Search

Pháp thoại Thiền Sư Bảo Thành, Tâm Sĩ bút ký

Bảo Thành kính chào các Bạn,

Các Bạn thân mến, Chúc cho các luôn được bạn an lành, sức khoẻ, niềm vui, trẻ trung và tinh tấn trong cuộc sống.

Bảo Thành kể các bạn nghe, một câu chuyện về một lão sư, ở trên vách núi cheo leo, có một người đệ tử, tinh tấn tu học miên mật liên tục, từ ngày này qua ngày kia. Người đệ tử này siêng năng đến mức mà Lão Sư ngạc nhiên, bởi đệ tử này ra công tu tập hùng hục, hừng hực cả ngày không nghỉ. Nhà Sư chỉ biết mỉm cười, bởi nhà sư đã tu lâu năm, nay tuổi đời đã cao, lại sống trên đỉnh núi cao, cheo leo chót vót này, mà tuổi đời cũng chót vót cheo leo, có lẽ chẳng còn bao lâu cũng như cánh hạc tung lên trời, về với Thần Tiên và Chư Phật. Sức yếu, tâm hồn thanh thoát nhẹ nhàng, đứng trên vách núi nhìn xuống, thấy người đệ tử ra công ra sức, hùng hục như lực sĩ, tu này tu kia, ngồi cả ngày, rồi ăn uống lại ngồi thâu đêm. 

Sự tu tập thiền định, miên mật như vậy chỉ trải qua một thời gian, bỗng một hôm người đệ tử tới gần với Sư Phụ và nói như vậy: “Thưa Sư Phụ, con thấy mệt mỏi quá, bao năm qua con ra sức thật nhiều, nhưng chẳng chứng đắc gì, con chán rồi, con muốn bỏ tu, bởi con tu như vậy, siêng năng hơn người thường mà chẳng chứng đắc mệt mỏi lắm”, Sư Phụ nhìn đệ tử, Lão Sư nhớ đến tuổi thanh niên của mình cũng từng trải, nhưng rồi được bậc thầy của mình khai thị thoát ra cảnh như vậy, nên cũng muốn mang bài học của mình học thuở xưa khi còn trẻ, có sức lực bứng gốc, quật trâu, để hỏi người đệ tử: 

  • Con ơi, con có thấy ở ngoài sân có một đống đá không? Sư Phụ muốn con mang đống đá này lên đặt trên đỉnh núi dùm. 

      Người đệ tử nghe và hỏi: tại sao? 

      Sư Phụ nói:

  • Nếu con làm được điều đó hoàn thành, Sư Phụ sẽ hướng dẫn cho con tu được thành công

Người đệ tử hì hục dùng hết sức còn lại, vì nghe có sự hứa hẹn là sau khi mang hết đá lên đỉnh núi, sẽ có được bí kíp tu, để thành tựu như Lão Sư, mà mình đã đi theo làm đệ tử. Anh ta chạy ngược chạy xuôi, dùng hết sức chạy cho nhanh, để có được bửu bối. Nhưng bao nhiêu năm trời ra sức tu tập, cũng đã hao mòn, mệt mỏi. Sự ra sức lần cuối này chưa được một chặng đường, anh ta đã hết không còn sức, không còn gì nữa, đành phải qùi gối trước Sư Phụ và nói:                                     

  • Con đã hết sức rồi

      Sư Phụ mới nói lại: 

Thầy nói con mang đá lên đỉnh núi, Thầy đâu nói con ngay bây giờ mang hết đá lên đỉnh núi đâu. Con cứ từ từ mỗi ngày một chút, rồi thì năm qua tháng lại nó cũng lên được trên đỉnh mà thôi 

  • Thôi con à, con vác lên rồi, đã trải bao nhiêu năm, con mới vác hết lên trên núi, giờ Thầy đổi ý, Thầy muốn con thảy hết xuống núi đi. 

      Người đệ tử nghe thấy thích, rồi cũng từ từ, từ từ vác đá lên trên đỉnh núi, cuối cùng rồi cũng xong, anh ta vào để nhờ Sư Phụ khai thị đưa bửu bối. Sư Phụ liền nói:

Anh ta leo lên núi, bởi vì xong nhiệm vụ sẽ có bửu bối, anh đẩy hết đá xuống chân núi. Trong khi anh ta thảy đá xuống núi, chỉ trong khoảng chừng một chốc lát, toàn bộ đá ở trên đỉnh đã rơi xuống ở chân núi một cách nhanh chóng. Anh ta chợt ngộ ra rằng, mình dùng sức để mang đá lên trên núi, hằng bao nhiêu năm trời mới có thể mang lên được, nhưng từ trên đỉnh núi, mình có thể gạt bỏ đá xuống hai bên bờ, thì đá chạy thật là nhanh, trong tích tắc mình đã làm xong nhiệm vụ. Thế là anh ta được tỉnh giác, vạn sự không phải là thâu gom vào như đá vác lên núi, được chồng chất từ năm này qua tháng nọ để thành tựu. Chính vì sự ra sức miệt mài càng nhanh càng sớm, thì anh ta càng mệt mỏi cho tới lúc ngả qụy phải đầu hàng, rồi phải buông bỏ thối lui.

Ai trong chúng ta cũng từng nhiều lúc còn trẻ, còn có sự ham muốn để thành tựu. Thành tựu ở đây không hẳn là trong pháp, mà ở cuộc đời, về mọi phương diện thường có trong kiếp làm người. Ta mong muốn quá đáng, mà không có cái nhìn viên dung từ lúc khởi đầu cho tới lúc cuối, cứ dựa vào sức khoẻ của thân, trí tuệ của tâm, hừng hực như lửa cháy, lao vào trong cuộc đời làm tất cả mọi việc, để mau chóng đi đến sự thành công. Thế rồi trải qua một thời gian, ta chưa đạt được ý muốn, ta nản lòng muốn bỏ cuộc thối lui.

Chuyện đó có thật nhiều trong cuộc sống. Có nhiều bạn khi xảy ra, họ mất đi tinh thần và không thể lấy lại được tinh thần nữa, họ bỏ cuộc giữa cuộc đời, rồi họ sống vô mục đích, không còn lý tưởng để tiến lên thành tựu nữa. Bởi sự thất bại trong một lần, do sự ham muốn quá khích vào thời gian ngắn, làm tổn thương đến cảm giác trong sự thành tựu, để từ đó họ không bao giờ tìm lại được nguồn cảm hứng, sự hưng phấn tái tạo lại cuộc đời, họ sống mà như chết. Rồi còn nặng hơn nữa là họ đã gây ra bệnh tâm thần trong tâm thức, quẩn trí trong cuộc đời, lú lẫn trong mỗi ngày của cuộc sống rất nguy hại. 

Làm việc ở đời cũng như trên con đường tu tập, nếu không có một tổ chức cho gọn gàng, có sự sắp xếp rõ ràng, có lộ trình tu và không có người hướng dẫn cho kỷ, chúng ta dễ lâm vào cảnh đó. Phước báu của người đệ tử Lão Sư đã nhìn thấy và biết thời điểm phải tới nó sẽ tới, để rồi khai thị cho đệ tử của mình

Vác đá lên trên núi, những tảng đá lớn anh ta vác lên hì hục vài ngày không được, anh ta muốn bỏ cuộc, nhưng Sư Phụ đã khai thị: “Hãy vác từ từ, đến khi nào con xong là được”. Anh ta lúc đó mới dưỡng sức để vác từ từ. Khi vác lên trên đỉnh núi, là cả một công khó nhọc trong bao nhiêu năm, mới mang đá lên trên đỉnh núi được, những khối đá lớn như vậy. Đó là một thành tựu bằng sức lực bởi ôm và mang lên, vác lên, gánh lên trên đỉnh cao của danh vọng cuộc đời. Nhưng làm nhanh đó phải trải qua vài năm trời tốn công tốn sức. Sự nhanh nhất đi đến sự thành tựu trong Pháp của nhà Phật không phải là ôm, gánh lại, để mang lên trên đỉnh cao của sự chứng đắc. Sự chứng đắc của nhà Phật là đi từ đỉnh cao danh vọng, tiền tài, của ham muốn, của vật chất, lục dục đi xuống đáy sâu của sự khiêm tốn, nhẹ nhàng. Cho nên người đệ tử lên trên núi, nghe lời của Lão Sư, đẩy đá xuống núi thì thấy nhẹ nhàng quá nhanh. Đó là ý nghĩa của sự buông bỏ trên đỉnh cao, trong sự thành tựu.

Các Bạn, trên con đường tu, thành tựu được sự an lạc của cuộc đời, chúng ta không cần thiết phải ôm từng tảng đá của kinh, sách vở, lời giảng, của nghi thức, tế tụng, chuông mõ. Tất cả những hình thức đó là những tảng đá lớn, nếu các bạn cứ ôm khư khư vào, để đi lên đỉnh cao của sự tín hợp, chẳng được đâu. Vội vàng quá các bạn sẽ mất sức mà bỏ cuộc, dù bạn có khiếu đi nữa, cũng lên được đỉnh núi thôi, của đỉnh cao cảm giác ngây ngất, tức là ta đã làm được chuyện đó. 

Nhưng đạo pháp để đi đến sự giải thoát, không phải là như vậy, không phải là đi lên với chiều dài của kinh sách, chiều sâu của kinh điển, bề dày của nghe giảng và độ to lớn, cồng kềnh của nghi thức, tế lễ, chuông mõ, mà là sự bỏ xuống bản ngã của mình, đẩy nó xuống. Khi các bạn biết buông bỏ bản ngã của mình, nó sẽ nhanh vô cùng, y như người đệ tử đứng trên đỉnh núi đẩy đá xuống chân núi vậy. 

Khi các bạn đứng trên tự ngã, tự cao chót vót của bản thân mình, các bạn biết đẩy nó xuống hết, để rồi các bạn đi xuống dưới chân núi một cách nhẹ nhàng, thì lúc đó các bạn đã hiểu được tánh buông bỏ để rỗng mạnh, chứ không phải ôm ấp để gánh nặng. 

Giữa ôm, ràng buộc trong gánh nặng của đá, mang lên trên đỉnh núi, khác với buông để rỗng lặng trong thâm tâm. Người đi tu là tìm sự rỗng lặng, tĩnh lặng trong tâm, chẳng phải ôm ấp gánh nặng, cưu mang biết bao nhiêu những chuyện nay đây mai đó, rườm rà, ảo giác tự huỷ não, tự làm cho mình tê liệt trong đam mê đó, để rồi khi hết sức chúng ta thối lui thất bại. 

Lão Sư không phải không dạy, nhưng mỗi con người chúng ta sống phải trải qua một giai đoạn không thể nghe. Chính vì Lão Sư biết đệ tử không thể nghe lời của mình trong lúc đó, nên sẵn sàng để cho người đệ tử làm việc đó, tu hành như cách đó mà có sự trải nghiệm. Sau khi trải nghiệm không thành, thì Sư Phụ khai thi vác đá lên núi, đẩy đá xuống núi, trong sự ra sức ôm mang tất cả vác lên trên đỉnh núi, để gánh vào thân sự nặng nề, so sánh với sự buông xuống để được rỗng lặng nhẹ nhàng, giây phút đó anh ta tinh ngộ.

Chúng ta cũng vậy, trong cuộc sống tu tập hàng ngày, nếu chúng ta có một vị Sư phụ, có một vị Thầy trầm tĩnh, nhẹ nhàng, vị Thầy đó khéo phương tiện để khai thị, nhất định chúng ta cũng sẽ giác ngộ như người đệ tử kia mà thôi.

Các Bạn thân mến, hầu bất cứ một việc gì trong cuộc đời khi các bạn làm, cũng phải làm với tâm tĩnh lặng, một tâm không như vậy, thì sẽ nhìn thông tất cả, để được sự tự tại trong tâm. Trên con đường tu, chúng ta tu tập để tầm cầu sự giải thoát và an lạc, là chúng ta phải biết buông, chúng ta đừng xây dựng sức lực của mình để tạo ra ngã tướng, cho cao chót vót trên đỉnh núi, mà chúng ta phải di sơn bạt núi để cho bằng phẳng, thấp xuống, buông hết từ đỉnh cao của trí tuệ tự ngã, để đi xuống chỗ khiêm tốn, mặt bằng, không có gồ ghề đó, để sẵn sàng đón nhận sự rỗng lặng, tĩnh lặng, tinh thông của tâm không vướng víu, không chấp mắc.

Cám ơn các Bạn đã theo dõi. Nguyện xin các Bạn hiểu được ý nghĩa của câu chuyện và đừng ôm những tảng đá lớn lên trên núi để làm gì. Các Bạn hãy từ đỉnh núi kia đi xuống thì nhẹ hơn, tức là đứng từ đỉnh cao của ngã mạn, chúng ta hãy bước xuống từ đỉnh cao của tự cao dó, của ngã mạn đó, các bạn sẽ tìm gặp được sự rỗng mạnh, tinh thông trong tâm thức của mình.

Chúc các Bạn bình an.


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts