Search

4025. Làm Sao Vượt Qua Sự Chán Nản Buông Xuôi

Bảo Thiện đánh máy

Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô, các bạn đồng tu.

Chúng ta hãy cùng nhau quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để bắt đầu buổi đồng tu hôm nay.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Chúng con nguyện mười phương chư Phật, ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng sanh và gia trì cho chúng con biết miên mật nỗ lực tu tập mật thiền chánh pháp, để lan tỏa tình yêu thương, thắp sáng đuốc tuệ, sống đời tỉnh thức và thể nhập vào tâm tánh thiện lành. Ngõ hầu quán chiếu thấu rõ vạn pháp là Vô Thường, là Khổ, là Vô Ngã. Chúng con cũng đồng nguyện cho Cửu Huyền Thất Tổ, ông bà cha mẹ, những người thân đã quá vãng được siêu sanh tịnh độ. Nguyện cầu cho ông bà cha mẹ hiện tiền tăng long phước thọ, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, tinh tấn tu học. Nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Chúng con cũng đồng nguyện và hồi hướng cho hương linh Nguyễn Thị Thanh sinh năm 1967 vừa vãng sanh. Xin chư Phật Từ Bi chứng minh!

Mời các bạn đặt bàn tay phải vào lòng bàn tay trái, ngồi trong tư thế buông thư, buông lỏng toàn thân. Chúng ta hãy cùng nhớ lời Đức Phật dạy lấy Trí Tuệ làm sự nghiệp giải thoát, lấy Từ Bi nuôi dưỡng và lan tỏa tình yêu thương. Trong mật thiền tu tập hàng ngày chúng ta lấy hơi thở chánh niệm để điều ngự tâm. Lấy sự quán chiếu tâm Từ Bi qua mật ngôn Mu A Mu Sa để lan tỏa tình yêu thương. Lấy sự quán chiếu Trí Tuệ qua mật ngôn NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang để hiểu thấu được Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Quán chiếu sự Tỉnh Giác qua mật ngôn Ma Sa Ốp Uê để vượt qua u mê, thể nhập vào với tâm tánh Thiện Lành chân như qua mật ngôn Sa Bi Mô U, các bạn, chúng ta hãy bắt đầu.

Hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, tổng trì mật ngôn, tiếp hiện năng lượng.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê – Sa Bi Mô U (7 Biến)

Không có gì hạnh phúc hơn khi chúng ta còn có các bạn đồng tu, với một sự nỗ lực tinh tấn đúng mức, vượt qua sự thử thách của cuộc sống, đặt mình vào một khuôn mẫu thời gian để đồng tu mỗi ngày. Kinh tế phát triển trên toàn thế giới, kỹ thuật số phát triển nhanh chóng mặt, nhiều thứ ở cuộc đời này đã được tạo ra và hấp dẫn con người về muôn mặt, để đưa chúng ta vào vòng xoáy, lao đầu để tìm kiếm, mệt, sức ép. Mệt của thân xác kéo theo mệt của tinh thần, bởi áp lực và sức ép của cuộc sống. Điều này không phải chỉ có thời nay mới có, mà từ ngàn xưa khi cuộc sống còn đơn giản với thiên nhiên, là con người luôn luôn có sự phải đương đầu với áp lực của cuộc sống. Thật nhiều người trong chúng ta đã rơi vào trạng thái chán nản, buông xuôi. Sức ép từ ngay trong gia đình cuộc sống của mình.

Còn thật nhỏ khuôn mẫu đặt ra bởi cha mẹ, con cái phải hình thành. Ngày nay sự học quá căng đối với tuổi trẻ bởi học thật nhiều. Ai ai cũng phải đẩy con mình vào một môi trường học thật nhiều, bởi sự đào tạo trong ngành giáo dục hiện thời muốn nâng tầm thật cao vươn ra thế giới. Nên ngành giáo dục của chúng ta là ngành giáo dục đa năng, bác học, nhồi nhét đầy đầu, học sáng, học trưa, học tối, học chiều, mọi nơi. Nhiều bạn học trung học, tiểu học lên trung học tưởng sung sướng, nhưng nhồi nhét quá nhiều. Mà đâu có vậy, ngay từ tiểu học, lớp mẫu giáo đã nhồi, đã nhét, bước vào ngưỡng cửa trung học và rồi vào đại học nhồi nhét căng thẳng.

Vào trong nhà thương tâm thần thật nhiều các bạn trẻ, sức ép của cái gọi là học đa năng bác học nhồi nhét kia có dư những tà áo trắng ở trong đó. Căng, học căng đến mức phải bị tâm thần, nhiều bạn căng quá chán nản buông xuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe, có những luồng suy nghĩ không tốt, lao vào vòng luân lý nguy hiểm. Vì con cái phải học mà cha mẹ cũng bị áp lực chán nản, buông xuôi vì con cái học nhiều, xã hội ngày nay cha mẹ phải tốn tiền thật nhiều. Đó là nói nhỏ nhỏ ở một góc riêng tư nơi gia đình có con cái. Còn đối với những người đã lớn khi trở thành cha mẹ, vừa chăm sóc con cái vừa sức ép của vợ chồng, công việc đủ thứ, biết bao nhiêu thứ dồn nén, áp lực, căng. Chán nản, buông xuôi, là hiện tượng thường xảy ra, bởi cuộc đời đâu phải là thảm đỏ được trải cho ta đi, hầm hố, chông gai gập ghềnh, thử thách, nghịch cảnh luôn dồn tới. Người không có sự chuẩn bị kỹ bản năng vượt qua thử thách khó có thể thành công, vì chưa có được đào tạo nên thường bị rơi vào trạng thái chán nản buông xuôi.

Đi làm cũng vậy, sức ép từ công xưởng bị sếp chê, rồi sự tương tác tạo ra áp lực giữa các bạn đồng ngành, đồng nghề, cùng văn phòng, chỗ nào cũng có. Nơi sinh hoạt của từng nhóm, từng hội đoàn, từng tôn giáo, ngay cả trong chính phủ, ở mọi nơi sức ép và áp lực của cuộc đời luôn tới. Đâu đó những người trong chúng ta thường bị rơi vào trạng thái chán nản buông xuôi. Đây là một trạng thái rất nguy hại cho sức khỏe, bởi nó gây ra sự trầm cảm không hay. Căn bệnh của thời đại này, kỷ nguyên mới này đó là trầm cảm vì sức ép của cuộc sống, áp lực của cuộc đời, chán nản, buông xuôi là thường lắm. Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu thật nhiều và đưa ra nhiều giải pháp để giải tỏa tâm lý, như dừng lại đi du lịch khi chán nản, buông xuôi. Tiếp cận với bạn bè khi có những tư tưởng tiêu cực, sinh hoạt lành mạnh, các việc thiện hoặc là viết nhật ký, khám phá ra những điều ta chưa làm, làm đi, nhiều lắm. Nếu mà liệt kê ra hàng trăm thứ người ta gợi ý, tùy theo hoàn cảnh của mỗi người có phù hợp hay không, để ta bắt tay vào thay đổi cuộc sống của mình, chuyển hóa sự chán nản và buông xuôi, rất nhiều.

Các bạn, có khi nào chúng ta bị rơi vào trạng thái chán nản buông xuôi chưa? Chắc có, ai cũng phải một lần hoặc nhiều lần như thế rồi chúng ta vượt qua. Thường ở lứa tuổi chẳng phân biệt già hay trẻ, mà lứa tuổi gọi là có suy nghĩ, luôn luôn nghĩ mình là có suy nghĩ và khả năng vượt trội mọi người. Từ đó mà ta không gặp được những điều ưng ý. Mà Phật gọi những điều không như ý thường gây đau khổ, nguyên nhân của sự chán nản buông xuôi bởi áp lực của cuộc sống chính là không như ý, ta gặp nhiều chuyện không như ý. Đức Phật đã dạy những chuyện không như ý sẽ tạo ra khổ, Ngài nhìn rõ. Trên đời nhìn bên phải bên trái, ở góc độ nào hầu hết trong chúng ta đều thấy những chuyện không như ý. Nguyên nhân vẫn chính là chỗ tự cao, tự đại, tôn vinh khả năng và có nhu cầu quá đáng vượt tầm tay. Nhìn được cái gốc đó rồi thực tập thì ta sẽ chuyển hóa được sự chán nản và buông xuôi.

Trong Bát Chánh Đạo Đức Phật dạy tinh tấn tức là một động lực, nỗ lực toàn diện để vượt qua, để có được ý chí vượt qua. Như người học đạo chúng ta đọc trong Bát Chánh Đạo hai chữ tinh tấn thuộc nằm lòng, nhưng chẳng khi nào tư duy, suy nghĩ và thực hành. Coi như nó là một câu thần chú vi diệu, cứ tinh tấn, tinh tấn mà không hành trì, mà không tu tập, mà không luyện, mà không hiểu để vận hành, thì hai chữ tinh tấn kia chỉ là chữ để khoe không có tác dụng. Đức Phật đã chứng minh sự tinh tấn của Ngài khi ở trong khu rừng tu tập cùng với năm anh em Kiều Trần Như, tinh tấn nỗ lực đúng mức. Khi không đạt được vấn đề như mình phát nguyện, Ngài chuyển hướng để thay đổi. Chứ không cứng ngắc như chúng ta để rơi vào trạng thái chán nản toàn tập và buông xuôi hết mọi sự. Suốt cuộc đời của Ngài muôn sự việc xảy ra dù Ngài là Phật đại giác đại ngộ, sự việc xảy ra đối với Ngài chẳng phải là thảm đỏ được trải cho Ngài đi. Biết bao nhiêu thử thách, biết bao nhiêu nghịch cảnh, biết bao nhiêu sự quấy nhiễu, phá rối, bắt hại, Ngài không bao giờ rơi vào trạng thái chán nản buông xuôi. Bởi Ngài là bậc giác ngộ, hiểu rõ được sự tinh tấn nỗ lực vượt qua bằng tâm Từ bi, bằng Trí tuệ sáng suốt và bằng sự Tỉnh giác rõ ràng.

Nhiều phương pháp tâm lý gửi lên cho chúng ta làm sao đó để thoát ra khỏi trạng thái chán nản buông xuôi. Đức Phật hướng dẫn cho chúng ta nhìn thẳng vào cái gốc đó là những chuyện bất như ý tạo khổ, gây ra chán nản hiểu rõ. Mà những chuyện bất như ý hầu hết tới từ tâm, tâm của chúng ta không hiểu thấu mình nhưng lúc nào cũng muốn hơn người. Gặp người chồng làm là không như ý rồi, gặp người vợ hành xử là không như ý, gặp con cái không như ý, gặp bạn bè, gặp muôn sự đều không như ý. Nhìn kỹ chúng ta thấy hình như cuộc đời của mình thật là ngang trái, thật là xui xẻo bởi đụng đâu cũng toàn là những chuyện không như ý, đúng không các bạn? Chúng ta vì tự cao tự đại, phát triển tâm thái nhìn mọi người bằng ánh mắt coi thường, nên đụng đâu, nhìn đâu cũng không như ý.

Ngài Phổ Hiền dạy hằng thuận chúng sanh và tùy hỷ cúng dường. Hai phương pháp Ngài gợi ý cho chúng ta tức là nhìn vào mặt tích cực để chỗ nào cũng được như ý mình, bằng cách hằng thuận mọi người, bằng cách tùy hỷ để đồng hành. Nhưng ta có tùy hỷ đâu, thấy ai làm việc gì không như ý ngay, bởi vì trên đời này có ai làm được việc như ta mong muốn đâu. Ta cứ thế từ trong gia đình cuộc sống vợ chồng, cũng luôn luôn gặp những chuyện không như ý xảy ra. Có bao giờ ngồi xuống nhìn thẳng vào vấn đề để học cách như ý nhau, thuận ý nhau đâu. Mà chỉ đào bới, săm soi vào những chuyện không như ý của mình. Chuyện này xảy ra ở mọi nơi, mọi hoàn cảnh của cuộc sống con người, cũng chỉ vì cái tôi, tôi đúng anh sai, cái tôi quá lớn nên mong cầu quá đáng, nhìn đâu cũng không như ý. Cứ như vậy chúng ta sẽ bị rơi vào chán nản và buông xuôi.

Học Phật nhìn rõ được những điều không như ý là khổ như Đức Phật dạy và nguyên nhân đó vẫn là cái tôi, cái bản ngã. Phật dạy cũng buông nhưng không buông xuôi mà là buông xả. Nếu buông xuôi thì mất tất cả, bạn nhìn đi bao nhiêu người buông xuôi, chán nản rồi buông xuôi. Họ rơi vào trạng thái bê tha cuộc đời, ăn uống nhậu nhẹt, làm những chuyện không còn kiềm chế được, tai hại đến sức khỏe, tinh thần và gia đình. Chán nản gây ra buông xuôi, còn tinh tấn sẽ biết buông xả. Đối nghịch hai chữ chán nản, buông xuôi thì mất tất cả, hủy hoại cuộc đời. Còn tinh tấn, buông xả thì có tất cả, thành tựu được ước mơ. Nếu bạn đang rơi vào trạng thái chán nản và buông xuôi, nhất định bạn cần sự giúp đỡ từ bản thân của mình, bằng sự nỗ lực và buông xả những sự mong cầu của chính mình. Còn nếu bạn không thể có sự nỗ lực buông xả, bạn phải cần tới sự trợ lực của các bác sĩ tâm lý, hay của những bậc thiện tri thức, nhìn thấu được nhân cách của chính bạn để gợi ý, đồng hành, dẫn dắt bạn vượt lên mà thoát ra.

Thật nhiều những phương pháp gợi ý cho bạn để vượt qua. Nhưng phương pháp của Đức Phật là nhìn tận gốc đó vẫn là sự tu. Rơi vào trạng thái chán nản buông xuôi là cái tôi quá lớn, để rồi nhìn đâu cũng không như ý. Nhưng nếu ta học rõ để phá được bản ngã đó và tinh tấn, buông xả cái tôi của mình, bạn sẽ thành công. Phương pháp gợi ý mà Đức Phật đưa ra để mọi người có được ý chí, sự phấn chấn, sự hưng phấn vượt qua trong trạng thái chán nản buông xuôi qua hơi thở. Hơi thở rất quan trọng, từ ngàn xưa cho tới nay hơi thở thiếu nơi cuộc đời của con người ta bị chết, hơi thở không đủ dưỡng khí ta rơi vào trạng thái chán nản buông xuôi. Hơi thở là sức mạnh, mà hơi thở đúng người ta còn gọi là thần khí. Trong nhà Phật hơi thở đúng ta có được pháp khí là Trí tuệ, Từ bi, Bi – Trí – Dũng, có!

Mỗi ngày chúng ta dành chừng 5 phút ngồi trong trạng thái buông thư, hít thở nhẹ nhàng, hít sâu thở chậm, nhìn vào suy nghĩ của mình, chỉ nhìn vào suy nghĩ của mình các bạn. Các bạn có biết không khi chán nản chính là trường hợp vi diệu để bạn được thảnh thơi, nói nghe hơi kỳ nhưng mà đúng. Khi chúng ta chán nản rồi, chúng ta không muốn làm gì hết, chúng ta chỉ muốn giải lao, tức là chúng ta chỉ muốn nghỉ ngơi. Chán nản chưa hẳn sẽ buông xuôi, nó là một trạng thái cơ thể và tinh thần do não bộ tạo ra dấu hiệu rằng hãy nghỉ ngơi vì căng quá, vì áp lực quá, vì cái tôi, vì những chuyện như ý không xảy ra cho chúng ta, toàn là bất như ý. Não bộ nó đã thúc đẩy tinh thần và thể chất rơi vào trạng thái chán nản, đó là từ ta gọi hay nói đúng hơn là ngừng nghỉ, đừng làm gì.

Cho nên khi bạn chán nản, bạn cứ thoải mái đi, buông thư trong sự chán nản, nhưng đừng buông xuôi. Buông thư trong chán nản nhưng đừng buông xuôi. Hai chữ nó sát sát bên nhau, buông thư nhưng không buông xuôi. Buông xả trong chán nản nhưng đừng buông xuôi. Buông xả tức là xả bỏ những cái tôi mong cầu của mình. Buông thư là buông lỏng toàn thân, nhìn thẳng vào dòng tư tưởng đang phát sinh nơi sự chán nản hiện diện. Nhìn vào sự chán nản đó, nhìn vào tư tưởng đang khởi lên, thêm nữa là hít thở đều, hít sâu thở sâu, chậm rãi nhẹ nhàng. Chỉ như vậy và thật đơn giản các bạn, nhưng vi diệu vô cùng. Nếu bạn đang chán nản, rơi vào trạng thái buông xuôi thì bạn hít thở sâu, hít vào sâu, thở sâu thật chậm, nhìn vào dòng suy nghĩ của mình để nâng cao ý chí phấn chấn, hưng phấn trở lại được ngay thôi.

Cứ tập như vậy 5 phút mỗi ngày gọi là chánh niệm, chánh niệm ở đây có nghĩa là hãy hít thở sâu và chậm. Rồi nhìn vào những suy nghĩ, trạng thái của tâm ngay lúc đó dù đang chán nản, cứ nhìn nó mà thôi. Rồi buông thư, buông lỏng, buông xả tất cả. Đừng nắm giữ, đừng ôm ấp, đừng cột chặt, buông xả, xả buông, cứ như vậy trong vòng 5 phút mỗi một ngày. Chỉ trong vòng một tuần thôi bạn sẽ tìm lại sự phấn chấn, hưng phấn và có ý chí quật cường để vươn mình trỗi dậy. Đây là bước đầu tiên để bạn bước xa hơn trên sự thực tập pháp thiền chánh niệm mật tông của chư Phật. Vậy các bạn chúng ta cùng nhau thực tập mỗi ngày, giúp cho ý chí mạnh hơn, tạo ra sự hưng phấn và phấn chấn vượt qua. Lời Phật dạy thật đơn giản không cầu kỳ, không phải là một gói trọn bộ trị liệu tâm lý, mà là một sự thực hành đơn giản để chuyển hóa tận gốc.

Hiểu thấu được sự chán nản buông xuôi là dấu hiệu của những chuyện không như ý xảy ra ở đời tạo ra khổ. Hiểu được cái gốc và nguyên nhân đó do chính cái tôi, cái bản ngã. Để chúng ta biết sống tùy duyên thuận pháp, biết sống hằng thuận với mọi người, biết sống tùy hỷ để đồng hành với tất cả những ai ta đang có duyên kề cận với họ. Không vì cái tôi, cái bản ngã mà đi đâu cũng áp chế, để muốn muôn sự như ý mình. Học cách hòa mình, tích cực thuận ý với mọi hoàn cảnh, mà trong Phật giáo gọi là tùy duyên thuận pháp, chúng ta sẽ luôn an vui.

Để cho rõ ràng hơn thoát ra khỏi trạng thái chán nản buông xuôi, bạn cần thực tập hơi thở chánh niệm, hít và thật sâu, thở ra chậm rãi, nhìn thẳng vào những dòng tư tưởng trong trạng thái chán nản đang khởi sinh lên. Cứ như thế bạn chỉ nhìn nhìn thôi chúng sẽ biến mất, nhìn thôi để không bị buông xuôi nhưng có khả năng buông xả, xả ly và có khả năng buông thư nhẹ nhàng. Có được ý chí dũng mãnh để tự kích thích mình, phấn chấn hưng phấn hơn vượt qua thử thách trong cuộc sống. Bước đầu như thế, nếu thực hành được có thật nhiều những bước sau, giúp cho chúng ta tìm lại chính mình và cuộc sống của mình sẽ có ý nghĩa hơn. Mời các bạn trở về với hơi thở của chánh niệm.

Thưa Phật! Chúng con vì áp lực của cuộc đời thường rơi vào chán nản buông xuôi, Phật dạy buông nhưng buông xả, Phật dạy buông nhưng buông thư và Phật dạy tinh tấn trong Bát Chánh Đạo. Chúng con nguyện tinh tấn nỗ lực đúng mức để buông xả và sống một đời sống buông thư trong từng hơi thở. Xin Phật gia trì cho chúng con!

Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, tổng trì mật ngôn, tiếp hiện năng lượng.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê – Sa Bi Mô U (7 Biến)

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn