Bảo Thiện đánh máy
Hội hiện tại đang nuôi dưỡng và hỗ trợ người già không nơi nương tựa và trẻ em tàn tật. Trong cuộc sống của Thầy Thầy có rất nhiều đệ tử nổi tiếng, ví dụ như các cô chú, các MC hải ngoại như chú Chế Linh, cô Khánh Ly, rồi một cặp MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên và chú Ngọc Ngạn và đặc biệt đó là ca sĩ Đan Nguyên, thì cũng là một trong những đệ tử ruột của Thầy và rất rất là nhiều các nghệ sĩ nổi tiếng đệ tử của thầy. Đối với thầy thì Thầy không phân biệt bất kỳ tôn giáo nào và ở đâu có khốn cùng thì ở đó có Thầy, thông điệp của Thầy đó là lan tỏa tình yêu thương đến với tất cả cộng đồng của chúng ta.
Mô Phật! Không biết mọi người có nghe tiếng của Bảo Thành không, nếu có nghe xin thả một trái tim để Bảo Thành biết rằng quý vị nghe được tiếng của Bảo Thành, bởi suốt nãy giờ không nghe tiếng của cô MC Lê Hà. Dạ đầu tiên Bảo Thành Xin chào cô MC Lê Hà, anh Hổ, anh Sơn, cùng quý ông bà, cô bác, anh chị em trong phòng zoom Phạm Gia Nutrition. Như thông lệ chúng ta hãy trở về với 30 giây của sự tĩnh lặng trong hơi thở, để gắn kết với mọi người trong sự san sẻ những giá trị sống đích thực. Xin mọi người chúng ta hãy trở về trong sự tĩnh lặng của hơi thở.
Kính thưa tất cả các bạn trên phòng zoom, chúng ta gặp nhau đây để chia sẻ những giá trị, giá trị sống về sức khỏe của thân, của tinh thần và tâm linh. Với mục đích chia sẻ nên chúng ta tới với nhau một cách rất chân thành, đối với những chủ đề mà ban tổ chức của Phạm Gia Nutrition gửi về cho Bảo Thành. Hôm nay chúng ta nói đến vấn đề tinh thần an thái, cuộc sống của mỗi người sẽ thoải mái hơn. Từ xưa đến giờ chúng ta vẫn nói tinh thần phải như thế này, phải như thế kia như chủ đề tinh thần an thái, nhưng có mấy ai tự hỏi rằng để có được tinh thần an thái ta phải làm gì? Không phải chỉ nghĩ đến tinh thần an thái là tâm ta an, tâm ta bình, tâm ta vui. Nếu chỉ nghĩ thôi mà có được chắc cũng là điều tốt.
Bảo Thành từng chia sẻ với tất cả các bạn rằng trên đời này không có việc gì tự nhiên mà có, đều phải trải qua sự học hỏi kiến thức, tu tập, thực hiện, hành trì mới đạt được. Khái niệm mà được người ta ban cho để có tinh thần an thái hoàn toàn không có. Mà mỗi một người phải nỗ lực đúng mức, cải thiện đời sống qua sự trải nghiệm của bản thân. Để nhận diện ra những lỗi lầm, cái sai, để tăng trưởng những điều đúng, tốt, mang vào áp dụng cho cuộc sống. Có thể gọi là tu, luyện, học hỏi, thực tập, ngôn ngữ nào cũng được, không nhất thiết phải dùng hai chữ mỹ miều của Phật pháp gọi là tu luyện cho cao. Đơn giản trong cuộc sống là qua những trải nghiệm thường nhật mỗi ngày, chúng ta bị đau khổ phiền não dằn vặt, hay cảm nhận qua những cảm xúc sung sướng của hạnh phúc. Đúc kết lại ta chọn cảm xúc nào để sướng, để sống, hay cảm xúc đau khổ, buồn vui để vùi đầu vào, đó là quyền tự do của mỗi một người. Nhưng hầu hết mỗi người chúng ta đều muốn có một tinh thần an thái để cuộc sống của mỗi người được thoải mái, đó là tinh thần cầu tiến. Đức Phật cũng nói mỗi người, mỗi chúng sanh đều có tâm nguyện được sống hạnh phúc, an thái, bình an, không phiền não và đau khổ. Đó là nhu cầu rất chung, không thuộc về đạo, về tôn giáo mà về mọi thể loại sống, mọi loài sống trên hành tinh này.
Chắc chắn mọi người đều muốn có một tinh thần an thái và chắc chắn mỗi người cũng từng trải nghiệm qua những đau khổ vất vưởng trong cuộc đời. Để rồi tinh thần rối bời, nhiều lúc không nhìn thấy đường để thoát ra. Tuần trước Bảo Thành có cơ hội đi ra Bình Định tới chùa An Thái ở Tam Quan – Bình Định, thầy trụ trì ở đó đã trang trí nội thất và tôn trí nội thất bằng những cây dừa. Lần đầu tiên trong cuộc đời Bảo Thành mới thấy gỗ dừa làm cột, làm ván, làm bàn, la phông, tại vì Tam Quan – Bình Định là xứ dừa. Chúng ta có thể trang trí cho cuộc đời của mình qua sự an thái, nhờ nương vào hơi thở của chánh niệm. Quan trọng là mỗi người có nhận ra giá trị tối ưu của những điều ta đang có hay không? Hay đi tìm những điều huyễn ảo không thuộc về ta, trang điểm cho ảo tưởng, để rồi khổ. Tam Quan – Bình Định xứ dừa đi đâu cũng gặp dừa, thầy trụ trì ở đó đã nhận ra giá trị tôn trí chánh điện của ngôi chùa An Thái. Chùa đó cũng là chùa An Thái quý vị, rất trùng hợp tinh thần an thái, chùa ở Bình Định cũng là chùa An Thái, trùng tên. Nhận ra giá trị đặc trưng của Tam Quan – Bình Định, mang dừa vào chánh điện, tô điểm cho vùng miền của mình.
Các bạn có nhận ra giá trị trong cuộc đời của mình là hơi thở hay không? Chúng ta đã quá xem thường hơi thở mà bậc giác ngộ là Phật đã nhận ra, hơi thở có giá trị vi diệu trong đời sống của mọi loài đang sống. Ngài đã đưa cho chúng ta nhận ra giá trị gọi là phi thường, vi diệu, thần thánh, mầu nhiệm của hơi thở bằng cách là chỉ cần nhìn và theo dõi hơi thở thôi. Mọi người có thể nhận ra giá trị sống đích thực của mình và tôn trí hơi thở trong chánh niệm, thì ai cũng đạt được sự an thái. Như ngôi chùa An Thái ở Tam Quan – Bình Định đã tôn trí cây dừa làm cột kèo, la phông, bàn ghế. Nếu quý vị có cơ hội ra Bình Định chùa An Thái ở Bình Định, quý vị sẽ nhận ra, chưa thấy một ngôi chùa nào ở Tam Quan hoặc trên nước Việt Nam chúng ta dùng cây dừa. Hầu hết chúng ta ít thấy ai nói đến hơi thở ngoài Đức Phật, ai cũng nghĩ rằng Đức Phật là bậc giác ngộ phải nói đến những điều cao siêu và huyền bí. Đâu ngờ Phật chỉ nhắc đi nhắc lại trong suốt cuộc đời để hướng dẫn cho chúng sanh thoát khổ, đạt được tinh thần an thái bằng cách nhắc nhở giá trị mầu nhiệm, thần thánh, một phép lạ tuyệt vời qua hơi thở của chánh niệm.
Chùa An Thái Thầy trụ trì còn có một cách đặc biệt nữa, những dòng sông ở Bình Định nhà nước người ta cạo lòng sông để nước thoát và rồi những cái cây bị chìm xuống lòng sông đó quá lâu năm nó lộ ra. Ông thầy trụ trì chùa An Thái nhận ra điều đó, nhờ xe cẩu cẩu lên được và mang về không mất tiền. Những cái cây có giá trị lâu năm được dìm xuống dưới nước, như trở thành cứng và hóa thạch, cắt ra làm những cái mặt bàn rất tự nhiên, rất đẹp. Có khi nào các bạn nghĩ rằng mình đã để cho hơi thở chánh niệm chìm sâu vào lòng đời bão tố của bể khổ hay không? Để rồi mình không còn nhận ra giá trị của hơi thở nữa. Đời là bể khổ, rồi những cái khổ đó đã dẫn dắt chúng ta, ta quên đi hơi thở mầu nhiệm đã bị dìm xuống dòng sông của bể khổ lâu đời, lâu ngày.
Nếu một lần chúng ta thấy nó quá đầy những phiền não và đau khổ, cuộc sống của chúng ta không thoải mái, cần sự an thái nơi tinh thần. Thì lúc đó hãy một lần cạo dòng sông hay bể khổ của cuộc đời, tìm lại những khúc gỗ bị chìm xuống dưới đó lâu năm hóa thạch, là hơi thở bình dị của chúng ta. Nương theo hơi thở vào ra nhận biết thật rõ ràng mọi cảm xúc ngay chỗ đó, trở thành mầu nhiệm, trở thành phép lạ. Bởi người biết theo dõi hơi thở, biết nhận ra hơi thở và biết thật rõ mọi cảm xúc dù là đau khổ và phiền não nha các bạn. Chúng ta không cần nương vào hơi thở để tìm những cảm xúc hạnh phúc, mà chỉ cần nương theo hơi thở để nhận diện mọi cảm xúc đang hiện diện ngay lúc này ngay trong hiện tại. Thì phép lạ sẽ xảy ra, mỗi người sẽ đạt được tinh thần an thái tự tại, tìm được cốt lõi của xứ sở Tam Quan – Bình Định, nghĩa là tìm được giá trị cốt lõi của đời người chúng ta là hơi thở. Và sẽ tìm lại được hơi thở thật sự ta đã vùi quên trong bao nhiêu ngày tháng bận rộn của cuộc đời, bởi phiền não và đau khổ.
Nói đến đây Bảo Thành muốn nói thật rõ ràng để có một tinh thần an thái thực sự, làm cho đời sống thoải mái, chúng ta cần phải thực tập, chúng ta cần phải tu luyện, chúng ta cần phải học hỏi, chúng ta cần phải hành trì. Để nhận ra mọi cảm xúc đang len lỏi vào đời sống của chúng ta, qua sự tương tác va chạm hàng ngày, chỉ nhận biết chúng thôi thì tinh thần an ngay. Từ Bình Định Bảo Thành đi vào Quảng Nam tới chùa Thanh Lương, ngôi chùa miền quê, chùa cổ thành lập trên 300 năm, trên một phần tư thế kỷ rồi. Ngôi chùa đó rất đặc biệt bởi nằm giữa một nghĩa địa thật lớn, bao phủ chung quanh ngôi chùa. Bảo Thành hỏi các cụ ông ở đó rằng nghĩa địa ở đây lâu chưa? Họ nói nghĩa địa này đã được lập từ khi ngôi chùa hình thành, mộ chôn đầy ắp hai bên, phải trái, trước sau, chỉ có một con đường nhỏ để đi vào chùa Thanh Lương ở Quảng Nam. Bảo Thành nói với quý ông bà ở đó rằng ngôi chùa ta có lời Phật hiện hữu, có pháp bảo của Như Lai, ai nhận diện ra thì nhất định có đời sống an thái, bình an.
Họ không nhận ra điều đó, họ không nhận ra Bảo Thành muốn nói cái gì. Bảo Thành hỏi rằng quý vị có thấy chung quanh chùa có điều gì đặc biệt? Họ nói nghĩa địa. Chúng ta chỉ thấy cái nghĩa địa thôi, chúng ta chỉ thấy mồ mả thôi, chúng ta chỉ thấy người chết thôi. Nhưng chúng ta lại không thấy hai chữ vô giá mà Đức Phật dạy, để qua sự quán chiếu hai chữ vô giá đó mà đi đến sự thành tựu giác ngộ thành Phật. Người ở chùa Thanh Lương hỏi rằng vậy chữ đó là gì? Xin trả lời với các bạn luôn đó là vô thường, nếu ta nhìn thấy nghĩa địa mà hiểu ra chữ vô thường, thì nhận ra giá trị của cuộc sống thật ngắn ngủi vô thường lắm. Từ đó hiểu rằng không có một điều gì trong cuộc đời này, không có một hiện tượng gì, không có một thứ gì tồn tại mãi mãi. Vô thường là có đó rồi mất đó, hơi thở cũng như thế, khi còn là còn, khi mất là chết. Vô thường đó chính là dấu hiệu, chính là con đường dẫn ta thoát khỏi sự đau khổ mỗi một ngày, để đạt được trạng thái của tâm an thái vững chãi mãi mãi, để cuộc sống thoải mái. Điều này không nằm trong giáo điều của Phật giáo, của tôn giáo, mà là chân lý sống Đức Phật dạy cho tất cả mọi người, không cần biết bạn thuộc tôn giáo nào.
Thực tập hơi thở chánh niệm để biết rõ mọi cảm xúc, mang sự hiểu biết thật rõ như nước để tưới tẩm vào hơi thở, thì bạn nhất định trong một tuần nếu bạn miên mật tập luyện mỗi một ngày 5 phút hoặc dài hơn. Nương vào hơi thở nhận rõ mọi cảm xúc quán chiếu hai chữ vô thường, thì bạn vững chãi như thái sơn, an thái và tự tại, thong dong và hạnh phúc. Vô thường là nước để tưới tẩm vào mọi cảm xúc khi bạn nhận diện được qua hơi thở chánh niệm để đạt được tâm an thái. Muốn đạt được trạng thái này chúng ta phải thực tập, phải tu luyện, phải học hỏi, phải rèn luyện ,văn ôn võ luyện. Đừng ngồi cầu để có được tinh thần an thái, đừng tới chùa, tới miếu, tới đình, tới thiền viện, tới am thất, tới cô tới cậu, tới cửa thánh để cầu xin sự an thái, để cầu xin sự an lạc, gọi là cầu an, không bao giờ có. Nếu có thì Phật đã dạy hãy cầu ta đi ta ban cho, mà một trong những điều Đức Phật không thể làm được đó là ban tặng cho chúng ta những điều chúng ta mong muốn.
Phật dạy cho chúng ta học hỏi qua sự trải nghiệm đích thực của cuộc sống để thành tựu được. Tinh thần an thái để cuộc sống thoải mái cần phải trải qua sự thực tập của chánh niệm hơi thở, thấy rõ được mọi cảm xúc và hiểu thấu được vô thường qua quán chiếu mỗi một ngày tưới tẩm vào trong hơi thở đó. Nhất định, nhất định trong một tuần các bạn, quý ông bà, cô bác anh chị em nhóm Phạm Gia Nutrition của chúng ta, sẽ có được một tinh thần an thái và tự tại. Hãy nhắc nhở bản thân về hai chữ vô thường mỗi một ngày, để thấy rõ không có cái gì tồn tại mãi mãi đâu.
Có một võ tướng khi thời huy hoàng được vua ưu ái, đến khi thất bại vua thất sủng đuổi ra khỏi nước. Ông ta ôm lòng hận thù và rồi cuộc đời lưu vong ở xứ người, không một lần được thoải mái. Đến với một vị thiền sư ông ta nhận ra ở trên bàn của vị thiền sư có một tách trà cổ của vua ban cho, quý dữ lắm, thiền sư đưa tách trà đó, tách trà cổ của vua ban đưa cho ông võ tướng cầm bảo hãy cầm lấy. Rồi lấy bình trà nóng rót vô, ông ta cứ rót đến khi đầy nó tràn ra tay võ tướng, võ tướng nóng quá buông ra và tách trà cổ vỡ toang. Ông võ tướng hối hận nói với Thiền sư “Xin lỗi vì tôi đã làm bể ly trà vua ban cho ông”
Thiền sư mới nói những điều gì vua đã ban cho ông đều là huyễn giả, như tách trà của vua ban kia thôi, khi nó đầy nó tràn ra mình buông nó bể ngay. Nếu cuộc đời buông được dễ như tách trà nóng tràn ra thì đời đâu có khổ.
Các bạn thân mến, cần phải quán chiếu hai chữ vô thường có đó rồi mất đó, tới rồi đi, sanh rồi diệt, thịnh rồi suy. Qua cơn bĩ cực tới thời thái lai, luôn luôn như thế, để chúng ta được an nhàn cho cuộc sống, được thoải mái cho cuộc sống, để chúng ta có được tinh thần an thái. Nếu ai muốn có tinh thần an thái, không cần biết mình ở địa vị nào, hoàn cảnh nào, ngay lúc này thực tập hơi thở chánh niệm mỗi một ngày 5 phút hoặc nhiều hơn. Quán chiếu thật rõ sự vô thường trong đời sống, đặc biệt qua những năm dịch chúng ta thấu hiểu được sự vô thường như thế, thì nhất định tinh thần sẽ an thái thôi. Mà điều này có được hay không đều phải trải qua sự thực tập, mong rằng mỗi người chúng ta nghe lắng đọng chút xíu, tư duy suy nghĩ để thấy được đây cũng là một giá trị rất tốt đẹp trong thiền học Đức Phật dạy. Để đạt được tinh thần an thái, để cuộc sống thoải mái mỗi ngày trong sự nhọc nhằn, thử thách, không như ý vẫn thường xuyên xảy ra trong cuộc đời của Bảo Thành cũng như của các bạn. Dạ! Xin chấm dứt ở đây và lắng nghe sự chia sẻ của mọi người, dạ xin chào!
Dạ con rất là biết ơn thầy ạ! Cả nhà ơi cả nhà hãy cùng Hà thả thật nhiều trái tim lên màn hình, để gửi lời biết ơn đến thiền sư của chúng ta. Vâng ạ, một bài chia sẻ với chủ đề “Tinh thần an thái – cuộc sống thoải mái” vô cùng là giá trị. Con rất là biết ơn đến thiền sư, ngày hôm nay đối với bản thân của con con cũng nhận được rất là nhiều giá trị. Vậy thì cả nhà ơi, để có tinh thần an thái cuộc sống thoải mái thì Thầy đã chia sẻ cho chúng ta biết rằng giải pháp, cũng là một công thức để chúng ta có được tinh thần đó, thì bắt buộc chúng ta hãy chánh nệm hơi thở của mình một ngày khoảng 5 phút hoặc là nhiều phút được không ạ! Chúng ta hãy quán chiếu được sự vô thường trong cuộc sống, thì chắc chắn tinh thần của chúng ta sẽ được an thái và cuộc sống sẽ thoải mái. Đồng thời để chúng ta làm được việc này một cách thuần thục và có một kết quả tốt, thì chúng ta hãy cần phải thực tập tu luyện và học hỏi, hành trì trong cuộc sống hàng ngày và luôn tinh tấn. Thì chắc chắn chúng ta cũng sẽ nhận được rất là nhiều giá trị, vâng một lần nữa thay mặt phòng zoom con gửi lời biết ơn đến thiền sư Thích Bảo Thành của chúng con. Bây giờ đến thời lượng để chúng ta cùng nhau tương tác với thầy, thì cả nhà nếu có những câu hỏi nào trong cuộc sống mà chúng ta chưa giải pháp, thì có thể giơ cánh tay vàng của mình lên để chia sẻ với Thiền sư, để chúng ta nhận được nhiều giá trị hơn được không ạ!
Bài chia sẻ của Thầy, những chủ đề của Thầy thì rất là cần cô bác và anh chị chúng ta hãy tương tác, bởi vì chúng ta đang tương tác thì sẽ nhận được nhiều giá trị hơn. Phòng zoom của chúng ta là một phòng zoom cộng đồng, phòng zoom cho đi. Một lần nữa cũng thay mặt tất cả phòng zoom gửi lời biết ơn đến ban tổ chức, anh Phạm Hổ và anh Phạm Sơn, hai người anh mà Hà rất là trân trọng. Sự cho đi vô điều kiện của các anh để phục vụ suốt 30 ngày, không những là một năm, nhưng là một tháng có 30 ngày thì sáng đèn cả 30 ngày để chúng ta được nhận rất là nhiều chủ đề về tâm thân, suy nghĩ đầy đủ, mà chúng ta không tốn bất kỳ một đồng nào đúng không ạ! Vậy thì chúng ta nhận được rồi thì bây giờ chúng ta hãy làm sao ạ? Chúng ta nhận rồi thì chúng ta hãy cho đi, cho đi bằng cách là chúng ta có thể chia sẻ những giá trị mà chúng ta nhận được, rồi cuộc sống có những vấn đề gì đó thì chúng ta có thể trao đổi. Sự trao đổi hay những câu hỏi của cô bác anh chị, cũng là một bài học để cho tất cả cộng đồng của chúng ta nhận được. Vâng ạ, bây giờ em thấy có một cánh tay của chị Tuyết Lan đã giơ lên rồi, em mời chị ạ!
Dạ thưa con chào Thiền sư, con chào cả nhà! Thầy cho con hỏi là khi con ngồi thiền thì thầy chỉ cho con cách nào để con bỏ hết tạp niệm, những vọng tưởng ở ngoài cứ xâm lấn vào đầu mình, để cho cái đầu mình cứ ngồi nghĩ mông lung. Con ngồi khoảng 10,15 phút những hình ảnh, những sự việc bên ngoài nó cứ quay cuồng trong đầu mình. Thì con muốn là có một sự nhất niệm trong đầu mình, không có những cái đó nữa, thì con xin Thiền sư chỉ cách cho con ạ! Con cám ơn Thiền sư, cám ơn cả nhà!
Dạ Mô Phật! Kính thưa mọi người, thưa cô Tuyết Lan, có một thói quen người học thiền như cô, mọi người luôn luôn tìm cách để tiêu diệt hoặc loại bỏ mọi tạp niệm. Mọi tạp niệm phiền quá, nhiều khi ngồi đó chuyện đi chợ, chuyện hàng xóm cãi nhau, buồn vui lung tung, quá khứ hoặc là chuyện chưa tới trong tương lai nó cứ tràn tới, mình bực mình, mình muốn đi tới chữ nhất niệm, rồi đạt đến chữ vô niệm. Đó là ý nghĩa của mặt ngữ nghĩa từ tạp niệm, thất niệm, vọng niệm đi tới nhất niệm, vô niệm. Nghe cầu kỳ, nghe nó cao siêu quá, nghe nó Phật học thâm sâu quá. Nhưng mà Bảo Thành thì gạt bỏ những điều đó bởi thấy cách tu mà để loại bỏ tạp niệm là không có, không bao giờ đạt được và không cần thiết. Bởi não bộ tự nhiên của chúng ta như cái máy nó thâu và nó phát ra, một khi nó không còn thâu và phát ra, não bộ bị tê liệt rồi, lúc đó là không niệm, là vô niềm ở chỗ não bộ tê liệt, nó hết rồi.
Như vậy thưa chị, trong kinh Đức Phật dạy về chánh niệm, chánh niệm không phải là mình bỏ tạp niệm để đi tìm cứu cánh là chánh niệm. Nhiều khi mình thấy hơi thở chánh niệm do mình nghĩ chánh niệm, bên kia là tạp niệm, tà niệm, vọng niệm. Bây giờ để đạt được chánh niệm thì phải loại bỏ những tạp niệm đi, rồi mình cố gắng mình đẩy lùi tạp niệm đi và mình cố gắng vươn tới, chạm vào được cái gọi là chánh niệm. Tâm đó sẽ không bao giờ đạt được, bởi nó sai, bởi còn có chữ tham. Tham ở đây tức là tham chánh niệm, loại bỏ tạp niệm và khi bỏ không được mình bực bội, khó chịu chút xíu, hơi buồn buồn chút xíu, thì những dấu hiệu đó là một phần của tâm sân. Đức Phật dạy tham – sân và khi tham, tham cái chánh niệm, tham cái nhất niệm, tham cái vô niệm, mà tạp niệm quấy rối mình sân, tham đến sân ngay chỉ trong một niệm thôi và sân ngay đó là trở thành mê, là si đó, tham – sân – si, ba thứ độc dược.
Giống như hồi nãy em cũng vậy trong khi đang chia sẻ cùng với cả nhà, thì không biết bổng nhiên mạng bay đi lúc nào không hay. Chị Tuyết Lan ơi, trong lúc mà chờ đợi thầy thì em cũng có một chia sẻ nhỏ về lúc hành thiền, để chúng ta có thể phù hợp thì chị có thể áp dụng. Tại vì em thì cũng học thiền, rất là biết ơn đến thầy thì khi biết thầy và em cũng biết được cái môn thiền, em cũng đã đi học được vài khóa. Thì đúng là khi mà mình thiền thì trung bình em ngồi được một tiếng, đúng là có rất là nhiều cảm giác, rất là nhiều những suy nghĩ hay là những việc mà trong ngày. Thì bắt đầu nhắm mắt lại là bắt đầu là nó sẽ quay cuồng vào trong đầu của mình, bây giờ mình cứ mong muốn nó hết cái này, xong nó lại đến cái kia, đúng không chị. Rất là khó chịu đúng không ạ, tuy nhiên đúng là giống thầy đã chia sẻ, thì Đức Phật cũng có nói là cuộc sống của chúng ta rất là vô thường, nó tự sinh ra và nó cũng tự mất đi. Tất cả những cảm giác đó nó chỉ là tới rồi nó cũng sẽ đi, nó không bao giờ có thể ở với chúng ta được.
Cho nên khi mà chúng ta có suy nghĩ về vấn đề gì đó, thì chúng ta không có nên dính mắc vào nó, chúng ta vẫn nhìn các bạn đó, vẫn có những tư tưởng đó, vẫn quan tâm các bạn đó. Ví dụ như mình cũng phải nhất quán, mình hãy tinh tấn lên, trong cuộc sống thì mình hãy suy nghĩ về việc đó ví dụ như là 5 giây, 10 giây hoặc 1 phút gì đó cho phép, nhưng sau đó mình không nghĩ nữa. Nếu mà khi nào cảm giác đó mà nó cứ hoài hoài mà ùa về với mình, thì như Thiền sư cũng chia sẻ thì ta hãy lấy chánh niệm bằng hơi thở, chị quan sát bằng hơi thở bằng cái mũi của mình, hít vào nếu mà mình không cảm giác được bằng hơi thở thì mình sẽ cho cái tay vào. Hít vào thở ra mình sẽ chánh niệm bằng hơi thở của mình. Tức là để cho cảm giác đó nó đi đi, mình quên nó đi, nó không còn làm phiền mình nữa. Thì mình cứ hãy kiên trì, cái gì cũng vậy mình cần phải thực tập, mình hãy tu luyện thì nó phải cần có thời gian. Sự tu thiền này của chúng ta là cả một hành trình chứ không phải là đích đến, chính vì vậy thì em cũng kính chúc chị hàng ngày, hàng ngày chúng ta thực thi những bài hành thiền một cách tinh tấn hơn, để chị có thể nhận được nhiều giá trị hơn.
Đối với bản thân của em thì bây giờ cảm giác mà em ngồi thiền em rất là thoải mái, mặc dù là các tư tưởng thì lúc nào nó cũng ùa vào. Bởi vì cuộc sống mà, ta vẫn còn cơm cháo gạo tiền, đang còn rất là nhiều thứ chúng ta phải lo nghĩ, chúng ta phải trách nhiệm, rồi đủ thứ. Thì chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi được, chính vì vậy thì không sao cả việc của chúng ta là không dính mắc vào bất kỳ những điều gì. Trong cuộc sống cũng vậy, những điều mà bất như ý hoặc cái điều mà như ý đến, chúng ta luôn luôn đón chào và chúng ta hoan hỷ, biết ơn những điều tốt đẹp và biết ơn những điều không tốt đẹp đến với chúng ta, thì chúng ta sẽ nhận được nhiều hơn. Vâng ạ, thì đó không phải là kinh nghiệm mà đó là những phương pháp em có thể áp dụng trong cuộc sống của mình. Thì em thấy là cuộc sống của mình có nhiều cái chuyển đổi hơn và nhất là tâm trí của em, ngày trước thì em rất là phiền bởi vì kinh doanh mà rất là rối ren, nó cũng rất mệt mỏi và mình hay quạo, hay thế này thế kia. Nhưng bây giờ đúng là tinh thần nó được an thái hơn và cuộc sống chắc chắn sẽ được thoải mái hơn. Em rất là cám ơn chị Tuyết Lan, bởi vì thật sự câu hỏi của chị rất là nhiều người, nhiều anh chị ở đây hành thiền thì chắc chắn là chúng ta sẽ gặp phải.
Rất cám ơn MC Lê Hà, cám ơn phòng zoom, rất cảm ơn nhiều mọi người đã nghe em nói, cám ơn nhiều lắm!
Thầy vô lại, rồi nghe cô MC nói với cô Tuyết Lan, điều đó đúng. Thưa cô bây giờ Bảo Thành rút lại để cho cô thực tập thử một tuần coi như thế nào, khi cô ngồi thiền mà tạp niệm tới nhiều, những ý tưởng khác nó tới. Đừng có phiền não, hãy nhớ đó là chuyện tự nhiên, chỉ cần nhận ra vô thường, mọi cảm xúc, mọi suy nghĩ, mọi thứ cho là tạp niệm đều vô thường tới và đi, đều tới và sẽ đi. Thì không cần phải loại bỏ phải không cô Tuyết Lan, phải không cô MC, các bạn, điều gì hiểu rõ theo vô thường tới rồi đi tại sao phải đẩy lùi nó. Cho nên ngay lúc ấy khi tập niệm tới hít vào thật sâu, phương pháp của Bảo Thành hít vào biết hít vào và phình bụng ra. Lấy yếu tố phình bụng đó để đưa tánh biết tôi hít vào bụng tôi phình ra, tôi thở ra bụng tôi hóp vào. Vì đưa tánh biết vào cái bụng phình và hóp, mọi tạp niệm tới với chúng ta như những nhân vật phụ trong bộ phim mình đang coi qua tư tưởng. Cho nên cô phải thay đổi nhận thức tạp niệm không đáng sợ, thay đổi ngay chỗ nhận thức đó.
Phật nói trong ngũ uẩn sắc – thọ – tưởng – hành – thức, qua sắc thân này mọi cảm thọ nó tới rồi nó đi theo tưởng tượng của chúng ta, nó hành một xâu chuỗi thật dài đi vào sự nhận thức. Nay mình đổi ngay nhận thức của mình, nhận thức rằng mọi hiện tượng đó, mọi tạp niệm đó đều vô thường, nhân vật phụ thôi. Còn nhân vật chính là ta, nhân vật chính trong phim cuộc đời ta là hơi thở, là cái bụng phình khi hít vào, là cái bụng hóp khi thở ra, đó gọi là chánh niệm khi rời xa nhân vật phụ trở về nhân vật chính trong phim là hơi thở. Ngay lúc đó không cần tìm chánh niệm thì tạp niệm đã được nhận diện và theo vòng xoay của vô thường sanh diệt biến mất, chỉ còn lại là thực tại, là hiện tại. Lúc ấy chị đã đạt được chánh niệm và chánh niệm này Đức Phật không nói đến nhất niệm và vô niệm. Trong Tứ Thánh Đế khổ tập diệt đạo, tám con đường đi đến đạo quả chứng đắc của Phật là bát chánh đạo, trong đó không có nhất niệm, trong đó không có vô niệm chỉ có chánh niệm thôi. Còn nhất niệm, vô niệm kia là những chữ nghĩa trong thiền học sáng tác ra sau này, của những vị thiền sư chuyên chú vào để đưa đến sự chứng đắc về cảnh giới này, cảnh giới kia.
Còn Đức Phật bài học đầu tiên sau khi giác ngộ chỉ nói trong bát chánh đạo là chánh niệm. Cho nên chị hãy cất đi chữ nhất niệm và vô niệm vô trong tủ, thực hiện theo bát chánh đạo để những tạp niệm nó chỉ nhảy múa theo vô thường biến mất. Cái còn lại theo hơi thở phình bụng và hóp bụng là chánh niệm. Thì chị đã có được trạng thái an thái rồi và rất thoải mái, chị thực tập như vậy đi chị Tuyết Lan. Một tuần hoặc là lần sau trong ba tuần nữa Bảo Thành gặp lại chị, bắt đầu chị giới thiệu cho mọi người hoặc chia sẻ sau 3 tuần tập luyện coi mình như thế nào nha. Cám ơn cô, dạ cám ơn cô MC, cám ơn mọi người đã nghe.
Con vô cùng biết ơn Thầy, biết ơn MC Lê Hà rất nhiều ạ, biết ơn cả nhà mình, dạ con hiểu rồi.
Vâng ạ, tiếp theo trên phòng zoom em vẫn chưa thấy cánh tay nào nữa, nếu không có cánh tay nào thì em có thể mời một hai chị, chúng ta có thể chia sẻ những cảm nhận, những giá trị mà ngày hôm nay chúng ta nhận được. Con xin mời bác Ninh bật mic của mình lên để giao lưu với phòng zoom được không ạ?
Dạ vâng, tôi xin giới thiệu tên đầy đủ tôi tên là Ninh ở Nha Trang. Hôm nay cũng rất là cám ơn Thầy đã cho chúng con biết được là cách ngồi thiền, mình chánh niệm bằng hơi thở và lấy cây vô thường để mà tưới lên cảm xúc của mình. Thì phương pháp này thực chất cũng rất là nhiều người nói, nhưng mà rất là ít người thực hiện được. Thì tôi thấy phương pháp này cũng rất là hay và tôi thường hay ngồi ở trường sinh học, nhưng mà quá trình mình ngồi thiền thì cũng rất là nhiều tạp niệm và nhiều ý nghĩ nó đến. Nhưng mà mình cứ suy nghĩ theo hơi thở của mình hoặc suy nghĩ thêm một chủ đề nào đó, mình cám ơn, mình biết ơn những điều gì đã xảy ra đối với mình. Thì những tạp niệm đấy nó cũng dần dần sẽ hết, sẽ đi. Chủ yếu là mình cứ nghĩ rằng là bản thân mình nói chung là nó yên tâm là được, sau khi mình ngồi thiền xong là có thể mình thoải mái, vui tươi, cảm thấy yêu đời hơn. Thì tôi nghĩ đấy là cái thiền mình đạt được mục đích. Vâng ạ, hôm nay tôi chỉ có san sẻ những điều nho nhỏ như vậy thôi, cũng không biết gì hơn, rất là cám ơn Thầy!
Dạ cám ơn anh, chúng ta có rất là nhiều các pháp phương thiền như cảm xạ học, trường sinh học, thiền để tìm ra năng lượng gốc, tất cả những điều đó đều là những đề mục như anh vừa nói. Để chúng ta đạt được sự sung sướng, sự hạnh phúc, sự thoải mái trong cuộc sống, để bớt nhọc nhằn trong cuộc đời này. Nhưng mình phải nâng cấp như cái phone, iPhone bây giờ mỗi một năm ra một cái iPhone mới, nó có ứng dụng đặc biệt hơn. Ngày nay trong kỹ thuật học người ta tăng trưởng rất là nhiều. Mình hãy theo nhà khoa học giác ngộ là Phật, tăng trưởng và nâng cấp cho sự tập luyện của mình để mình thoải mái thực sự tận cái gốc của nó. Thì như anh nói phân bón cho hơi thở chánh niệm, nguồn nước để tưới tẩm vào trong những phiền ưu của mình là vô thường. Hãy mang cái này nâng cấp cách tu tập mình một thời gian coi thấy nó khác không. Tại vì điều gì cũng cần phải trải nghiệm, Phật dạy đừng có tin ngay, thực tập đi, thấy nó công hiệu, ứng dụng được cho đời sống của mình mang vào áp dụng. Đức Phật không bắt chúng ta phải tin, mà Đức Phật luôn hướng dẫn để ta có sự trải nghiệm thực sự. Mà ngay lời Phật chúng ta ứng dụng mà nó không có hữu hiệu gì Phật nói bỏ đi. Cho nên chúng ta hãy cho mình, bản thân mình cơ hội thực tập thử, mang vô thường là nước tưới vào hơi thở chánh niệm. Để coi mình được thoải mái thật sự khi tạp niệm hoặc những sự bận rộn cuộc đời nó dẫn dắt hay không, rồi lần sau gặp nhau chúng ta chia sẻ qua sự thực tập một cách rõ ràng hơn. Cám ơn sự chia sẻ của anh nhiều, cám ơn anh!
Cám ơn thầy ạ!
Rất là cám ơn sự chia sẻ của bác Ninh rất là giá trị, đó là những bài học mà trong phòng zoom này con nghĩ rằng cũng có rất là nhiều cô bác, anh chị, bản thân con cũng nhận được, bài học của bác rất là tinh tấn ạ! Tiếp theo con có thể mời bác Nguyễn Thị Vy, một bác gái rất là dễ thương ạ! Bác có thể bật mic của mình lên chia sẻ cảm nhận ngày hôm nay, bác Vy có thể nhận được những giá trị gì ạ?
Xin chào Thầy, xin chào MC xinh đẹp, cũng ít khi ngồi thiền không biết được, nhưng mà thấy mọi người thiền thì mình cũng thích, nhưng mà chưa biết cách ngồi như thế nào?
Vậy là bác Vy có nghe thấy là cả nhà và thầy chia sẻ về cách thiền thì rất là hay, rất là tốt, nhưng mà bác Vy thì chưa biết cách ngồi thiền như thế nào. Vâng ạ, thì con kính bạch thầy có thể chia sẻ những cái ngắn và dễ nhất cho bác Vy được rõ hơn ạ, con kính bạch Thầy ạ!
Dạ thưa cô, thiền đừng nghĩ là ngồi mà giả sử như cô ngồi có thể ngồi xếp bằng hoặc ngồi trên ghế sofa, ghế salon hoặc ngồi bất cứ một trạng thái nào mà cơ thể cho phép thấy thoải mái, giữ lưng cho thẳng một chút xíu, toàn thân buông lõng và bắt đầu mình theo dõi hơi thở vào. Ai cũng thở phải không thưa cô, thì khi cô hít vào đó cô biết cô hít vào, cô thở ra cô biết cô thở ra, chỉ cần cô thêm một chút xíu nữa thôi. Thêm hương vị là hít vào bụng tôi phình ra, thở ra bụng tôi hóp vào, đó là giai đoạn đầu. Hít vào phình bụng chậm như rùa, thở ra hóp bụng chậm như rùa, chậm như con rùa đừng có nhanh. Cứ hít vào phình bụng chậm như rùa, nhớ cái khẩu quyết này, thở ra hóp bụng chậm như rùa, theo dõi hơi thở đó.
Đó gọi là thiền trong giai đoạn đầu, mà khi cô ngồi như vậy những suy nghĩ tới lui nó làm phiền cô, thì cô nhắc mình vô thường, tất cả là vô thường. Có nghĩa tất cả những điều gì tới rồi nó sẽ đi, không cần phải xua đuổi, không cần phải nắm bắt, bởi vì nó tới nó đi, có nắm giữ níu kéo nó cũng sẽ đi. Bởi vì nó tới nó đi, nên không cần xua đuổi, nó có đó rồi nó sẽ đi, suy nghĩ một cách tích cực như vậy. Cứ thế hít vào phình bụng chậm như rùa, thở ra hóp bụng chậm như rùa. Khi ngồi ngồi trên ghế, ngồi xếp bằng, ngồi trên giường theo tư thế thoải mái hoặc khi đang đi bộ cho khỏe cũng làm được thao tác này. Làm dần nó quen và hơi thở chánh niệm đó sẽ là điều tất yếu xảy ra mọi lúc mọi nơi. Cô sẽ có được sự an vui, mà mình chú trọng vào hơi thở phình bụng và hóp bụng sâu như vậy, theo các nhà y học mình mang hơi thở sâu xuống dưới bụng tạo cho phổi có cơ hội lọc oxy, đưa sâu vào máu hơn. Thì mình sẽ có đầy đủ hơi thở sâu vào trong phổi, để đáp ứng oxy cho não bộ, mình sẽ khỏe, đây là điều hiển nhiên, cô thực tập thử nha cô, cám ơn cô đã hỏi.
Cám ơn Thầy, cám ơn cô MC xinh đẹp, cám ơn phòng zoom.
Rất là cám ơn đến thiền sư, cám ơn đến cô Vy! Ngày hôm nay cô Vy đã hiểu hơn được về cách hành thiền rồi đúng không ạ! Vâng chúng ta cần phải tập mỗi ngày, đầu tiên thì cứ thực tập 5 phút thôi ạ, 5 phút thôi rồi sau đó là chúng ta từ từ. Khi mà quen rồi thì có thể thực tập thời gian được nhiều hơn, một lần nữa thì kính chúc cô Vy sẽ thực tập về cách thiền một cách tinh tấn hơn ạ! Rất là cám ơn cô rất là nhiều và trên màn hình em thấy có chị Đào Thị Hiền, ngày trước thì chị cũng chia sẻ những câu hỏi với thầy đúng không ạ? Ngày hôm nay chị có kết quả gì, thì em rất là mong chị có thể chia sẻ cho thầy và cho cả phòng zoom của chúng ta biết được về kết quả của chị Hiền trong khoảng thời gian qua, chị Hiền đã nhận được điều gì ạ? Em mời chị!
Con biết ơn thầy, chào cô MC xinh đẹp, chào gia đình Phạm Gia. Từ hôm con được vào chương trình Phạm Gia, con được học bài chia sẻ của thầy, con cũng học được nhiều điều từ thầy ở trong chương trình. Con cũng biết cách, thầy dạy bài đầu tiên là học cách buông bỏ, là hiện tại con đã buông bỏ được khoảng 60, 70% những nỗi buồn hoặc là những sự phiền muộn trong cuộc sống, là con đã buông bỏ được. Thì hôm con nghe được bài giảng của Thầy, thì con đã buông bỏ được nhiều và hôm nay con lại học được bài tập thở của thầy, thở chánh niệm. Thì nói thật lòng là con đang ngồi phòng zoom thật, nhưng lúc thầy nói là hít vào là phải phình bụng, mà thở ra thì hóp bụng, thì con đang học là con cũng đang tập thở. Thì con thấy nếu mà học tập thở như thế, chỉ cần mình cảm thấy là chú tâm vào học, thì con thấy là hít vào thở ra tầm 10 lần là cảm thấy nó quen. Lúc Thầy đang dạy cách là con cũng đang tập thở, thì con cảm thấy là nếu mà cứ làm như thế, ngày nào chỉ cần làm hai ba phút thôi cũng được, nhưng là mỗi ngày nâng lên một tí là có thể có tác dụng thầy ạ! Vâng con biết ơn Thầy, biết ơn phòng zoom!
Cũng nói thêm ở chỗ mà mình phình bụng hóp bụng, khi mình phình bụng hít vào, thở ra hóp bụng, hệ thống tiêu hóa sẽ tốt đẹp hơn. Những ai học về trường sinh học, cảm xạ học hoặc luân xa, thì khi mình phình bụng ra là mình tác động vô luân xa số 1, số 2, nhâm mạch và đốc mạch. Luân xa số 1, số 2 dưới đan điền khí hải, thì luồng chân khí dưới đó sẽ vận hành, khi mình hóp bụng nó lên luân xa số 5, số 6 và số 7 dễ dàng hơn. Mỗi một hơi thở như vậy sau khi mình hít chừng 5 phút mình ngưng, mình để bình thường. Bảo đảm những ai học về trường sinh học, cảm xạ học hoặc về luân xa học sẽ nhận diện ra những năng lượng tự xoay, tự vận hành khắp châu thân của mình. Đây là điều để mình hoan hỷ, mình vui mà, về y học nói rõ các huyệt đạo là những kho chứa năng lượng, mà ít có khi nào chúng ta mở kho ra để xài, quên cho đến khi chết rồi nó mất. Cho nên khi chúng ta thực tập cách thiền này là chúng ta sử dụng nguồn năng lượng vốn có, tích lũy trên các luân xa, các huyệt đạo để trợ cho thân được khỏe, ngõ hầu tinh thần an vui. Nếu ai chú trọng đến sức khỏe của thân, ngoài những chất dinh dưỡng như bài học vừa rồi mình nói về sỏi thận lúc đầu đó hoặc những bài học mỗi một ngày chúng ta được nghe qua các cách ăn uống. Thì đây cũng là cách tu tập để trợ lực về phần Nutrition, trong cái Nutrition của hơi thở, của dưỡng khí, của dưỡng sinh qua thiền học rất tốt. Mong rằng mỗi người thêm một chút xíu nữa qua sự cố gắng học hỏi này, để ta có một sức khỏe an thái trong cuộc đời. Dạ xin cảm ơn cô và cô MC ơi hình như mình cũng tới giờ rồi, dạ Mô Phật!
Cho con xin độ 30 giây thôi, dạ Thầy ơi, con cũng là theo học về kim tự tháp, trước là cũng có học về quay luân xa, nhưng mà chính con học thì đa số học lý thuyết, thực hành thì cũng không được nhiều. Nhưng mà hiện giờ là con cũng đang học mà con chưa biết cách thở, thì hôm nay học bài học của thầy, bài giảng của thầy con đã biết cách thở. Bởi vì hàng ngày con vẫn tập kim tự tháp thầy ạ, thì thầy có biết chút về kim tự tháp không.
Dạ thưa cô, mình biết đó, bây giờ cô về tới hít thở như vậy nha. Hít thở phình bụng và hóp bụng sâu ở dưới bụng như vậy xong trong chừng 5 phút, cô ngồi yên cô sẽ thấy năng lượng từ luân sang số 1, số 2, số 3, số 4, số 5, số 6, số 7, tức là 7 kho năng lượng đó nó kết nối với nhau và thấy trên đỉnh đầu mình, huyệt bách hội nó sẽ lan tỏa, nó quay, nó xoay, nó lăn tăn, lăn tăn, nó xoay. Mình chỉ nhìn theo nó tiếp tục vận hành hơi thở, thì dần dần năng lượng nó sẽ lan tỏa nên huyệt bách hội. Cho nên cô thực tập đi, xong 3 tuần nữa gặp lại mình chia sẻ, sau 3 tuần thực tập cái kim tự tháp của mình nó có lên trên bách hội hay không nha cô!
Dạ vâng con biết ơn thầy ạ! Ba tuần nữa con sẽ có câu trả lời với thầy, dạ con biết ơn Thầy!
Vâng ạ rất là biết ơn Thầy, rất là cảm ơn đến chị Đào Thị Hiền, giá trị chị nhận được đã chia sẻ cho phòng zoom của chúng ta rất là nhiều giá trị. Bây giờ thời lượng của chương trình cũng hết rồi, một lần nữa thay mặt ban tổ chức chúng con gửi lời biết ơn đến Thiền sư Thích Bảo Thành, chúc Thầy có một sức khỏe dồi dào và cống hiến cho chúng sanh thật nhiều, nhiều hơn nữa. Kính chúc cô bác và anh chị, cùng cả nhà chúng ta có một đêm ngon giấc, xin chào và hẹn gặp lại cô bác, anh chị vào zoom vào 20 giờ tới ngày mai.