Search

4044. Mở Rộng Trái Tim Để Chấp Nhận Những Điều Trái Nghịch

Bảo Đăng đánh máy

Bảo Thành xin kính chào tất cả quý ông bà cô bác, quý anh chị ở trong phòng zoom của Phạm Gia Nutrition, một phòng zoom đặc biệt luôn luôn mang tới những kiến thức tuyệt vời, hữu ích, thông dụng trong cuộc sống này để nuôi dưỡng sức khỏe của thân, sự trong sáng của tinh thần và sự tỉnh thức của tâm. Bảo Thành rất hạnh phúc hôm nay lại có cơ hội nói chuyện với quý vị về “Mở Rộng Trái Tim”. Nghe hai chữ mở rộng, mở rộng cái gì? Trái tim của chúng ta. Chúng ta mở rộng như thế nào đây để tiếp nhận, để chấp nhận hay để đương đầu với những trái nghịch trong cuộc sống?

Cuộc sống này chúng ta, mọi người không cần biết là có kiến thức hay không có kiến thức, có trình độ cao hay thấp, giàu hay nghèo, đẹp hay xấu, sinh ra trong gia đình có quyền, có tiền, có lực hay sinh ra vất vưởng ở ngoài đời, sinh ra ở Việt Nam, châu Âu, châu Mỹ hoặc sinh ra ở châu Phi, châu Á,… bất cứ chỗ nào. Là một bậc thánh hay một vị phàm phu như chúng ta, thì ai ai cũng luôn luôn có những trái nghịch tới với cuộc đời. Đừng vì những trái nghịch xảy ra trong cuộc đời mà chúng ta cho rằng phận đời mình hẩm hiu, tạo điều kiện cho những suy nghĩ tiêu cực lấn chiếm tâm thức của ta, dẫn đưa ta vào những điều khởi lên những tư tưởng, hình thành những hành động và tạo ra nhân cách, mệnh số của mình xấu đi.

Một tấm gương nếu như chúng ta biết tới không hẳn chỉ có Phật mà ngay Chúa, trong cả hai tôn giáo lớn. Bảo Thành lấy ví dụ này để mỗi người chúng ta phải hạnh phúc và dũng mãnh lên, bởi nghịch cảnh luôn tới với mọi người và sự trái nghịch luôn tới với muôn người. Đức Thế Tôn bậc giác ngộ, cả cuộc đời của Ngài cho tới khi Ngài viên tịch có nghĩa là Ngài chết, sự trái nghịch luôn tới với Ngài dưới mọi góc độ. Sự trái nghịch tới với Phật đôi khi quá mạnh bạo, nguy hiểm đến sức sống của Ngài, sự trái nghịch tới với Chúa cũng như vậy. Họ dèm pha, chê bai, họ tung hô ngày hôm trước hôm sau họ sẵn sàng giết Chúa. Người phàm phu như Bảo Thành và các bạn nhất định không thể trốn tránh được những trái nghịch đến trong cuộc đời. Nếu như chúng ta biết mở rộng trái tim để tiếp nhận, hay đón nhận, hay chấp nhận những trái nghịch trong cuộc đời thì điều đó rất tốt. Nhưng cách nói này ai cũng có thể nói, làm được hay không cần phải hiểu cho thấu và phải trải qua sự thực tập. Còn nếu không đã bao nhiêu lần Bảo Thành và các bạn cũng từng nói chúng ta hãy mở rộng trái tim để đón nhận hoặc chấp nhận những trái nghịch. Nhưng rồi khi nó xảy tới tâm thần của chúng ta rối loạn, rơi vào trạng thái không còn biết gì, giải quyết không được để lâu bị trầm cảm, sanh bệnh.

Có một câu chuyện mà Bảo Thành rất thích thời Đức Phật, lúc ấy Đức Phật mới giác ngộ thôi. Có một ông vua, ông vua Ba Tư Nặc là một Phật tử thuần hành. Lúc ấy ông ấy lên làm vua, ông ấy muốn có một sự quan hệ tốt với dòng họ Thích, tức là dòng họ của Đức Phật, do vậy ông ta gửi người tới và muốn cưới một người con gái trong dòng họ quý tộc của dòng họ Thích để kết thân giữa hai đất nước. Nhưng dòng họ Thích lúc ấy các bậc trưởng lão họp lại không chấp nhận, bởi cho rằng vua Ba Tư Nặc là một ông vua không có tốt, mọi rợ đó mà, vua của một tiểu quốc nhỏ không xứng tầm để lấy một công chúa, một người đẹp trong dòng họ Thích. Nhưng có một ông, ông đó tên là Ma Ha Năng, ông ra ý kiến rằng để ông giải quyết. Và rồi trong nhà ông ta có một người hầu sinh được một người con gái rất đẹp, ông ta cho người con gái con của người hầu kia, người nô lệ trang điểm thật đẹp, giới thiệu và gã cho vua Ba Tư Nặc. Vua Ba Tư Nặc cũng không nhận ra và cũng cưới. Cho tới sau này cô người hầu đó đã mang thai với vua Ba Tư Nặc và sinh ra một người con đặt tên là Lưu Ly.

Lên 8 tuổi Lưu Ly, hoàng tử đó được cho phép về thăm bên ngoại là dòng họ Thích. Trong những trò chơi của trẻ thơ, cậu bé Lưu Ly đã vô một giảng đường vừa xây xong để cúng dường cho chư Phật, để cúng dường cho trời đất. Trong đó có trang điểm thật đẹp, có tòa sư tử ở đấy, thì cậu bé Lưu Ly cùng một số các bạn nhỏ đi cùng với mình nghịch ngợm trong phòng đó và cậu ấy đã ngồi lên tòa sư tử. Những người dòng họ Thích nhìn như vậy, thấy như thế thì quở mắng và kéo cậu Lưu Ly xuống khỏi tòa sư tử, quăng ra và cậu ấy bị té xuống, đau đớn, bực bội. Rồi người ta còn chửi bới, mắng mỏ, phỉ báng, nói thật to “Dòng cái thứ con của người hầu nô lệ, sao có tầm xứng đáng ngồi trên tòa sư tử”

Câu nói đó làm cho cậu bé Lưu Ly ngỡ ngàng đau đớn và nhận biết mình chẳng phải là con của một công chúa hay hoàng hậu, một người đẹp của dòng họ Thích, mà mình là con của một tì nữ, một nô lệ. Cậu ấy ôm hận ở trong lòng, nói rằng khi lớn lên nếu làm vua sẽ trừng phạt dòng họ Thích. Sau này vua Ba Tư Nặc mất và Lưu Ly lên làm vua, liền kéo quân qua đánh dòng họ Thích. Lần thứ nhất, lần thứ nhì Đức Phật cản và vua Lưu Ly đã dừng, lần thứ ba Đức Phật cản không được, bởi Đức Phật thấy túc duyên đã đủ. Túc duyên là gì? Tức là những nghiệp đã đủ để trổ quả thì không ai có thể ngăn chặn được, khi chưa trổ quả có thể ngăn chặn, khi chưa đủ có thể chuyển hóa, nhưng đã đủ và thời trổ đã tới không ngăn được. Vì vậy dòng họ Thích đã bị vua Lưu Ly tàn sát, hầu hết là bị giết.

Chỉ qua câu chuyện đơn giản như vậy Bảo Thành muốn chia sẻ với các bạn, quý ông bà anh chị em, các bạn đang hiện diện nơi đây rằng: Một sự việc xảy ra trái nghịch trong quá khứ đều tới từ chỗ phân biệt chủng tộc, tới từ chỗ phân biệt giai cấp, tới từ chỗ mà ta thấy người đối diện hoặc người đang tương tác với chúng ta không xứng tầm về kiến thức, về trí tuệ, về đẳng cấp, khinh mạn. Nhưng người ta có quyền lực hoặc muốn giao hảo, thì ta lại dùng những mánh khóe để đáp ứng nhu cầu của người khác, đến khi phát hiện ra chúng ta xử lý không đúng, tạo điều kiện cho tâm sân trỗi dậy và rồi những trái nghịch đó gây tai hại đến sự sống của muôn loài. Nếu như một cậu bé Lưu Ly kia tới nhà chúng ta chơi, bất chợt vô phòng khách ngồi lên bộ ghế salon hay ngồi lên bộ ghế gỗ thật đẹp, mà chúng ta chỉ dành cho chính mình hoặc dành cho người nào đó có quyền, có tiền, có tầm, xứng tầm ngồi đó. Mà cậu bé tới chơi, người hàng xóm tới chơi thôi ta sẽ đối xử như thế nào đây? Có đối xử như dòng họ Thích kéo cậu đó xuống và đẩy cho té, rồi mắng nhiếc chê bai, rồi chửi bới, rồi nguyền rủa hay không? Nhất định là không thể như vậy. Nhưng hình như chúng ta vẫn còn lặp đi lặp lại những thói quen xử lý vấn đề một cách không khéo, chẳng tràn đầy tình thương. Để rồi chỉ cậu bé còn rất nhỏ bị tổn thương sâu ở trong tâm hồn và nghe những lời xỉa xói cay đắng, nhục mạ. Nuôi sự căm phẫn khi lớn lên có quyền lực sẵn sàng trở lại sát hại mọi người.

Tâm sân của chúng ta dù là lớn tuổi, có kiến thức hay trẻ thơ như Lưu Ly vừa 8 tuổi, luôn luôn có. Nếu chỉ để trong môi trường tiếp xúc và sự tương tác không phù hợp đầy hận thù, đầy phân biệt, tâm sân đó rất nguy hại. Như khi cậu bé Lưu Ly thành vua đã sát hại cả dòng họ Thích. Mỗi một người trong chúng ta nếu nhận rõ được mọi trái nghịch tới với mình không phải do ai tạo ra, mà do chính mình và sự không khéo léo của chúng ta để gây ra túc duyên đầy đủ, để những nghịch cảnh khi xảy ra đã không thể kìm hãm được. Như ông vua Lưu Ly trẻ kia đã giết cả dòng họ Thích. Trong cuộc sống cần phải rất khéo, nếu một người thật khéo nhìn thấy một đứa trẻ ngồi vào chỗ không phù hợp sẽ khuyên bảo, sẽ chia sẻ, sẽ nói thật nhẹ và rồi mời cậu xuống, chỉ thế thôi là đã đủ. Nhưng trong cuộc đời chẳng phải đối với trẻ thơ và đối với ai đó còn quá nhỏ, nhưng khi đối xử với nhau chúng ta thường nghĩ sao thì nói ra như vậy với tâm chẳng sàn lọc giữa thiện và ác, giữa đúng và sai, giữa tình thương hay căm phẫn. Mà chúng ta luôn luôn đặt để đối tượng ta đang trực diện tương tác trong cuộc đời này dưới tầm con mắt có vẻ như khinh bỉ, chê bai, coi họ không ra gì.

Các bạn, một trận cuồng phong của vua Lưu Ly đã sát hại gần hết dòng họ Thích, vì một mối hận của năm xưa. Mở rộng trái tim để chấp nhận những trái nghịch trong cuộc sống, không phải là sự trái nghịch lớn như Lưu Ly kia ông vua ấy. Mà những trái nghịch vụn vặt trong những mối tương tác của cuộc đời nơi gia đình, nơi xã hội, nơi cộng đồng. Mỗi người chúng ta phải ý thức được cần phải thật khéo, khéo ở đây không phải chỉ khéo xử lý vấn đề, mà cái khéo cần phải khởi dậy từ tâm yêu thương, lòng từ bi do cái nhìn thấu được những nghiệp chướng đang xảy ra, gây ra những nghịch cảnh của cuộc đời. Để ta chuyển hóa tận gốc rễ bằng cái nhìn thông suốt đó, bằng cách mang tình thương tưới tẩm vào đó để khéo léo xử lý mọi vấn đề, tạo nền tảng vững chắc hơn cho những trái nghịch bởi những duyên xấu của tiền kiếp tạo ra, có cơ hội thẩm thấu năng lượng yêu thương, thay đổi được cục diện và chuyển hóa được những sự tai hại tồi tệ hơn sẽ xảy ra.

Bài học mà Bảo Thành học được nơi cửa Phật ở chỗ, là phải nhìn cho thấu mọi trái nghịch tới trong cuộc đời của mỗi người chúng ta, đều do nghiệp duyên của ta tạo ra, đừng đổ thừa cho ai hết, đừng coi ai là kẻ dưới tầm để đối xử thậm tệ với họ. Đúng như lời Phật dạy phải luôn luôn đối xử với mọi loài chúng sanh bằng sự bình đẳng tánh trí và ứng xử với nhau thật khôn khéo bằng trí tuệ nhìn thấu, thắp sáng cuộc đời bằng tình thương chân thật. Thì mọi hận thù, mọi trái nghịch do những nghiệp ác, do những nghiệp xấu, những nghiệp bất tịnh ta tạo trong quá khứ ngay bây giờ nó hiện hình, ta vẫn có thể tô điểm vào đó ánh sáng của tuệ giác, những màu sắc của tình thương để tạo thành một bức tranh đẹp trang trí cho cuộc đời hơn là đổ vào sự sân hận, dầu, xăng và mồi lửa để tàn sát lẫn nhau.

Làm sao để mở rộng trái tim? Chấp nhận hay tiếp nhận trái nghịch, mỗi người chúng ta phải thực hành sự quán chiếu. Đầu tiên là sự quán chiếu đối với mọi người, mọi vật một cách rất bình đẳng. Nếu có sự tương tác đối với nhau cần phải bình đẳng, cần phải chân thật, cần phải thành kính. Bình đẳng, chân thật và thành kính đối xử với nhau trong những yêu cầu của cuộc đời, trong những trao đổi, trong những mối tương tác, sẽ tăng thêm những phấn hoa cho cuộc đời, để mỗi người có thể trổ bông kết trái đẹp. Còn nếu chúng ta không có sự đối xử bình đẳng, chân thành và thành kính, thay vào đó là sự bất bình đẳng đối xử trong sự dị biệt, phân chia, miệt thị và rồi tráo trở trong những mối giao dịch tương tác hàng ngày, thì nhất định những trái nghịch tới với cuộc đời là điều rất dĩ nhiên bởi ta tạo ra. Ai trong cuộc đời mà không tạo ra những trái nghịch cho sự tráo trở của bản thân mình, cho sự nghĩ sai chưa thấu. Khi nghịch cảnh tới, sự trái nghịch tới hãy nhận xét thật rõ chính vì ta mà sự trái nghịch này tới. Chỉ có tình thương nhìn thấu được nhân quả thiện ác do mình tạo và thật khéo léo dùng trí tuệ nhìn thấu gốc nhân quả đó, mang tâm bình đẳng tánh trí đối xử với nhau, sửa lại, sám hối chân thành. Thì những trái nghịch trong cuộc đời khi tới với ta, trái tim không cần mở nó sẽ tự động lớn mênh mông. Để có chỗ cho những sự trái nghịch đến với mình, mà vẫn có thể nở được một nụ cười thật tươi, để có thể sống chung với những trái nghịch khi nó xảy ra.

Các bạn, không có một điều gì có thể thành công nếu không có trí tuệ và kiến thức. Trí tuệ và kiến thức có rồi, nếu không ứng dụng thực tế thì đó chỉ là những đồ trang điểm treo trên vách tường của hư không, thời gian trôi qua sẽ héo úa không làm được gì. Trí tuệ và kiến thức cần phải trải qua sự thực nghiệm, tu luyện, ứng dụng, thì mọi sự trái nghịch tới với cuộc đời của mỗi người dù dưới một hình thức nào đó, khó hay dễ chúng ta cũng thật khéo để chuyển hóa. Ngõ hầu mang lại sự an lạc cho tự thân, sự thái bình cho gia đình và xã hội. Không cần mở rộng trái tim để chấp nhận nghịch cảnh, nhưng hãy tập luyện thật sự mỗi một ngày bằng sự đối xử bình đẳng với nhau, chân thành và thành kính để trái tim luôn rộng mở. Để khi gặp sự trái nghịch không cần phải mở trái tim mà trái tim kia đã đủ lớn, đủ rộng, đủ thênh thang để chứa đựng và chuyển hóa mọi trái nghịch trong cuộc đời. Y như tâm thái của người mẹ đã có sự chuẩn bị thật kỹ, để rồi khi đứa con sinh ra trên đời này cho tới khi trưởng thành và thành công. Dù xảy ra như thế nào, mọi nghịch cảnh trái nghịch tới, mẹ, trái tim của mẹ vẫn đủ lớn để dìu dắt con bước vào tương lai trong sự thành công mỹ mãn của sự chuẩn bị đã chu đáo.

Các bạn, đó là sự chia sẻ của Bảo Thành ngày hôm nay về mở rộng trái tim để tiếp nhận, hay chấp nhận những trái nghịch bằng sự đối xử bình đẳng với nhau bằng tâm chân thành và thành kính, để giữ được sự hòa khí trong mọi môi trường, hoàn cảnh sống của mỗi người chúng ta. Vâng và bây giờ Bảo Thành xin nhường lại cho cô MC và các bạn, chúng ta có thể chia sẻ sâu hơn vào chủ đề này theo sự trải nghiệm riêng tư của mỗi người. Dạ xin cảm ơn!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Cảm ơn thầy rất là nhiều ạ! Cả nhà ơi, cả nhà có thấy bài chia sẻ của Thiền sư của chúng ta giá trị không ạ? Cả nhà hãy cùng Hà thả thật nhiều trái tim trên màn hình của để gửi lời biết ơn đến thiền sư của chúng ta, một chủ đề rất là giá trị đúng không ạ? Ngày hôm nay con thay mặt phòng zoom rất là biết ơn đến bài hát mà thầy đã chia sẻ cho chúng con trong buổi tối ngày hôm nay. Sau đây là thời lượng của chương trình để chúng ta có thể cùng nhau tương tác với thầy. Nếu cô bác và anh chị nào có những câu hỏi nào mà ta còn trắc trở trong cuộc sống hoặc trong tâm của chúng ta, thì hãy cho mình cơ hội đi ạ. Để ngày hôm nay chúng ta gặp được thầy, thầy có thể cho chúng ta những bài học, những triết lý trong cuộc sống, để chúng ta có thể giải tỏa được, chúng ta có thể thoát khỏi được những cái mà trong tâm ta đang còn trắc trở. Cả nhà hãy giơ tay ưu tiên cho bản thân mình đi ạ! Giơ những cánh tay vàng lên để chúng ta cùng nhau tương tác với thầy. Nếu mà cả nhà không tiện giơ tay thì chúng ta có thể nhắn

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn