Search

4023 Giải Tỏa Cơn Tức Giận Bằng Năng Lượng Thức Tỉnh

Bảo Minh đánh máy, Bảo Ngân biên tập

Bảo Thành kính chào các bạn ở trên phòng Zoom của Phạm Gia Nutrition, và xin chào cô MC khả ái!

Hôm nay, chúng ta theo như chủ đề gửi về là “Giải Tỏa Cơn Tức Giận Bằng Năng Lượng Tỉnh Thức”. Phạm Gia Nutrition luôn luôn giới thiệu với chúng ta về những cách ăn uống để phòng bệnh và chữa bệnh. Cũng như khi chúng ta chờ đợi gặp gỡ ngày hôm nay thì chúng ta đã thấy có những bài học mà các vị chuyên gia đã nói tới như phải tắm rửa những cơ phần của con người chỗ nào cần kỹ và không cần kĩ để không gây ra bệnh; ăn uống như thế nào để giúp cho con người khỏe mạnh, bớt bệnh. Nhưng chúng ta ít có khi nào nghĩ rằng cảm xúc mà mỗi ngày chúng ta tương tác trong cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc gây bệnh cho chúng ta. Chắc chắn trên kênh Phạm Gia Nutrition các chuyên gia dạy ta về ăn uống rồi. Nhưng hôm nay nói đến sự giải tỏa sự sân giận của mình, chúng ta hãy nhớ rằng cảm xúc gây bệnh hoạn, cảm xúc tạo ra sự an lạc và hạnh phúc.

Theo như Tây y, thì mỗi khi chúng ta sân giận, có một thể loại hoóc-môn của cơ thể tăng trưởng thật nhanh, ức chế phổi của chúng ta, làm cho tim mạch của chúng ta rối loạn, hệ tiêu hóa không tốt, gây bệnh. Có thể gây ra đột quỵ, có thể gây ra những chứng bệnh mà không thể ngờ được, nhồi máu cơ tim té xỉu bất ngờ. Điều này có! Còn theo như Đông y, thì mọi cảm xúc của hỷ, nộ, ái, ố ảnh hưởng trực tiếp đến lục phủ ngũ tạng. Ta phải hiểu rõ để thấy rằng mọi cảm xúc ảnh hưởng đến sức khỏe các bạn ơi! Nếu như trong Tây y nói rằng nguy hại cho sức khỏe, thì Đông y cũng nói thật rõ, sân giận ảnh hưởng trực tiếp đến lá gan của chúng ta. Còn vui mừng quá độ ảnh hưởng đến trái tim, nguy hại! Lo âu quá đáng sẽ ảnh hưởng đến Tỳ. Và sầu bi, bi ai thì ảnh hưởng đến phổi của ta. Hoảng sợ, hốt hoảng ảnh hưởng đến thận. Các bạn thấy chưa, cảm xúc ảnh hưởng đến sức khỏe gây bệnh tật. Tâm lý học thì nói thật rõ, khi chúng ta sân giận, máu nó nhồi vào cơ tim, những triệu chứng như vậy bùng nổ gây ra tai hại cho sức khỏe, mà những triệu chứng có thể dẫn đến sự trầm cảm hoặc có những hành động thái quá hại đến bản thân. Tây y, Đông y hoặc Tâm lý đều nói thật rõ cảm xúc ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Không biết các bạn có để ý rằng, những sự sân giận trong cuộc đời của chúng ta gây tổn hại thật nhiều cho mình hay không? Hình như chúng ta chỉ lưu ý tới những cái nutrition (thức ăn) cho khỏe, nhưng hãy nhớ đó là thức ăn cho thân. Nhưng thức ăn cho tinh thần qua cảm xúc cũng là một loại thức ăn rất hay, rất đặc biệt, giúp cho chúng ta dưỡng thần, dưỡng khí, thân khỏe. Nếu hiểu thấu bằng sự thức tỉnh, ta sẽ quan tâm và chăm sóc cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn.

Theo như Tâm lý học, để giải tỏa những cơn sân giận của con người, người ta có hai cách. Một là đè nén, không cho nó bùng phát. Hai là để cho nó bùng phát để thỏa mãn cơn sân giận đó. Nhiều người đè nén nhưng không kiềm tỏa được đến khi nó quá mạnh, nó bùng nổ, gây ra rất nguy hại. Nhiều người để cho nó bùng nổ thì càng nguy hiểm hơn! Tâm lý học vẫn dạy, ở bên Nhật khi người ta sân giận vẫn có những cơ sở thương mại để cho người sân giận. Thay vì nổi quạu, nổi cáu với người thân, đập bàn đập ghế hư hại nhà cửa, đánh đập những người quen thì tới những cơ sở thương mại đó trả tiền cho một tiếng đồng hồ, hoặc nhiều hơn để đập chén, đập tất cả những dụng cụ họ để sẵn đó để cho hả giận, bớt, nguôi đi. Phương pháp này có hữu dụng nhưng không phải là phương pháp chuyển hóa toàn bộ để giải tỏa cái sân giận bằng sự thức tỉnh.

Hôm nay, Bảo Thành đi thật là gọn, thật là rõ để chúng ta đi thẳng vào vấn đề trọn vẹn hơn, làm sao giải tỏa nhưng bằng sự chuyển hóa, hơn là sự giải tỏa bằng sự trấn an tâm lý. Trước khi đi sâu hơn, Bảo Thành xin nhắc nhở, theo như Tây y, sự sân giận của con người ảnh hưởng đến sức khỏe thật nhiều. Nó tạo ra thể loại hoóc-môn tràn ngập lên trên phổi, làm cho tim co cứng dễ bị đột quỵ, mê sảng, nguy hại đến mọi người, rồi còn rối loạn tiêu hóa. Hãy nhớ, sân giận thường xuyên làm hại đến gan của chúng ta, lá gan rất quan trọng! Còn chúng ta vui mừng, vui sướng quá đáng thì ảnh hưởng đến tim, ngũ hành (lục phủ ngũ tạng). Còn chúng ta lo âu thì ảnh hưởng đến Tỳ, mà chúng ta sầu bi thì ảnh hưởng đến cái phổi. Hoảng sợ ảnh hưởng đến thận. Thức tỉnh chính là sự hiểu được cái tai hại của tâm sân giận. Các bạn ơi, nếu mình không hiểu rõ sự nguy hại đó, chúng ta xem thường và cứ nuôi dưỡng tánh sân giận của mình để lấn át người khác, gây nguy hại. Rất nguy hiểm! Sự thức tỉnh ở đây không phải là một sự mê tín dị đoan, tin tưởng vào một điều gì đó cao siêu huyền bí để nương vào mà giải tỏa cơn sân giận của chúng ta. Mà thức tỉnh ở đây là chúng ta hiểu thấu được những cơn sân giận như thế ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu như bạn có tới với Phạm Gia Nutrition, mua và sử dụng các thể loại thức ăn tinh chế tuyệt vời nhất cho thân bớt bệnh được khỏe, mà bạn không chăm sóc cảm xúc của mình, để cho sự sân giận tràn lan thì những thứ đồ ăn kia chẳng thể tăng trưởng sức khỏe cho thân. Bởi vì tâm người bất an, sân giận thường xuyên, nào ai ở trên đời này có thể có được sức khỏe đâu. Tâm an, sức khỏe mới có được. Tâm an sẽ làm cho những chất tiêu thụ qua đường tiêu hóa bằng những cái nutrition sẽ phát huy tối đa hơn. Và tâm an cũng làm cho các loại thuốc phát huy đặc biệt hơn để trị bệnh nữa. Cảm xúc của con người rất quan trọng!

Các bạn, theo như trong kinh của Đức Phật dạy, chúng ta phải nhận biết được sự sân giận của mình xảy ra khi nào. Một trong những phương pháp mà Đức Phật dạy để chúng ta nhận biết ra cái cơn sân giận, năng lượng sân giận đang trỗi dậy đó là thực hành qua Chánh niệm của hơi thở. Các bạn, chúng ta không phân biệt tôn giáo, phương pháp nào hay chúng ta ứng dụng. Để giải tỏa thì cũng chưa phải là hay theo như Bảo Thành nghĩ, mà phải là chuyển hóa. Bởi giải tỏa xong cái sân giận vẫn có thể lấn chiếm tâm của chúng ta. Chúng ta cứ nhớ đi, mọi sự trên đời này đều có thói quen, nếu chỉ giải tỏa, không bao giờ ổn định đâu. Hãy nhìn lòng lề đường của mọi thành phố, của mọi nơi, đã bao nhiêu lần chúng ta giải tỏa sự tắc nghẽn giao thông vì lấn lòng lề đường? Nhưng nào có được đâu. Phải chuyển hóa các bạn! Chuyển hóa là phải bằng sự hiểu biết, bằng trí tuệ. Cho nên Bảo Thành xin thay đổi sự giải tỏa bằng sự chuyển hóa cơn sân giận của mình qua năng lượng tỉnh giác, thức tỉnh (tức là hiểu biết).

Đức Phật dạy, để chuyển hóa sân giận ta phải nhận biết ra chúng khi chúng khơi dậy, khởi dậy trong tâm của chúng ta. Hầu hết chúng ta khi sân giận không nhận biết được, khi nó xảy ra rồi tai hại lắm! Phá phách nhà cửa, gia đình tan nát, mọi sự đổ vỡ, nhiều khi mất công việc nữa, bị đuổi. Vì sân giận, không có thể lắng nghe, làm việc, nổi quạu, nổi cáu bất thường rồi bị đuổi việc, mất việc; hoặc làm cho gia đình tan nát. Chuyện đó luôn luôn là chuyện mà mỗi người đã từng trải nghiệm không ít thì nhiều. Và để có thể chuyển hóa được thì đầu tiên Chánh niệm hơi thở, hít vào và thở ra chậm rãi, nhận biết mọi cảm xúc khởi dậy nơi tâm của chúng ta mỗi ngày. Đó là bước rất tự nhiên và khởi đầu của sự chuyển hóa sự sân giận bằng năng lượng tỉnh giác. Ít khi nào chúng ta nhận biết được cơn sân giận, thường là biết thật trễ sau khi đã xảy ra; hoặc là biết khi nó trào dâng quá mạnh không kiềm chế được. Một số người có khả năng nhận biết khi nó khơi dậy nhưng cũng không chuyển hóa được. Chỉ có thể chuyển hóa được cơn sân giận của mình bằng Chánh niệm của hơi thở. Dĩ nhiên, vẫn còn có nhiều phương pháp tâm lý khác, nhưng chỉ kiềm tỏa, chỉ giải tỏa nhưng không thể chuyển hóa được. Đức Phật là bậc giác ngộ, có nghĩa là Đức Phật đã nhìn thấu được tâm sinh lý của con người và sự dẫn dắt của những năng lượng bất tịnh tạo nên sự sân giận trong chúng ta. Sân giận lây nhiễm qua những người xung quanh là có! Làm ô nhiễm môi trường là có! Trong một buổi tiệc, trong một gia đình nếu như có người sân giận nổi quạu, nhất định sẽ lôi cuốn và ô nhiễm những người khác, tạo ra không khí bất tịnh, căng thẳng, và thúc đẩy dẫn dắt những người khác cũng tức giận một cách dễ dàng.

Nhận biết được cơn sân giận trỗi dậy qua Chánh niệm hơi thở sẽ tạo được năng lượng của sự tỉnh giác, của sự tỉnh thức. Chỉ cần nhận biết thôi đã có năng lượng tự chủ, chuyển hóa được sân giận rồi. Còn nếu chúng ta đi sâu hơn một chút xíu, như thiền Tứ Niệm Xứ – thiền lấy tâm quán tâm. Có nghĩa là nhìn qua hơi thở Chánh niệm phát hiện ra những cảm xúc dâng trào, đặc biệt là sân giận và chuyển hóa chúng bằng một nguồn nhiên liệu, năng lượng khác lớn hơn. Như người nấu cơm thấy sợ nó khê thì bớt lửa, cơm sôi bớt lửa mười đời cũng không có khê. Nấu canh, nấu đồ ăn mặn thì ta cho thêm nước hoặc thêm đường để nó hòa hợp, bớt mặn. Sự thực tập trong Chánh niệm hơi thở, phát hiện và nhận diện ra năng lượng sân giận trỗi dậy, ta chỉ có thể bớt đi sự sân giận đó bằng cách đổ vào trong những cảm xúc sân giận đó nguồn năng lượng của Từ Bi và Trí Tuệ. Từ Bi tức là sự yêu thương, mà trong đạo Phật tượng trưng cho bàn tay Đức Quan Thế Âm cầm cành dương liễu rải nước Cam lồ, làm tươi mát lửa ở địa ngục, sự sân giận trong tâm của chúng ta. Và Trí Tuệ trong nhà Phật có nghĩa nhận thức rằng mọi hiện tượng trên đời này, ngay cả tánh sân giận của chúng ta vốn không bền vững, tới rồi đi. Có nghĩ là Vô thường, sanh rồi diệt.

Chánh niệm hơi thở giúp ta phát hiện ra sự sân giận trỗi dậy, quán chiếu Vô thường bằng Trí Tuệ, lan tỏa tình yêu thương, ta thấu rõ cái tới cái đi, mọi cảm xúc đều vô thường tới lui không tồn tại mãi. Và mọi nguyên nhân tạo ra cảm xúc sân giận đó do mình hoặc do ai đó, do môi trường cũng không tồn tại bền vững mãi mãi. Có tới có đi, có sanh có diệt, có đó rồi mất. Chính vì quán chiếu và hiểu thấu được điều đó mà khi những đối tượng, những nguyên nhân mà ta nhìn rõ qua tánh biết của sự sân giận trỗi dậy tác động vào ta thấy nó nhẹ nhàng hơn. Và đổ vào đó năng lượng của tình thương, yêu thương mọi người thì liền ngay như ngọn lửa được phun nước vào, chữa cháy, dập tắt ngay sự sân giận. Sự tu tập như vậy đã thực chứng nơi Đức Phật và thực chứng nơi các bậc Tổ, những ai học thiền. Thiền để chuyển hóa, để chuyển hóa nha các bạn, chứ không phải để giải tỏa thôi – chuyển hóa cơn sân giận của mình.

Do vậy hôm nay Bảo Thành chia sẻ thật ngắn gọn, không phải giải tỏa sân giận bằng năng lượng tỉnh thức mà là chuyển hóa sự sân giận bằng năng lượng của tỉnh thức qua Chánh niệm hơi thở, hít vào thở ra chậm rãi, quán chiếu mọi hiện tượng, mọi nguyên nhân đều Vô thường, tới lui sanh diệt chẳng bền vững. Và lan tỏa, tức là tưới tẩm mọi cảm xúc của chúng ta bằng tình thương, tình thương thật là lớn. Từ đó, ta chữa lành được mọi vết thương, không gây ra lá gan của chúng ta bị tiêu hủy bằng sự sân giận. Và làm nhồi máu cơ tim, đột quỵ nguy hại bất thường đến sức khỏe của chúng ta. Bảo Thành chia sẻ như vậy thật ngắn, thật gọn và đưa ra phương pháp để chuyển hóa. Và cũng đưa ra sự tai hại của sự sân giận qua Tây y là dễ bị đột quỵ, các bạn tăng trưởng hóoc-môn đè ép lá phổi gây rối loạn tiêu hóa, nguy hại cho sức khỏe. Theo Đông y hại cho gan. Cảm xúc đó các bạn, vui mà rồi hớn hở vượt trội, tức là quá nhiều, vô độ hại đến tim. Lo âu hại đến Tỳ. Sầu bi hại đến phổi. Hoảng sợ hại đến thận. Ta phải nghĩ và hiểu thấu được sự tai hại của cảm xúc gây bệnh tật. Từ đó, tôn trọng quyền sống của mình bằng cách chăm sóc những cảm xúc tốt đẹp hơn để tăng trưởng sức khỏe, phối hợp hài hòa với cách vệ sinh cũng như ăn uống. Ăn uống, vệ sinh và chăm sóc cảm xúc của mình qua thiền Chánh niệm hơi thở, quán chiếu tâm Từ Bi và Trí Tuệ để chuyển hóa toàn diện sự sân giận của mình. Ngõ hầu đời sống của các bạn và Bảo Thành luôn luôn được an lạc và hạnh phúc. Các bạn ơi, đó là sự chia sẻ của Bảo Thành, làm sao để chuyển hóa sự sân giận bằng sự tỉnh thức. Bảo Thành bỏ chữ “giải tỏa”, bởi sự thực tập này không hẳn chỉ có giải tỏa đâu, mà là sự chuyển hóa tận gốc của sự sân giận. Cảm ơn các bạn lắng nghe!

MC: Rất là biết ơn đến Thầy ạ! Cả nhà có thấy bài giảng pháp của Thầy vô cùng giá trị không ạ? Nếu cả thấy giá trị thì hãy cùng Hà thả thật nhiều trái tim trên màn hình để gửi sự biết ơn đến Thiền Sư của chúng ta ạ!

Sau đây, Ban tổ chức sẽ dành 30 phút cho chúng ta cùng nhau tương tác với Thầy. Quý cô bác, anh chị, ai có câu hỏi thì hãy đặt câu hỏi với Thầy. Trong cuộc sống của chúng ta, Hà nghĩ cũng rất nhiều những rào cản, những tâm sân si của chúng ta còn rất nhiều. Thế nhưng hôm nay rất biết ơn đến phòng Zoom của Phạm Gia Nutrition đã kết nối với Thầy để chúng ta được ngồi đây tương tác cùng với Thầy. Rất mong quý cô bác, anh chị cùng nhau hoan hỉ đặt câu hỏi. Chúng ta là một gia đình, ở đây chúng ta cùng nhau học tập, cùng nhau phát triển bản thân. Và con người, ai cũng có lỗi lầm, khi bắt đầu chúng ta chưa biết thì chúng ta học, chúng ta phải hỏi thì mới giỏi được. Ban tổ chức rất mong quý cô bác và anh chị cùng nhau giơ cánh tay vàng để đặt câu hỏi với Thầy ạ!

Trong thời gian chờ mọi người đặt câu hỏi, cô bác anh chị nào không tiện thì có thể nhắn vào khung chat những vấn đề mà mình đang có một nút thắt nào đó chưa gỡ được, chúng ta cũng có thể đặt câu hỏi để Thầy giải đáp ạ. Đối với con, thì con thấy bài pháp của Thầy rất là giá trị, vô cùng tuyệt vời. Và con cũng rút ra được một điều tâm đắc đó là giải tỏa không bằng sự chuyển hóa, khi chúng ta muốn thay đổi thì chúng ta phải chuyển hóa, mà chuyển hóa bằng sự hiểu biết. Chứ không phải khi buồn, khi vui, chúng ta ra ngồi cà phê giải tỏa. Có thể đây cũng là một phương pháp, nhưng nó sẽ không giúp ta chuyển hóa. Cái quan trọng nhất là chúng ta phải chuyển hóa từ trong tâm của chúng ta, đúng không Thầy? Và chánh niệm sẽ chữa lành mọi vết thương, chỉ có năng lượng Từ Bi và Trí Tuệ thì mới giúp con người của chúng ta bỏ đi được cái tâm sân si, đố kỵ hoặc những rào cản trong cuộc sống. Bản thân con cũng vậy, khi được học, được nghe nói đến sự giác ngộ thì cảm thấy rất là khó! Nếu tức giận với con cái thì vẫn kiềm chế được, nhưng đôi khi không biết tại sao cũng rất là khó kiềm chế bản thân, mặc dù con đã cố gắng rất nhiều. Nhưng con nghĩ cái gì cũng cần chuyển hóa dần, chứ không thể trong một sớm một chiều đúng không ạ?

Nhân tiện, hôm nay con cũng kính bạch Thầy chỉ dạy chúng con một số phương pháp để chúng con có thể chuyển hóa bản thân tốt hơn, nhanh hơn. Xin Thầy chia sẻ cho con và tất cả quý cô bác, anh chị trong phòng Zoom ạ!

Thiền sư Thích Bảo Thành:

Dạ, thưa chị, lúc mới vào chúng ta nghe một bài nói phải chiến thắng, không thể để cho người khác coi thường mình, và phải đánh gục họ. Nói đến sự tự cường thật lớn, nhưng Đức Phật dạy rằng “chiến thắng hàng ngàn người trên sa trường không bằng chiến thắng chính mình”. Ta có thể chiến thắng hàng vạn quân, nhưng nhiều người đã gục ngã đối với những thói quen không tốt của mình. Cần phải thực tập, cần phải học và cần phải luyện để vượt qua những thói quen không tốt trong cuộc sống. Phạm Gia Nutrition – phòng Zoom này là để chúng ta chia sẻ, cùng học, cùng học, cùng tu luyện để nâng cao giá trị sống trong cuộc đời, để vui, để hạnh phúc, bớt đau khổ và phiền não. Phương pháp mà Đức Phật dạy thực ra rất là rõ, là cần phải nhận biết được cơn sân giận của mình, đây là mấu chốt. Nếu chúng ta không nhận ra cơn sân giận của mình khi nó khởi lên thì chẳng khác gì như ngọn lửa nó thiêu rụi cả rừng phước báu. Trong kinh Đức Phật dạy: Sân giận như ngọn lửa thiêu rụi tất cả; sân giận như tên trộm rình ở trong nhà, khi ta chợp mắt ngủ, chúng mở toang cửa cho những kẻ trộm khác cùng vào cướp đi tất cả những gì ta có; sân giận như con rắn độc, nó cuộn tròn ở trong tâm phun độc ra giết chết chúng ta. Nếu ta không nhận biết ra được cơn sân giận và sự tác hại của sân giận như thế, ta không thể chuyển hóa chúng được. Tánh biết qua sự tác hại của sân giận như Phật vừa dạy, cũng như Tây y, Đông y và Tâm lý học đã nhận định điều đó có hại cho sức khỏe. Chúng ta cần phải nghiên cứu, chúng ta cần phải được nghe, và được nhận thật rõ nó hại đến sức khỏe, tâm thần của chúng ta, và nó tổn phước báu của chúng ta. Nó gây hại cho gia đình, bản thân, và xã hội. Thấy được sự tai hại như vậy, ta mới trân quý giá trị của sự thực tập để chuyển hóa. Cho nên Đức Phật dạy, phải thực tập chánh niệm hơi thở, có nghĩa là hít vào thở ra, nương vào hơi thở để tập sự nhận biết cảm xúc của mình khi khởi dậy. Và dùng trí tuệ khẳng định thật rõ trên đời này mọi cảm xúc, mọi nguyên nhân tạo ra cơn sân giận không bền vững, tới rồi đi, sanh rồi diệt. Để ta không bám cứng nhắc vào những nguyên nhân tạo ra sân giận để có cớ mà sân giận, bởi biết nó tới nó đi, nó sanh nó diệt. Và dùng năng lượng tình thương lớn để rửa và gội đi mọi dính mắc, mọi khác biệt của ai đó hay của chính mình tạo ra. Năng lượng từ bi và hiểu thấu bằng trí tuệ cũng như bằng kiến thức nhận diện thật rõ sân giận là ngọn lửa đốt cháy tất cả công đức của chúng ta. Sân giận là kẻ trộm rình rập, mở cửa cho những tên trộm khác cướp đi tất cả những gì ta có. Sân giận là con rắn độc phun độc giết chết ta và giết chết những người yêu thương. Và sân giận cần phải được chuyển hóa, chuyển hóa bằng chánh niệm từ bi và trí tuệ. Cho nên phương pháp, nói gọn lại đó chị MC Lê Hà, nghĩa là chúng ta phải thực tập hơi thở vào ra, Chánh niệm, quán chiếu để phát triển năng lượng tình thương, lan tỏa tới tất cả mọi người, mọi nơi, mọi chỗ, mọi hoàn cảnh. Và phải nhận diện thật rõ mọi hiện tượng là Vô thường sanh diệt. Khi nhận diện rõ như vậy ta không có chỗ để vịn vào để sân giận. Và khi ta phát triển tình thương qua Chánh niệm hơi thở, mọi cơn sân giận của chúng ta sẽ biến mất ngay, ta chuyển hóa tận gốc rễ, không phải chỉ giải tỏa. Đó là lời Đức Phật dạy và Bảo Thành đã chứng nghiệm điều đó.

Các bạn, sự thực tập này không những chuyển hóa được mình mà tích lũy cho mỗi người nguồn năng lượng thật lớn để gắn kết với những người mình yêu thương khi họ sân giận. Chẳng khác gì như trong nhà có bình chữa cháy, để khi lửa cháy ta phun vào nó tắt đi. Nếu bạn thực tập điều này, cuộc sống của bạn đã có bình chữa cháy, những người yêu thương của bạn luôn luôn có bình chữa cháy, là bạn đã thực tập thiền Chánh niệm quán chiếu tâm từ bi và trí tuệ. Để khi mình sân giận, mình dập tắt nó ngay, chuyển hóa nó ngay. Hoặc người yêu thương của mình sân giận, mình mang cái bình chữa cháy của Chánh niệm, từ bi, trí tuệ hồi hướng cho họ thì cơn giận của những người yêu thương đó sẽ nguội đi. Bảo Thành đã thực nghiệm điều này thật nhiều trong cuộc sống của chính mình. Và hướng dẫn cho các bạn đồng tu thường xuyên mỗi ngày, thực hiện phương pháp này, và họ đã đạt được điều ấy. Các bạn hãy thực nghiệm để thấy rằng mỗi người chúng ta có bình chữa cháy bằng Chánh niệm hơi thở quán tâm từ bi và trí tuệ.

Chị MC Lê Hà ơi, đây là phương pháp mà Bảo Thành đã có kinh nghiệm và thấy rất dễ dàng, chỉ cần chúng ta quyết tâm thực tập mà thôi. Cảm ơn chị!

MC Lê Hà:

Dạ, rất là biết ơn đến Thiền sư của chúng ta. Một lần nữa con cũng nhận ra một điều, đúng là cơn sân giận nó có thể đốt cháy hết tất cả những gì mình có. Và đồng thời nó cũng là con rắn độc, và ngoài ra phương pháp không những về con đường khắc phục, nó cũng liên quan đến vấn đề Thầy nó là cái thân bệnh. Nếu chúng ta vui mừng quá nó sẽ ảnh hưởng đến tim, mà nếu chúng ta sầu bi quá thì sẽ ảnh hưởng đến phổ, sợ hãi quá thì sẽ ảnh hưởng đến thận. Đây kết hợp rất khoa học, bởi vì con đường chân lý của Đức Phật dạy chúng ta là kết hợp phương pháp khoa học, chứ không phải phương pháp mà chúng ta mê tín hoặc vô minh không biết gì và chúng ta có những cái tà đạo, để ta bị lôi cuốn. Rất tuyệt vời với chân lý con đường Đức Phật mà Thầy đã chia sẻ, truyền đạt cho chúng con. Chúng con cũng nhận được rất nhiều giá trị. Để chúng ta quán được tất cả sự sân hận, tham-sân-si, bằng cách chúng ta chánh niệm, quán chiếu, quán cảm giác tập trung vào chính mình, thân xác của mình, thì chúng ta sẽ giải tỏa được những cái vô minh trong cuộc sống của chúng ta. Đúng là năng lượng từ bi và trí tuệ sẽ giải tỏa, sẽ giúp được con người như chúng ta sống một cuộc sống hạnh phúc và bình an hơn. Ngày hôm nay con đã nhận được rất nhiều giá trị.

Thầy ơi! Tâm con muốn người khác tốt đẹp nhưng lời nói con nói ra lại ngược lại là thế nào, mong Thầy cho con biết ạ!

Thiền sư Thích Bảo Thành:

Ai trong chúng ta cũng mong muốn người khác tốt, nhưng cái ngôn ngữ ta ứng dụng không khéo để người ta sân giận, mất lòng. Đức Phật quan tâm đến lời nói thật là nhiều. Và trong đạo Phật cũng như đạo Chúa nói, mọi nghiệp chướng, mọi tội lỗi đều xuất phát từ từ tư tưởng, lời nói và việc làm (tức là từ Ý nghiệp, Khẩu nghiệp và Thân nghiệp). Đức Phật còn dạy, chúng ta thường bị những cái tập khí (tức là thói quen xấu) dẫn dắt, khó kiềm được. Mà dĩ nhiên Bảo Thành và các bạn, mỗi người đều có một cái tật cố, tập khí, tật xấu thường cứ đẩy chúng ta đi theo cái lối mòn đó, khó thoát. Rất may là bạn vừa hỏi nhận rõ rằng mình muốn người ta tốt những ngôn ngữ mình sử dụng, mình không có kiềm được, tức là mình không làm chủ được ngôn ngữ. Không ai có thể làm chủ được vô lăng lái xe mà không trải qua những giờ thực tập lái xe bị Thầy dạy lái xe đó chửi mắng, la hét, giận dữ lắm. Nhưng mà vì mục đích của chúng ta phải trở thành một tay lái cự phách, lụa là nên lời chửi của Thầy ta nghe lọt lỗ tai. Và rồi các bạn đã trở thành người tài xế cầm trên cái vô lăng lái mọi nẻo đường mà không sợ. Chúng ta cũng vậy, chị đang thực tập với một vị Thầy của cái tánh biết, nhận rõ mong muốn sự tốt đẹp với mọi người. Nhưng trên những nẻo đường quanh co, gồ ghề, chưa ứng dụng đúng ngôn ngữ. Hãy nhớ Đức Phật dạy, mang lòng từ bi quán chiếu ái ngữ, thiện xảo ngôn ngữ mình một chút. Và thực tập đi, hít vào thở ra và nhắc với mình rằng – ái ngữ. Hít vào nói ái ngữ, thở ra nói thiện xảo ái ngữ. Lặp đi lặp lại, lập trình đó, tức là thì thầm với mình rằng, hít vào ái ngữ, thở ra diệu dụng ái ngữ. Tự nhắc nhở mình!

Các bạn nhiều khi nghĩ rằng sao lẩn quẩn vậy, hít vào thì nói ái ngữ mà thở ra nói diệu dụng ái ngữ? Thưa các bạn, những cái thói hư tật xấu nó tạo thành những âm vang thì thầm trong não bộ của chúng ta, các bạn có thấy không? Và đôi khi trong cái thuật thôi miên bằng ngôn ngữ, người ta lặp đi lặp lại những cái ngôn ngữ đó và dần dần họ dẫn dắt bạn. Như trong văn hóa tiếp thị, những nhà thương gia họ hiểu được tâm lý của con người, dùng những ngôn ngữ ngắn gọn, lặp đi lặp lại hoặc hình ảnh và rồi dẫn dắt lôi kéo bạn mua sản phẩm đó một lúc nào đó bạn không hay. Bảo Thành quen biết được một số người cứ mở những cái đài quảng cáo họ nghe họ ghiền dữ lắm, rồi cứ bấm tay mua đồ một cách vô tội vạ.

Chúng ta bị ngôn ngữ dẫn dắt theo những tật xấu, thì phải sử dụng ái ngữ để tự dẫn dắt mình và dẫn dắt những người xung quanh có những ý tưởng hay hơn, sống hạnh phúc hơn. Cho nên Chánh niệm hơi thở, hít vào và nói ái ngữ, thở ra thì thầm ở trong đầu diệu dụng ái ngữ. Lặp đi lặp lại nhiều lần, tạo thành một cái quán tính biết ứng dụng ái ngữ, và diệu dụng ái ngữ. Nhất định bạn lần sau, khi mơ ước hoặc mong cầu ai đó những điều tốt đẹp, bạn sẽ biết sử dụng ái ngữ thuận hảo, tùy duyên. Người ta gọi là thuận pháp tùy duyên vị tha, thì nhất định bạn sẽ thực hiện được, nhưng cần phải thực tập. Còn không chúng ta chỉ nghĩ mà không thực tập thì vẫn như cái con đường xưa mình đi, khó có thể thắng lại được. Cảm ơn câu hỏi của bạn!

MC Lê Hà:

Rất biết ơn câu trả lời của Thầy ạ! Đó là câu hỏi của chị Võ Thị Thùy Nhung. Sau khi Thầy đã chia sẻ, như câu hỏi của chị, khi mà chúng ta muốn thay đổi thì chúng ta cần tập trung nói những lời ái ngữ đối với mọi người và muốn nói những lời ái ngữ, thì thực tập hơi thở chánh niệm hít vào thở ra. Và điều quan trọng nhất là chúng ta phải tập luyện. Cũng giống như trong dinh dưỡng, khi chúng ta muốn giảm cân, chúng ta muốn thay đổi thói quen của một ai đó thì bắt buộc chúng ta phải thực hành 21 ngày. Khi chúng ta đã làm một cái thói quen trong 21 ngày rồi, thì sẽ có một cái lịch trình giúp ta vượt qua được chướng ngại vật, cứ liên tục như vậy thì sẽ có một cái kết quả tốt, đúng không ạ? Rất cảm ơn câu hỏi của chị Võ Thị Thùy Nhung ạ!

  •  câu hỏi của chị Ngô Hoa, con xin phép đọc câu hỏi ạ.

“Chồng con hay nóng giận, sân hận thì Thầy vừa nói hồi hướng cho chồng, Thầy có thể hướng dẫn cụ thể hơn được không ạ, con cảm ơn Thầy nhiều ạ!”

Thiền sư Thích Bảo Thành:

Không phải chỉ có chồng mình, mà mỗi người chúng ta, bản thân cũng hay giận. Có nhiều nguyên cớ, mà hầu hết khi sân giận ta tìm cái cớ để sân giận, nhưng thực ra trong lòng của chúng ta có cái năng lượng bất tịnh sân giận tồn tại rồi. Nhưng không ai sân giận mà nói rằng tự mình sân giận, luôn luôn tìm cớ, tại vợ đó, tại ông tại bà đó,… để cho cơn giận của mình nó trỗi dậy.

Các bạn, cầm trên tay một bình chữa lửa, nhất định khi lửa cháy ta phun vào nó sẽ tắt thôi. Bởi cái chất chữa lửa đã được các nhà khoa học nghiên cứu thật là rõ. Thỉnh thoảng ta vẫn thấy chiếc xe Honda, xe hơi cháy mà cứ để cho cháy tàn rụi mà thôi bởi vì trên xe đó không có bình chữa lửa. Hoặc những người xung quanh không có bình chữa lửa, nhưng cứ nhìn vậy, ta tò mò ta nhìn. Các bạn hãy trang bị cho mình bằng một cuộc sống tích cực hơn và luôn luôn mang bình chữa lửa cho mình qua sự thực tập như chị vừa nói. Muốn học về Nutrition nhất định phải học 21 ngày, tạo một thói quen thay đổi mới. Sự tu tập trong Thiền định Chánh niệm hơi thở quán chiếu tâm từ và trí tuệ giúp cho mình chuyển hóa được sự sân giận, nhưng ngược lại tăng trưởng được bình chữa lửa, cái năng lượng, định lực chuyển hóa được sân giận của tự thân và những người xung quanh. Mỗi khi nhìn thấy chiếc xe vô tình ở trên đường cháy, có bình chữa lửa xịt vào sẽ tắt. Mình tu tập, mình có sức mạnh thì khi người nhà mình, không cần biết là chồng vợ, là ai hết mà phun lửa sân giận qua những điều vô cớ nào đó, bạn chỉ cần hít vào thở ra, tập trung tư tưởng, hình dung đến toàn bộ cái con người đó (tức là có hình ảnh con người đó trong tâm), hình dung đến khuôn mặt của người thân mình đó. Như chị hỏi về người chồng của chị, thì chị hãy bình tĩnh, bởi vì sự thực tập mới mang lại sự bình tĩnh nha thưa chị. Nếu có thói quen rồi, có bình chữa cháy đó, quán chiếu cái khuôn mặt của người chồng, hít vào thở ra, chỉ quán chiếu khuôn mặt của người chồng, hít vào thở ra, và hồi hướng năng lượng tới ngay cái khuôn mặt của người chồng trong tâm của chị đó. Bảo đảm trong vòng một phút, nếu chị có năng lượng mạnh hơn, chỉ cần 30 giây, nếu chị có năng lượng yếu hơn thì 1 phút; hoặc đến 5 phút, ngọn lửa sân giận của người chồng sẽ nguội đi và tắt lịm. Nhưng đừng phản kháng, đừng biện bạch, đừng tranh luận, hãy lùi lại vài bước định thần, hít thở, mường tượng khuôn mặt người chồng ở trong đầu, hồi hướng năng lượng tình thương, trí tuệ. Chỉ vậy thôi, không có cầu kỳ, chị thử làm và thực nghiệm đi, chị sẽ thấy khác biệt. Bình chữa cháy qua công hiệu thực tập của chị, lúc đó sẽ phát huy tác dụng thật là nhanh. Sự thực tập càng lâu bền, bình chữa cháy càng lớn, ngọn lửa sân giận càng mạnh càng dễ dập tắt thưa chị.

MC Lê Hà:

Con rất cảm ơn Thầy ạ! Đó là câu hỏi của chị Ngô Hoa. Nếu khi chúng ta thấy chồng mình hoặc là một đó đang sân hận thì chúng ta cần hít vào và thở ra, hình dung đến khuôn mặt của cái người chồng, hay những người xung quanh và hồi hướng năng lượng đến họ. Cũng như Thầy đã chia sẻ, chúng ta không có phản ứng, cũng không sân hận thì chắc chắn 1 phút, thì người chồng đó hoặc người xung quanh chúng ta sẽ lắng lại để không xảy ra thêm vấn đề nữa. Còn nếu chúng ta cứ sân hận, phản kháng lại thì chắc chắn hai bên sẽ có sự xung khắc và sẽ không có điểm dừng. Sự thù hận chỉ có lòng từ bi mới chuyển hóa được sự sân hận, nếu chúng ta và chồng đều sân hận, và phản kháng lại thì chắc chắn sự sân hận đó sẽ không có hồi kết. Rất cảm ơn câu hỏi của chị Ngô Hoa. Em xin chúc chị hãy hành thiền giống lời Thầy đã chia cho mình, để mình nhận được sự bình an và hạnh phúc. Rất cảm ơn đến chị ạ!

Hiện tại khung chat đã hết câu hỏi, Hà xin mời một đến hai cô bác, anh chị chia sẻ cảm nhận khi nhận được giá trị trong bài chia sẻ ngày hôm nay.

Câu hỏi của cô Ngô Thị:

  • Con xin hỏi Thầy, đôi khi nhiều đêm con bị mất ngủ, còn ban ngày thì không bỏ được việc, cho nên vẫn phải làm việc nên dẫn đến bị mất ngủ thường xuyên. Khi mất ngủ thì những chuyện trong quá khứ cứ hiện lên, con phải làm thế nào ạ?

Thiền Sư Bảo Thành:

Dạ thưa cô! Cái gì cũng có phương pháp để trị liệu. Trước khi đi ngủ, tư thế khi ngủ là nằm xuống, xuôi hai bàn tay theo cơ thể úp bàn tay xuống giường, nếu nằm trên phản thì úp hai lòng bàn tay xuống. Khi hít vào phình bụng cho căng ra, mình làm khoảng 21 hơi, hít vào phình bụng thở ra hóp bụng và thì thầm trong đầu, không cần nói to – buông thư. Thực tập như vậy 21 biến, vì chính lúc cô hít vào thật sâu đưa xuống bụng phình ra, nó kích hoạt năng lượng ở luân xa số 1, số 2, số 3. Và khi cô thở ra nói sự buông thư, năng lượng luân xa số 1, số 2, số 3 sẽ giúp thư giãn thần kinh để cô thiếp vào giấc ngủ và không bị những tư tưởng khác ở trong ngày hoặc quá khứ làm chủ suy nghĩ của cô, để rồi cô không ngủ được. Cô hãy thực tập và lần sau nếu có cơ hội gặp Bảo Thành lần nữa trên phòng Zoom này, cô chia sẻ với mọi người rằng sau một sự thực tập như vậy có công hiệu hay không nha cô! Bảo Thành đã thực hiện điều đó, thấy mình có giấc ngủ thật sâu, và không bị những tư tưởng suy nghĩ trong ngày thường, hoặc của quá khứ, tương lai nó dẫn dắt. Nhiều người Bảo Thành hướng dẫn thực tập và đã thành công. Cô không biết có ghi xuống, hoặc có nhớ hay không?

Bảo Thành xin nhắc lại, mình nằm xuống trong tư thế ngủ cho hai chân duỗi thẳng ra, úp hai lòng bàn tay song song với cơ thể ở ngay hông, úp bàn tay xuống. Hít vào phình bụng thật to, thật căng, thở ra nhẹ nhàng họp bụng và nói thầm trong đầu – buông thư. 21 biến mỗi một đêm trước khi đi ngủ, hoặc lúc nào muốn ngủ mà khó ngủ thực tập như vậy. Phình bụng căng thở nhẹ nhàng, kích hoạt năng lượng từ luân xa số 1, số 2 ở vùng dưới rốn, nó làm cho năng lượng đó lan tỏa toàn châu thân, thư giãn đầu óc, ngăn chặn những dòng tư tưởng bất tịnh hoặc không cần thiết trỗi dậy trong tâm. Và sẽ giúp cho chúng ta thiếp vào giấc ngủ thật sâu thưa cô. Cảm ơn cô!

Ngô Thị:

  • Con cảm ơn Thầy rất nhiều ạ! Con sẽ cố gắng bắt đầu thực tập từ đêm nay ạ. Cảm ơn cô MC Lê Hà, cảm ơn phòng Zoom.
  • Thiền sư Thích Bảo Thành:
  • Ái ngữ là tức là những lời nói nhẹ nhàng, yêu thương. Diệu dụng có nghĩa là khéo sử dụng ngôn ngữ. Mỗi khi mình tức giận, mình nói cho ai sân giận, người khác nhắc, con khéo ăn khéo nói, thì mình cũng phải tự nhắc nhở mình. Thiền là tự nhắc nhở mình lặp đi lặp lại những ngôn từ đơn giản, để dẫn dắt não bộ, suy nghĩ của chúng ta theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
  • Đinh Như:
  • Con cảm ơn Thầy! Xưa nay con hiểu về Phật pháp cũng hạn chế thôi, nhưng con rất tâm đắc một điều, tức là mình phải có trí tuệ và tình yêu thương thì sẽ giải quyết được sự sân giận. Nhưng trong cuộc sống sẽ bị phụ thuộc vào nhiều hoàn cảnh, chẳng hạn như là thiếu thốn, giận dỗi nhau. Ngay cả về sức khỏe ở trạng thái tinh thần và thể chất. Khi con thấy khỏe mạnh thì đầu óc của mình minh định hơn, lẽ ra khi xưa mình tức giận, nhưng giờ thấy yêu thương mọi người hơn. Mình có cách để giải quyết những bực tức, sân giận. Con thấy tâm đắc những điều Phật dạy, là mình phải có tình yêu thương và trí tuệ thì sẽ giải quyết được. Và mình phải khắc phục những hoàn cảnh dễ gây cho mình sân hận, sự bực tức về hoàn cảnh cuộc sống khó khăn hay về sức khỏe. Nếu về sức khỏe thì mình phải có cách để giải quyết về sức khỏe. Như vừa qua con trải nghiệm sản phẩm Herbalife rất tốt, điều đó mang lại sức khỏe cho con. Cuộc sống gia đình, không chỉ bản thân mình khỏe mạnh mà về tinh thần thấy hòa thuận và vui vẻ hạnh phúc hơn. Hôm nay con cũng xin được chia sẻ, bày tỏ với Thầy ạ!

Thiền sư Thích Bảo Thành :

  • Dạ, Bảo Thành xin cảm ơn và xin chia sẻ thêm, ở trên đời này cái gì cũng cần phải thực tập. Như cô MC vừa nói phải thực tập để tạo cho mình một tiền đề thói quen tốt 21 ngày. Bảo Thành khi về đây, mấy lần đi lên Sài Gòn, xe chạy ngoằn ngoèo sợ dữ lắm, nhưng có hôm Bảo Thành lấy xe Honda của người bạn đồng tu, sau khi nghe hướng dẫn kỹ năng bật máy, rồ ga như thế nào đó rồi Bảo Thành tự chạy. Lúc đầu hoảng sợ dữ lắm! Mình chạy rồi mình sợ vì đường nhiều xe, nhưng qua một ngày đến ngày thứ 2 thấy bình tĩnh hơn, và nhận ra rằng sự tu tập, sự tập luyện sẽ giúp cho mình dõng mãnh hơn. Ăn uống là một sự thực tập. Cổ nhân dạy cho mình ăn uống như thế nào mình biết rồi, nay mình được nhắc nhở qua phòng Zoom Phạm Gia Nutrition, để chúng ta san sẻ giá trị sức khỏe qua ăn uống. Và nếu biết chăm sóc về tinh thần của mình quán chiếu qua hơi thở, thì nó phối hợp nhịp nhàng với sự ăn uống, nó trợ lực cho cái thân và cái tâm hòa nhịp với nhau. Thân tâm an lạc giúp sức khỏe thật nhiều và khi bước vào hoặc lái qua những cái khúc quẹo của cuộc đời, bởi những hoàn cảnh khi xưa dễ tạo sân giận, ta có thể lắc léo vượt qua. Cũng như Bảo Thành lái xe, bây giờ không sợ, xe nhiều cũng không sợ, chạy được! Và nhất định như anh và Bảo Thành, chúng ta quyết tâm ăn uống cho đúng, thực tập tu cái tâm cho đúng, thì những nguyên nhân xưa tạo nên sự sân giận, khó chịu của mình mình sẽ lách qua được, không bị rơi vào cái ổ gà của sự rắc rối do ai đó tạo ra cái hoàn cảnh từ sức khỏe, từ môi trường sống, kinh tế, từ tất cả mọi mặt thưa anh! Cần nhất là sự tập luyện. Cảm ơn sự chia sẻ của anh!

MC Lê Hà:

  • Cảm ơn sự chia sẻ của chú Đinh Như ạ! Những giá trị ngày hôm nay Thầy đã giảng, không những chú mà tất cả mọi người trong phòng Zoom đều nhận được giá trị và bổ ích cho cuộc sống của chúng ta. Một lần nữa thay mặt Ban tổ chức gửi lời biết ơn đến Thiền Sư của chúng ta.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn