Bảo Thiện đánh máy
Mô Phật! Bảo Thành xin kính chào quý Thầy, quý Sư Cô và tất cả các bạn đồng tu. Giờ tu đã tới, kính mời tất cả mọi người chúng ta hãy cùng nhau quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo, để bắt đầu buổi đồng tu ngày hôm nay.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Chúng con nguyện mười phương chư Phật, ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng sanh và gia trì cho chúng con miên mật hành trì mật thiền chánh pháp, để lan tỏa tình yêu thương, thắp sáng đuốc tuệ, sống đời tỉnh thức, hành các pháp thiện, quán chiếu thấy rõ các pháp là Vô Thường, là Khổ, là Vô Ngã. Chúng con cũng đồng nguyện cho Cửu Huyền Thất Tổ ông bà cha mẹ, những người yêu thương đã quá vãng được siêu sanh tịnh độ. Nguyện cho tất cả mọi hàng đệ tử chúng con và song thân phụ mẫu thân tâm thường an lạc, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, tinh tấn tu học, tin sâu nhân quả, nguyện cho thế giới hòa bình chúng sanh an lạc, xin chư Phật Từ Bi chứng minh!
Mời các bạn đặt tay phải vào lòng bàn tay trái, chúng ta hãy ngồi xuống trong an nhiên và tự tại. Nghe lời và nhớ Đức Phật dạy rằng lấy Trí Tuệ làm sự nghiệp để giải thoát khỏi luân hồi sanh tử, lấy Từ Bi lan tỏa tình yêu thương. Trong từng hơi thở vào ra của chánh niệm ta đưa tánh biết trở về, nhận diện thật rõ mọi cảm xúc, mọi suy nghĩ từ thân và tâm của chúng ta. Mang tình thương chuyển hóa tất cả những vết thương trong lòng. Mang ánh sáng của Trí tuệ để nhìn thấu mọi u mê. Mang sự tỉnh thức để quyết định những việc làm đúng pháp thiện của chư Phật, chúng ta hãy bắt đầu.
Hít vào bằng mũi, phình bụng ra, thở từ từ hóp bụng, tổng trì mật ngôn, tiếp hiện năng lượng, hồi hướng nhau.
Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê – Sa Bi Mô U (7 Biến)
Các bạn đồng tu, trong Phật giáo của chúng ta, trong cuộc đời của những người Phật tử mình, khi nghe hai chữ Niết Bàn là nghĩ ngay tới cái chết hoặc ở đâu đó có đám ma, mình nói rằng người đó đã nhập Niết Bàn rồi. Hai chữ Niết Bàn hình như nó còn mông lung với mọi người. Một là dẫn đưa tâm ý nghĩ đến người nào đó mới chết, hai là phải bậc giác ngộ cao siêu lắm, bay về cõi nào đó như một hành tinh được gọi là Niết Bàn. Một số các bạn Phật tử chúng ta, hôm nay chúng ta chia sẻ về điều này đối với Phật tử, cũng chẳng biết Niết Bàn là gì. Rồi thấy Niết Bàn theo kiểu giác ngộ thì cao, xa vời tầm tay, mà Niết Bàn như nói về người chết thì lại sợ hãi, vẫn thích lặp đi lặp lại hai chữ Niết Bàn. Trong Tâm Kinh Bát Nhã thường nói cả ba đời luôn luôn sự cứu cánh, mục đích là đi về với Niết Bàn, người ta gọi là cứu cánh Niết Bàn, mà ba đời chư Phật đều như thế. Ai đọc kinh của nhà Phật, nghe nhiều giáo lý cao siêu chữ Niết Bàn được định nghĩa dưới nhiều hình thức.
Chẳng hạn như gọi là Niết Bàn hữu dư, nghĩa là ta còn sống. Một bậc Alahán, một bậc thánh giác ngộ rồi không còn tham sân si, đã tận diệt rồi đó các bạn. Tức là không còn tham sân si nữa, nhưng vẫn còn ngũ uẩn là còn thân tướng này, còn cảm – thọ – tưởng – hành và thức, nhưng đã đoạn diệt được tham sân si không còn u mê, hết khổ đau như đang sống với chúng ta vậy đó. Thì cái đó gọi là Niết Bàn hữu dư, tức là còn cái thân. Còn vô dư là đối với những bậc cũng như vậy, nhưng không còn ngũ uẩn, tức là không còn thân xác này, cảm – thọ – tưởng – hành – thức nữa và người đó không còn tái sinh luân hồi nữa thì gọi là vô dư. Rồi còn đặt ra nhiều cái tên thật nhiều theo thiền huệ, thiền này thiền kia. Có Niết Bàn vô ái, Niết Bàn này, Niết Bàn kia nhiều lắm mà người Phật tử bình thường chúng ta đọc thấy rất là rối.
Cứu cánh Niết Bàn đối với Bảo Thành cho sự suy nghĩ mộc mạc của người Phật tử, nhưng khi chứng đắc được thì thật sự rất cao siêu vi diệu. Vậy cứu cách Niết Bàn của người Phật tử chúng ta nói riêng, nói chung tùy. Nhưng đối với người tu tập mật thiền chánh pháp, Niết Bàn mà chúng ta gọi là cứu cánh để chứng đắc được, chẳng phải đợi đến khi chết hoặc trở thành một bậc Alahán cao siêu thần thông. Nhưng là những người nương vào chánh niệm của hơi thở, sống tỉnh giác, mang yêu thương ban rải, hồi hướng cho muôn người, mang sự sáng suốt suy nghĩ, vận hành tư tưởng của mình, lời nói của mình, hành vi của mình đúng với pháp thiện. Để đoạn diệt được tất cả sự suy nghĩ lời nói và hành vi bị tâm tham sân si điều khiển. Thì đó chính là Niết Bàn của mật thiền chánh pháp, một trạng thái tĩnh lặng an vui, an lạc. Nó không còn khổ, không còn phiền não nữa.
Nói đơn giản, nghe đơn giản nhưng thực hiện cần phải trải qua sự thực tập và hiểu thấu. Đức Phật dạy muôn loài chúng sanh đều muốn tránh khổ đau và phiền não, thành tựu được sự an lạc, đúng. Nếu chúng ta hết phiền não và khổ đau, sự an lạc hiện tiền nó hiện hữu trước mặt, nó hòa nhập vào trong cuộc sống, trạng thái đó gọi là Niết Bàn hữu dư. Tức là Niết Bàn một trạng thái ta có thể thành tựu được ngay trong cuộc sống là thân phận Phật tử bình thường. Chỉ nhớ được bí kíp bình thường, bí kíp đó là gì? Là phải nhận diện được sự có mặt của tâm tham sân si của chúng ta và mang cái gì để chuyển hóa tâm tham sân si? Mang tình yêu thương của mật ngôn Mu A Mu Sa, mang sự sáng suốt của mật ngôn NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang, mang sự tỉnh giác của mật ngôn Ma Sa Ốp Uê, mang tâm thiện lành chân như vốn có của chúng ta qua mật ngôn Sa Bi Mô U.
Trong hơi thở của chánh niệm nhận diện cho thật rõ, mang năng lượng đó điểm hóa suy nghĩ của chúng ta khi khởi dậy, thấy suy nghĩ nó khởi lên có dính vào bụi tham sân si liền mang Mu A Mu Sa – tâm yêu thương tẩy rửa. Thấy tư tưởng khởi lên mang sự u mê tăm tối, liền mang NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang, gọi là ánh sáng của Trí tuệ chiếu vào đó để nhận diện mọi hiện tượng đều vô thường sanh diệt tới lui, bám víu vào sẽ tạo ra khổ. Từ đó chẳng có tôi, chẳng có ta, chẳng có ngã tướng. Cái nhìn như vậy là cái nhìn quán chiếu sâu sắc để chúng ta có thể chuyển hóa được tâm si mê, tâm tham, tâm sân giận. Qua một thao tác bình thường mà mỗi người chúng ta tập luyện hàng ngày. Như lời Đức Phật dạy nương vào hơi thở chánh niệm vào ra, dùng tánh biết quán chiếu mọi suy nghĩ, mọi lời nói, mọi hành vi. Nhất cử nhất động ngay trong nhà bếp, ngay trong phòng ngủ, ngay tại nhà hoặc nơi làm việc, trong sự tương tác đối với người trong gia đình hoặc người trong xã hội. Luôn luôn lấy hơi thở chánh niệm tỉnh giác biết thật rõ coi, những lời ta trao cho nhau có xen lẫn bằng những tâm sân, những hành vi ta đối xử với nhau có phải bằng tâm tham hay không và những suy nghĩ của mình có mê muội hay không. Phải nhận biết được, khi nhận ra được là ta đang tỉnh giác. Nhận ra được mà mang tình thương để tẩy rửa, mang tâm từ bi, mang ánh sáng của trí tuệ đó nhìn thấu, mang sự tỉnh thức đó, mang tâm thiện đó mà vận hành, ta là người đang bước vào Niết Bàn tại thế trong trạng thái tĩnh lặng, an vui.
Cuộc sống này có biết bao nhiêu cái khổ, biết bao nhiêu sự phiền não tới từ cái sợ. Sợ hãi mình bị mất đi những điều thật sự không tồn tại, nó đâu có tồn tại mãi đâu trong tinh thần vô thường, tới đi, có đó rồi mất, thành trụ ngoại không. Nhưng chúng ta lại sợ mất, do đó chúng ta khổ. Vì vậy những lời nói, suy nghĩ, hành vi của chúng ta luôn bị tâm tham sân si dẫn dắt và ta chẳng bao giờ được an vui hạnh phúc. Từ đó mà thấy lời của Đức Phật xa quá, khó thành tựu, khó thành đạt được. Niết Bàn trong Phật giáo hình như hai chữ mơ hồ chỉ tưởng tượng mà thôi. Thưa các bạn điều đó không đúng, Niết Bàn chúng ta có thể thành tựu được ngay trong đời này, đó chính là trạng thái tĩnh lặng an vui, không còn khổ và phiền não.
Vì chúng ta đã chuyển hóa được tham sân si, nương vào chánh niệm tỉnh giác của hơi thở, mang tâm từ bi tẩy rửa mọi cấu uế. Mang sự sáng suốt trong chánh niệm tỉnh giác để nhìn thấu vào mọi tạo tác, suy nghĩ và lời nói. Mang sự tỉnh thức để luôn luôn sống thật, sống rõ, sống biết, sống thấu và mang tâm thiện trao cho nhau. 4 cái tâm này rất quan trọng, nếu như trong thiền của hơi thở chánh niệm ta ứng dụng đúng, đó là tâm Từ bi, tâm Trí tuệ, tâm Tỉnh giác và tâm Thiện lành. Ứng dụng thật rõ trong hơi thở quán chiếu và mang vào thực hiện trong đời sống của mình, các bạn và Bảo Thành sẽ đạt được sự tĩnh lặng toàn diện. Bởi tâm tham sân si không có cơ hội dẫn dắt, đày đọa chúng ta nữa và như vậy chúng ta thật sự đã đạt được trạng thái của Niết Bàn.
Đối với Phật tử tại gia của chúng ta đây là một trạng thái để cân bằng mọi cảm xúc, để cân bằng mọi suy nghĩ, để cân bằng mọi ngôn từ ứng dụng trong đời sống và cân bằng mọi tạo tác đối với mọi người. Giúp cho ta giữ được sự thăng bằng như vậy và làm chủ được chúng, để rồi ta luôn luôn hạnh phúc an vui. Dù cho cuộc đời có trái nghịch không như ý, dù cho những cảnh xảy ra hoàn toàn như ý họ, chẳng theo ý mình, ta cũng an vui. Bởi vì sao? Tâm tham sân si của chúng ta đã được bào mòn, đã được chuyển hóa mỗi 1 giây, mỗi 1 phút, mỗi 1 ngày trong sự tĩnh lặng, an trú trong hơi thở chánh niệm. Mang từ bi để gội rửa cấu uế, mang ánh sáng để nhìn rõ cuộc đời của mình, mang sự tỉnh thức để hành trì, để làm chủ cuộc đời này trong sự tỉnh thức đó và luôn luôn mang các pháp thiện đối xử với nhau. Các bạn, đó chính là Niết Bàn tại thế, mà gọi là cứu cánh Niết Bàn của người Phật tử tại gia cần phải chú ý để thực hiện, để hành trì, để tu tập. Để chúng ta không còn mông lung như là ý nghĩa Niết Bàn là tượng trưng như một sự biểu tượng cho người đã chết hoặc cho những bậc là Phật, là Alahán, là thần thánh mới có được Niết Bàn, không!
Đức Phật dạy cho chúng ta rất thực tế, lời giáo huấn của Ngài, sự khai thị của Ngài bằng những điều Ngài truyền dạy được lưu truyền tới ngày hôm nay. Ai đọc cũng hiểu, ai thực hành cũng chứng, thật dễ. Nếu chúng ta biết gạt bỏ những sự huyền diệu của ngôn ngữ mà người ta cứ đặt để ra, để rồi đẩy ta vào sự mù lòa do ngôn ngữ che chắn. Thì nhất định hai chữ Niết Bàn không có thật đối với người Phật giáo, bởi vì bị mù lòa do ngôn ngữ. Nhưng nếu chúng ta hiểu cho thấu Niết Bàn là một trạng thái tĩnh lặng, của người biết nương vào hơi thở của chánh niệm tỉnh giác, để chuyển hóa từ từ từng phần hoặc toàn diện tâm tham sân si của mình, bằng tâm gì? Bằng tâm Từ bi, bằng tâm gì? Tâm Trí tuệ sáng suốt, bằng tâm gì? Tâm Tỉnh giác thấu rõ để xả buông, bằng tâm gì? Tâm Thiện trong ứng xử hàng ngày. Thì tham sân si kia không còn chỗ đứng trong cuộc đời của chúng ta. Như vậy chúng ta thành tựu được Niết Bàn ngay trong cuộc đời, dù là Phật tử, dù như Bảo Thành và các bạn.
Đó là mục đích mà chúng ta hành trì mật thiền chánh niệm hơi thở tỉnh giác và mang năng lượng thực tế vốn có của chúng ta kích hoạt chúng bằng các mật ngôn qua hơi thở. Để thành tựu được Niết Bàn là trạng thái tĩnh lặng an vui, an lạc, không đau khổ, không phiền não trong cuộc sống này. Đừng đợi đến chết hoặc đợi đến vô lượng kiếp sau, để rồi nghĩ rằng ta có thể thành tựu mà không thực tập để chuyển hóa tâm tham sân si. Thì như vậy ta đang mê tín, đắm chìm vào một lời hứa của kinh sách hoặc của một vị nào đó. Hãy nhớ Đức Phật dạy, Đức Phật là ai? Là bậc thầy giác ngộ, hiểu thấu, lời dạy của Ngài thật đơn giản, dễ đưa chúng ta đạt được trạng thái tĩnh lặng an vui và rời xa tâm tham sân si. Hãy thực tập thật đơn giản và hãy hiểu thấu điều này để các bạn và Bảo Thành luôn luôn an trú trong tâm tĩnh lặng, tức là an trú trong Niết Bàn hiện tại của cuộc sống, qua hơi thở chánh niệm quán chiếu mỗi ngày. Các bạn, mời các bạn trở về với hơi thở của chánh niệm.
Thưa Phật! Niết Bàn mà người Phật tử của chúng con hiểu đó là sự tĩnh lặng, do sự hành trì chuyển hóa tâm tham sân si qua hơi thở của chánh niệm tỉnh giác. Mang yêu thương lan tỏa khắp mọi nơi, mang trí tuệ để sống thật trong sự sáng suốt, mang sự tỉnh giác để sống một đời tỉnh thức và mang các pháp thiện trao cho nhau mỗi một ngày. Nguyện xin Phật gia trì cho chúng con nương vào hơi thở chánh niệm, để thành tựu được cứu cánh trong cuộc đời ngắn ngủi này là Niết Bàn, sự tĩnh lặng, sự an vui trong cuộc sống.
Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, tổng trì mật ngôn.
Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê – Sa Bi Mô U (7 Biến)