Search

4009. Đừng Sống Cuộc Đời Chỉ Để Người Khác Nhìn

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập

Mô Phật, Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô, các bạn đồng tu.

Kính mời các bạn đồng quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để đồng tu ngày hôm nay.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Chúng con nguyện xin mười phương chư Phật, ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng sanh và gia trì cho chúng con miên mật tu tập mật thiền, để lan tỏa tình yêu thương, thắp sáng đuốc tuệ, sống đời tỉnh thức, thể nhập vào Phật tánh chân như. Quán chiếu thấy rõ vạn pháp là Vô Thường, là Khổ, là Vô Ngã. Hôm nay chúng con nguyện siêu cho cụ bà gỏa phụ Lâm Bình Phước, nhũ danh Nguyễn Thị Hoa, pháp danh Tâm Lan, sinh ngày 1/8/1937 tại Quảng Trị Việt Nam, mất ngày 17 tháng 3 năm 2023, nhằm ngày 26 tháng 2 năm Quý Mão tại Garden Rose, California, USA. Chúng con cũng nguyện siêu cho hương linh Huỳnh Văn Bé sinh 1968, nguyện xin chư Phật đức đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật, tiếp dẫn hương linh theo thiện nghiệp tái sanh cảnh lành. Xin chư Phật từ bi chứng minh!

Mời các bạn ngồi trong tư thế buông thư, đặt tay phải tượng trưng cho Trí Tuệ vào tay trái tượng trưng cho lòng Từ Bi. Như lời Phật dạy lấy Trí Tuệ làm sự nghiệp giải thoát và lấy Từ Bi nuôi dưỡng lan tỏa tình yêu thương. Từng hơi thở vào ra ta quán chiếu tâm Từ Bi qua mật ngôn Mu A Mu Sa, tâm Trí Tuệ qua mật ngôn NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang, tâm Tỉnh Giác qua mật ngôn Ma Sa Ốp Uê và tâm Phật chân như qua mật ngôn Sa Bi Mô U. Tiếp nhận năng lượng trong sự tổng trì các mật ngôn trên qua hơi thở chánh niệm, để thanh tịnh hóa thân tâm của chúng ta và lan tỏa, hồi hướng tới muôn người, để thân được khỏe, tâm an, tinh thần trong sáng.

Hãy hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, tổng trì mật ngôn, tiếp nhận năng lượng, hồi hướng cho nhau.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê – Sa Bi Mô U (7 Biến)

Mô Phật! Các bạn, chúng ta sẽ làm gì khi thức dậy rồi đi vào những sinh hoạt cuộc sống của đời thường. Đương đầu với biết bao nhiêu thử thách thuận nghịch trong cuộc sống. Có lẽ ta không bao giờ hỏi vì cuộc đời vốn là như vậy, vần xoay như đời ông bà đó, đời cha mẹ và chúng ta cứ thế. Hình như cuộc sống của gia đình khi sinh ra thuở bé và lớn lên, một sự lập trình đương nhiên đã hình thành trong tâm tưởng của mỗi người, lập trình ấy quá quen thuộc chẳng ai hỏi tại sao phải sống như thế? Tại sao nên sống như vậy? Ta cứ sống và lặp đi lặp lại theo phong cách mình nhìn thấy, nhận được nơi ông bà cha mẹ, thôn xóm, làng, quốc gia ta sinh sống.

Trong những chuyến vân du, du lịch đây đó nếu xa là ở thành phố khác, gọi là xa lắm rồi, nhưng vẫn có người có cơ hội đi xa hơn, xa lắm tận quốc gia khác hoặc người có nhân duyên đi vòng quanh cả thế giới. Chỉ có đi du lịch chúng ta mới có một tầm nhìn khác biệt với cái nhìn vốn dĩ chỉ ở ao làng xóm xưa. Đi du lịch thực sự mở tầm mắt, ta có cơ hội nhìn thấy sự khác biệt giữa các nền văn hóa, phong tục, tập quán, sự sinh sống của từng nhóm người, của từng thôn làng, thành phố, từng quốc gia, từng nền văn minh tột bậc hay mới phát triển. Chúng ta vẫn có cơ hội nhìn thấy những nền văn minh cổ xưa, vẫn như người ở cõi trời tự nhiên chẳng cần gì, miễn ăn xong là đủ, toàn thân chẳng cần vải để che, bởi có thiên nhiên tự tại sống chung quanh. Có khi nào bạn nghĩ và chợt nhận ra ta đã quá quen thuộc với thói quen của mình, để không nhìn thấy sự khác lạ, tốt đẹp để thay đổi mình hoặc nhìn thấy những điều không tốt để đừng bao giờ lặp đi lặp lại hay không? Chắc ít, các bạn chia sẻ rằng “Không nên sống một cuộc đời chỉ để cho người khác nhìn mình”. Chúng ta thường bị dính vào điều đó mà không hay.

Đi ra ngoài đường là phải chải đầu, mặc quần áo, có thể là chỉnh chu hoặc là xoàng, cũng vì sợ người ta nhìn mình đó, chỉnh chu quá, đẹp quá, người ta nói này nói nọ thôi mặc xoàng chút xíu. Cũng có người da mặt sần quá sợ người ta nói, đổ biết bao nhiêu tiền mua quần, mua áo, người ta nói người đẹp nhờ lụa, thế là mua biết bao nhiêu tiền, mang tiền mua biết bao nhiêu đồ hàng hiệu. Lấy bên ngoài trang điểm bởi sợ, hình thức ở bên ngoài trang điểm cho cuộc sống vì sợ người ta nói này nói kia. Hầu hết ai cũng bị dính vào cạm bẫy đó mà không bao giờ hay. Chúng ta sống hầu hết để cho người khác nhìn mình và rồi ta cứ se sua, bon chen, cạnh tranh với người gần gũi có thể bà con cô bác, anh chị em, bạn dì, bạn dâu, rễ, cột chèo cột gì không biết. Chúng ta cứ dựa đây dựa đó nghe người ta nói, sống theo người ta, ra ngoài đường để người ta nhìn, ta nói một chút gì không ưng ý trong lòng buồn bã, rồi lần sau ra đường phải làm y như người ta nói để hài lòng người ta.

Chúng ta đã sống để cho người khác nhìn và cái nhìn của người khác là chìa khóa để mở hạnh phúc, hoặc mở cánh cửa địa ngục cho chúng ta bước vào. Ta đã lệ thuộc vào cái nhìn của người đời, đánh mất sự tự chủ lập trường của mình. Những người sống mà để cho người khác nhìn và khi người ta nhìn rồi mình điều chỉnh sống theo ý người khác, thì hầu hết bị tự kỉ, bị tự ti, không có niềm tin của bạn sống, vào cuộc đời, vào chính mình. Phiên bản sống của mỗi người không còn như theo tâm tánh thiện lành của mình, nhân duyên của mình. Mà chúng ta sống hầu hết là bởi lời thị phi ở bên ngoài, biến thành con lật đật nhảy lên nhảy xuống, múa may quay cuồng, lận đận cả cuộc đời, chỉ vì người ta nhìn và phải sống theo cái nhìn của thiên hạ.

Có một anh chàng kia bị bệnh, tự kỉ, tự ti bởi sinh ra trong gia đình nghèo, chẳng dám ra ngoài đường, vùi mặt vào trong xó nhà. Bởi ra ngoài người ta dèm pha, con nhà ai nghèo khổ, ăn mặc bê tha, học hành chẳng tới đâu. Cậu không dám ra bởi mẹ của cậu là mẹ đơn thân và học vấn chẳng bao, chỉ biết làm nghề nông, cày sâu cuốc bẫm nuôi con. Người mẹ hiểu được tâm ý của người con, sợ ra bên ngoài bởi cái nhìn và ánh mắt của người đời đang giết dần, giết mòn đời sống của con. Nên người mẹ tần tảo cố gắng bán hết đất hương quả của ông bà, bán dần để nuôi con học và gia công làm nghề nông cho con học. Gửi con lên thành thị, nương nhờ vào các bậc học cao, dồn hết sức hết tiền, bán đất đai, bán cả sức của mình, bán cả sự sống của mình cho con học.

Người con từ thuở nên kinh thành học tiếp cận được những bậc sang trọng, tiếp thu được nền học vấn cao, ít về nhà. Chẳng bao lâu đỗ Trạng Nguyên, Trạng Nguyên lớn lắm, được ngời ta tung hô, đỗ Trạng mà, áo gấm nhưng chẳng về làng, bởi áo gấm làng sao được, bạn bè mình nay cũng là những bậc Trạng, Quan, vua chúa, con nhà giàu, sao có thể về làng để vinh hoa được. Bái tổ vinh quy là không thể, bởi mẹ nhìn kìa xoàng quá, người phụ nữ nông dân, quần lò xo, mặt nhăn nheo, tối ngày hôi mùi sình, về sao được, thiên hạ cười, thế là chẳng bao giờ về. Người mẹ vẫn tự tại ở thôn quê, gửi thóc lúa đầu mùa lúa nàng thơm, gạo nàng thơm, nhưng khi tới cửa nhà Trạng quăng hết đi, bởi thứ lúa ở miền quê ăn sao được, phải ăn gạo ở thành phố, gạo của quan quyền, của quyền lực. Làm riết lên cao, chức lớn chẳng bao giờ về thăm mẹ.

Có một thời quyền thế thay đổi, vận mệnh đổi thay. Ông vua thời đấy mà Trạng đang phò bị băng hà, người khác lên chiếm ngôi chẳng trọng dụng, những nhân tài thời trước bị đoạ đày, nhốt tù, bị trục suất và bị đọa, bị giết hại. Anh chàng sợ quá trốn ra nước ngoài và ra nước ngoài một tiểu quốc bên cạnh nhận ra, họ cũng giết, xong rồi, chẳng biết đi về đâu. Lúc đó mới nhớ về mẹ và về thăm mẹ, trốn chui trốn lũi mặt mày phải bôi lên để mà tàng hình, sợ người ta nhìn ra mình. Khi về thôn thôn xưa đó, mái tranh xưa lửa ấm một, về nhà mẹ khuất có còn gì đâu con, mẹ đã khuất. Mẹ đơn thân mà, có một con tần tảo cho con học thành trạng, mà con chẳng bao giờ về, gạo mẹ gửi tới con cũng quăng đi, bởi có quyền lực nhưng quyền lực chẳng bao giờ bền vững, trở về mẹ khuất núi rồi. Tìm mãi trong tủ chỉ còn một lá thư nhỏ, mẹ viết loằng ngoằn vài chữ của kẻ thiếu học cắn chữ cũng không ra. “Mẹ thương con”. Chỉ vậy anh ta khóc.

Các bạn, đã bao nhiêu lần các bạn đã khóc vì sự tự ti, mặc cảm của bản thân? Cắm cổ, cắm đầu lao vùi ra ngoài đời để bắt chước thiên hạ, bởi gia cảnh ta sinh ra kém phần may mắn trong thuở mới vào đời. Cảnh này thấy nhiều lắm, tranh giành quyền lực đến khi trong lao tù khổ sở mới nhớ về cha về mẹ, cảnh quê. Các bạn thấy đi, biết bao nhiêu trai làng, biết bao nhiêu người phụ nữ, biết bao nhiêu người đã từ bỏ thôn quê, bởi vì họ sợ cày sâu cuốc bẳm trồng lúa, lên thành phố làm công nhân. Họ sống vất vưởng trong nhà trọ chẳng bao giờ muốn về quê. Họ thực tập cách sống mới, sang, đẹp, trở về quê người ta nói quê mùa, nên họ phải sống y như thành phố, họ đã sống một cuộc đời chỉ để cho người khác nhìn và ưa. Bạn thấy rồi năm 2020, 2021, 2022 đó, đại dịch tràn lan, chốn thành phố đâu phải là nơi có thể che chở cho họ được. Hàng trăm ngàn người đua nhau chạy về quê, thề sống thề chết không lên thành phố nữa. Bạn thấy chưa, khi ngặt nghèo đau khổ họ mới nhớ về quê hương mộc mạc đơn sơ. Chúng ta quá đua đòi, sống chỉ để người khác nhìn, đánh mất niềm tin vào chính mình.

Các bạn, chúng ta đã đánh mất niềm tin vào chính mình. Chỉ nhìn người ta, chỉ để cho người ta nhìn vào mình và điều khiển mình bằng sự khen chê ở đời. Ta trở thành cái con lộn ngược lộn xuôi chẳng biết phải làm sao. Chúng ta là những bạn đồng tu, chắc chắn các bạn đều đã bị vướng mắc, Bảo Thành cũng như vậy. Nhưng học nơi Đức Phật, Đức Phật không bao giờ khuyến khích chúng ta phải học, phải tu để làm hài lòng người khác, để làm hài lòng con mắt của người ta, để làm hài lòng tiếng khen chê ở đời. Phật dạy nhìn nhưng không phải để người ta nhìn để mình sống, để người ta nhìn mà mình bị điều khiển bởi ánh mắt nhìn đó. Phật dạy chúng ta nhìn, nhìn vào đâu? Nhìn vào chính mình để nhận ra giá trị siêu việt vốn có và bình đẳng ngay cả với Phật, với Bồ Tát, với các vị Thần Thánh.

Các bạn thấy chưa, Phật dạy chúng ta cái nhìn vào bên trong, tánh nhìn vào bản thể để nhận rõ được trong ta có một sức mạnh siêu việt từ Phật tánh Sa Bi Mô U, bằng như Phật, Bồ Tát, Thánh hiền. Chỉ cần nhìn rõ và ứng dụng nó vào cuộc đời, ta như Phật, Bồ Tát, như các bậc thánh. Phật đã nói chúng sanh bình đẳng tánh trí, tánh gì? Tánh Phật, trí gì? Trí tuệ của Phật. Bạn có chịu nhìn vào mình đâu, bạn cứ để người ta nhìn rồi nhảy múa, khập khễnh giữa cuộc đời khen chê mà chẳng bao giờ nhìn lại chính mình. Chúng ta không nói về tất cả những góc cạnh bon chen ở đời, nhìn vào mình để trở thành tỷ phú, nhìn vào mình để mà phấn đấu thành cái này, thành cái kia. Nhiều người lấy động lực nhìn lại mình để phấn đấu thành ông này bà nọ, nhưng cái đó đâu có tồn tại được.

Ngày hôm qua nguyên một ngày từ sáng cho tới chiều, Bảo Thành cùng quý Sư Cô và một số bạn đồng tu đã làm lễ cúng và cầu nguyện hồi hướng, cũng như chứng kiến cải đến hai mươi ba cái mộ. Có nhiều mộ tu không biết như thế nào, nhưng khi người cải mộ thấy nước là đắc địa, thấy nước là long mạch đủ thứ nói, bởi những người cải mộ theo dân gian mà, họ làm nghề đó bao nhiêu năm trời, có thể là cha truyền con nối, họ có nhiều cách nói. Nhưng đối với Bảo Thành chỉ nhìn ra, có người chết năm mươi năm, có người chôn cả trăm năm hơn và có người mới. Mới thì may ra còn một vài mảnh xương, lâu rồi hòm chẳng có, xương chẳng còn, có chăng chỉ là đất. Cát bụi cuộc đời là bài hát ta nghe rồi đó, mà danh dự để cho chúng ta nhìn tô điểm cuộc đời của hão huyền lắm. Nếu nhìn để phấn đấu để có tiền, có quyền lực, có tài, có tất cả là đúng, để phục vụ đời sống nhưng đắm chìm vào đó. Bạn nhìn đi mấy chục cái mộ chẳng còn thứ gì, có chăng là một vài chút đất bỏ vào trong hũ, như kỷ niệm đất mẹ yêu thương, đất người xưa còn để lại để nhớ về cội nguồn mà thôi.

Chúng ta đã bị giựt dây và luôn luôn hành động theo ánh mắt của người đời, biến thành con rối nhảy múa lung tung. Hãy theo Đức Phật nhìn đừng để người ta nhìn vào mình, điều khiển mình, nhưng hãy nhìn vào chính mình. Nhưng chẳng phải nhìn để phấn đấu trở thành tỷ phú đại phú, điều đó được, nhưng phải nhìn rõ bản tâm, một bản tâm nhìn rõ như vậy và kích hoạt cho đúng ta sẽ như Phật, Bồ Tát. Nhìn rõ tánh Phật, trí tuệ Phật. Dĩ nhiên khi bạn đã hiển lộ được trí tuệ Phật, tánh Phật rồi, thì những phương tiện ở đời như tài phú, tiền tình, tài danh vọng địa vị theo phước báu công đức mà hình thành, bởi những có trí tuệ bạn hình thành những phần đó đúng đạo, đúng nghĩa, phước thì tăng, công đức thì dồi dào. Còn không bạn lao đầu vào nhìn bản thân rồi cơ cực cả đời, tìm đủ mọi mánh khóe, thành tựu được. Đấy, bạn nhìn trong hiện thời mấy tháng qua, biết bao nhiêu người tài ba lỗi lạc ở trong nước dần dần cũng bị hạ cánh êm xuôi đi vào sự quên lãng.

Có đức thì mặc sức mà ăn.

Hương đức hạnh ngàn đời không bao giờ hết, hương người đức hạnh đó các bạn, ngược dòng thời gian vẫn còn lưu truyền.

Cọp chết để da, người chết để tiếng.

Tiếng đây là tiếng thơm của đức hạnh, chẳng phải tiếng gian manh độc ác. Các bạn, Phật dạy hãy hít vào thở ra trong chánh niệm, nhìn mình để điều khiển tâm của mình đúng nhịp đập của trái tim từ bi. Nhìn mình và điều khiển tâm của mình đúng ánh sáng, độ sáng của trí tuệ, nhìn thấu được vô thường, khổ và vô ngã, nhân quả thiện ác phân minh rõ ràng. Phật dạy chúng ta phải nhìn rõ mình, nhìn rõ mình để thấy được sự u mê tăm tối mà giữ cho mình tỉnh thức, tỉnh giác. Phật dạy cho mình hít vào thở ra để nhìn mình, nhìn thấy gì? Thấy miền đất chân như Phật tánh màu mỡ, có đầy đủ chất khoáng để ta sống yêu thương, để ta sống trí tuệ, để ta sống tỉnh thức.

Mật ngôn Sa Bi Mô U trong chánh niệm hơi thở, hướng dẫn cho chúng ta sống để nhìn rõ mình, thấy mình và phát huy khả năng vô tận tiềm tàng trong cuộc đời của mỗi người. Để phục vụ đời sống nhân sinh và thăng tiến trên con đường tu luyện tâm linh cho sáng để phá mê, phá chấp, đạt được sự chứng giác trong đời thường. Các bạn phải nhìn như vậy, đừng tự ti mặc cảm trong con đường tu tập tâm linh, không tập cái nhìn như vậy để huân tu ta nhìn vào bạn. Bạn ta theo những bậc sư phụ lớn. Bạn ta là Phật tử ở những chùa to. Bạn ta Phật tử của những giáo đoàn lớn lao, đông đảo tăng thân. Bạn ta là Phật tử của thầy nổi tiếng, của chùa cổ. Bạn ta là phật tử rần rần, tu lễ hội, đủ thứ, ta chạy theo, chạy theo. Rồi ta sống một đời sống là người tu hay Phật tử chỉ ưa trang điểm hình thức bên ngoài, lễ bái cho trang nghiêm mà tâm thì lộn xộn, phóng dẫn. Hình như chúng ta bị hấp dẫn bởi điều đó, nên trải qua thời gian thật dài cuối cùng lắng đọng tâm tư bao nhiêu năm trời ta tu mà tâm này nào có ai.

Muôn sự rắc rối, xui xẻo, muôn sự nghiệp chướng cứ chất chồng dày dày, ngăn chặn ta bước tới với chư Phật. Ta sống ở đời để cái nhìn của đời dẫn dắt, ta sống chỉ để người khác nhìn và làm hài lòng họ. Trên con đường đạo ta sống đã như thế, thì đạo ta tu cũng như vậy. Tu chỉ trọng hình thức bên ngoài, lâu lâu chạy tới chùa khoe khoang lễ hội rần rần, làm cái gì phải có bằng có cấp, người ta nói chứng chỉ đã tu khóa này, đang luyện khóa kia. Tu mà có giấy khen để treo lên tường, để người ta biết mình tu. Nhưng mỗi sớm thức dậy 5 giờ, tu mỗi ngày chẳng tu được. Mỗi ngày thức dậy tu hoặc chọn cho mình một khung thời gian phù hợp nơi chỗ mình ở đó, để nhìn mình, thấy mình bình đẳng tánh trí với bậc giác ngộ, mà huân tu để trở thành người ngộ được lý lẽ sống ở đời, mà có sự bình an hạnh phúc chẳng thèm. Mặc trên áo Phật tử này, Phật tử kia rồi còn đeo dây này, dây kia, mang tên Phật khắc lên trên áo, mũ, rồi trên dây đeo chứng tỏ ta có khóa tu, múa may thôi, hết sức bây giờ, rớt xuống hố 30 năm thôi đào lên vẫn còn đất chứ có biết gì đâu, người đào họ chỉ biết mình là đất.

Ông bà nói tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Sống ở đời đừng trọng hình thức, đừng tự ti, đừng tự kỉ. Sống phải nhận ra Phật chỉ thật rõ chúng sanh không phải chỉ con người đâu, bình đẳng tánh trí. Mật thiền với hơi thở chánh niệm đi thẳng vào miền đất chân như Phật tánh Sa Bi Mô U để nhận rõ, để nhìn rõ, để thấy ta đúng như lời Phật dạy bình đẳng tánh trí. Để sống với tánh đó, tánh thiện đó, tánh Phật đó. Sống với trí tuệ của Phật đó, trí tuệ sáng nhìn thấu được vô thường, khổ, vô ngã, để sống mà ánh sáng chiếu ra từ bên trong và nhìn rõ được mình, chẳng phải sống chỉ vì người ta nhìn và điều khiển mình mà thôi. Người sống mà chỉ sống cho người khác nhìn và sống theo sự nhìn của mọi người là sống thiếu can đảm, thiếu tự tin, người tự kỉ, người tự ti, người ấy không bao giờ thành công, nếu có thành công thì sự thất bại đang chờ đón họ.

Như người con miền quê đỗ trạng đó, thành công khinh thường mẹ, cuối cùng còn gì đâu, về nhà chỉ đọc được ba chữ “Mẹ thương con”. Hãy thương lấy chính mình và nhìn rõ vào mình, bỏ mẹ là tội bất hiếu tày trời, bỏ chính mình để rong rũi theo cái nhìn của người khác, đọa đày vào u mê tâm tối, ngàn đời không thể thoát được. Đừng bỏ rơi chính mình, hãy trở về và nhìn rõ mình, đừng sống vì người khác nhìn mình, mà hãy sống để nhìn rõ mình trong từng giây phút của cuộc đời. Các bạn, hãy trở về với hơi thở của chánh niệm.

Thưa Phật! Chúng con nguyện theo hơi thở chánh niệm, trở về miền đất Sa Bi Mô U – Phật tánh chân như, nhìn cho rõ bản thể của mình như Phật đã dạy bình đẳng tánh trí . Chúng con đều giống như muôn người, đều giống như Phật và Bồ Tát. Nguyện chư Phật, Bồ Tát gia trì để chúng con xiển dương được cái nhìn viên giác kia.

Hít vào bằng mũi, đưa xuống bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, tổng trì mật ngôn, tiếp nhận năng lượng, hồi hướng cho nhau.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê – Sa Bi Mô U (7 Biến)

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn