cùng và mình sẽ bước ra khỏi sự ràng buộc một cách tinh tế của người xưa khi họ chưa giác ngộ như Phật. Thời Đức Phật nhiều người cũng tới hỏi Đức Phật về định mệnh, nói về định nghiệp trùng nghĩa với định mệnh, y như câu chuyện Kiều ta vừa đọc đấy.
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa,
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Người ta hỏi về Phật những điều mà người ta thắc mắc. Phật bậc giác ngộ nói thật nhẹ nhàng và dễ hiểu trong trong bài kinh về muối và nước. Phật nói ta có một nắm muối cho vào một chén nước nhỏ, khi uống vào nhất định nó sẽ mặn chát. Một nhân bất thiện, nhân ác thật nhỏ thôi ta tạo ra, cho vào đời sống hiện tại với tâm nhỏ bé, ích kỷ, gian ác, hận thù, ghen tuông bất thiện. Thì nhất định đời của chúng ta sẽ nếm vị đau khổ, mặn chát những đau khổ, như nắm muối mà hòa trộn vào chén nước nhỏ. Còn cho một nắm muối vào một hồ nước lớn tha hồ uống chẳng có chút vị mặn. Nghiệp gì tạo ra không biết, nhưng trong kiếp này ta đổ hết những nghiệp ác của quá khứ vào hồ tâm mênh mông rộng lớn, vô biên vô tận của từ tâm, của tâm từ của Mu A Mu Sa. Thì bạn ơi, Bảo Thành và các bạn đời này ngay trong chánh niệm của hiện tại, chẳng bao giờ nếm được vị mặn chát của nhân bất thiện, nhân ác mà Bảo Thành, các bạn đã tạo ra trong quá khứ.
Chỗ này tuyệt lắm, khẳng định thật rõ để ta phải thực tập trở thành chén nước nhỏ hay hồ nước lớn, trở thành tâm của tiểu nhân hay tâm của một bậc đại nhân, tâm rộng lớn, tâm đại từ đại bi. Thấu chỗ này thì chữ định nghiệp sẽ không trùng với chữ định mệnh, thấu được nghiệp của nhân quả nhẹ thôi, nhẹ thôi mà tận hưởng cuộc đời trong hạnh phúc và an lạc. Ngoại trừ những ai yêu thích văn chương của Phật giáo theo sự mặc định của người xưa cài đặt những ý nghĩa chi li, chi tiết khi mổ sẻ chữ nghiệp. Nào là định nghiệp, nào là túc nghiệp, nào là nghiệp, nghiệp, nghiệp, nghiệp, đủ thứ nghiệp, cuối cùng nghiệp gì, tội nghiệp cho chúng ta nhồi nhét văn chương của nghiệp vào trong đầu. Mà Phật chỉ nói đến nghiệp ác và nghiệp thiện rõ ràng, thì hàng Phật tử thiện căn như Bảo Thành và các bạn đây, ứng dụng đơn giản có được sự chứng ngộ hạnh phúc an lạc ngay tức thời.
Các bạn có nghe rõ những lời Bảo Thành vừa san sẻ không? Nếu không nghe rõ mình nghe đi nghe lại, rồi các bạn sẽ òa ra mà cười hóa ra mình là người lẩm cẩm, chạy lòng vòng phân tích chữ nghiệp chi cho nhiều, mà trong hiện tại chẳng chánh niệm để sống an lạc. Đừng để sự khôn khéo của ai đó cài đặt những cái app, phần mềm của tư tưởng dẫn dắt ta qua những ngôn từ nghe ngọt nhưng sáo rỗng, chẳng thể chuyển hóa cuộc đời của ta. Các bạn biết không, coi chừng họ đưa mình vào hệ thống đẳng cấp để cai trị đày đoạ mình đấy. Hãy nhớ lời của Phật, lời của Ngài là lời giải thoát, bẻ gãy mọi gông cùm, bước ra từ u mê bóng tối để đón lấy sự sáng và tận hưởng sự an lạc ngay trong hiện tại, mời các bạn trở về với hơi thở của chánh niệm.
Thưa Phật! Chúng con biết ơn Ngài đã chỉ cho chúng con thấy rằng định mệnh hay sự hiểu biết về định nghiệp, như định mệnh hoàn toàn không có. Ngài trao cho chúng con chìa khóa để mở ra một con đường chuyển hóa, đạt được hạnh phúc ngay trong thực tại. Dù quá khứ có tạo ra bao nhiêu bất thiện nghiệp, hiện kiếp này hành trì để phá vỡ tâm tiểu nhân nhỏ bé, để thành tựu được tâm rộng lớn vô tận của lòng Từ bi như mẹ Quan Âm, chúng con sẽ an lạc biết ơn Phật.
Hãy hít vào bằng mũi phình bụng ra và thở nhẹ nhàng hóp bụng, tổng trì các mật ngôn, tiếp hiện năng lượng, hồi hướng lan tỏa cho nhau.
Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê – Sa Bi Mô U (7 Biến)