Search

Tham Vấn Phật Pháp – Oct 17, 2020

17 THÁNG 10 NĂM 2020


Câu 1. Thông thường con được nghe và hiểu rằng thiền là giữ cho tâm mình ở trạng thái rỗng không, không nghĩ gì cả, giống như chân không ở trong đầu nhưng khi hành Thiền Mật Thất Bảo thì thầy dạy tập trung quán chiếu hơi thở và quán chiếu những niệm khởi lên trong tâm, vậy thì con nên hiểu như thế nào về sự khác biệt này và hành thế nào cho đúng ạ?


Trong Thiền có nhiều Pháp môn khác nhau, nhiều tư tưởng khác nhau. Ngày xưa có những trường phái nghĩ rằng Thiền là phải ngồi như bất động, toàn thân không được động, tâm không được động,để đạt tới cái cảnh giới như không, tâm không suy nghĩ, tâm không có động. Và rồi có những ví dụ của các Bậc Thiền Sư giải thích tâm của chúng ta như cỏ nó mọc. Và rồi nếu các bạn nói rằng tâm không thể suy nghĩ một điều gì thì như đá đè lên cỏ, cỏ sẽ tìm ngóc ngách khác để chui lên. Sự vận hành tư tưởng của con người không phải để tiêu diệt mọi suy nghĩ hoặc giữ ở cảnh giới tâm không là không suy nghĩ gì. Đức Phật dạy về Thiền Vipassana nói gọn là Thiền Tứ Niệm Xứ quán Thân − Thọ − Tâm − Pháp. Chính vì những cái pháp quán của thân, của những cái cảm thọ của thân, của tâm, của những giác quan để chúng ta giữ sự tập trung, giữ tâm của mình ngay trên cái thân của chúng ta, cảm thọ của chúng ta. Và cái tâm của chúng ta nhìn rõ những pháp hiển hiện trong cuộc sống hiện tại trong hơi thở Chánh Niệm. Đức Phật dạy như vậy,cho nên Thiền Mật song tu là một phương thức dùng hơi thở Chánh Niệm để giữ cho sự điều hòa cơ thể luôn luôn ở một trạng thái đầy đủ năng lượng cho thân được khỏe,bởi mang hơi thở qua phổi đi xuống các Luân xa Đan điền để kích hoạt năng lượng tự thể của thân để từ đó làm lưu thông máu huyết,trên bề mặt của hơi thở này ta giữ Chánh Niệm của tánh thấy biết,quán chiếu thân và cảm thọ của chúng ta gọi là Thân − Thọ Niệm Xứ. Bởi vì năng lượng tác động bằng hơi thở và năng lượng Từ Bi tác động bằng mật chú Mu A Mu Sa,tạo thành sự rung chấn của cơ thể và sự tác động của tâm thức, tư tưởng, suy nghĩ.Chúng ta không xua đuổi những cảm giác của thân cảm thọ do năng lượng tác động. Chúng ta cũng không triệt tiêu những dòng tư tưởng khởi lên ở trong tâm. Mà chúng ta an trú vào trong hơi thở Chánh Niệm. Hít vào thấy hơi thở đi vào từ mũi và chúng ta đưa sâu xuống phổi rồi xuống dưới phình bụng ra,chúng ta dùng Tánh Biết biết bụng phình ra. Với Tánh thấy,biết hơi thở vào ,bụng phình ra đồng thời trụ ở trong hơi thở vào ra đó, quán chiếu tức là chúng ta theo dõi những cảm xúc của thân như ngứa, như rung động, như tác động của năng lượng chạy từng phần trong cơ thể. Riêng về Thiền Mật song tu chúng ta quán chiếu 7 Luân xa bởi vì khi hít vào Thấy vào và Biết bụng phình ra đồng thời trì mật chú Mu A Mu Sa đón nhận năng lượng Từ Bi, tha lực Phật điển của Phật. Thì từ các Luân Xa năng lượng sẽ được chuyển động xoáy tròn tác động lẫn nhau. Luân Xa số 1 từ vùng ở đằng trước xương cùng của chúng ta tới Luân Xa thứ hai ở dưới rốn một đốt ngón tay rưỡi. Luân Xa thứ 3 ở trên rốn một ngón tay, Luân Xa thứ 4 nằm ở giữa xương ngực của chúng ta,tiếp giáp với phần mềm. Luân Xa thứ 5 ở ngay phần cổ, Luân Xa thứ 6 ở giữa hai con mắt và Luân Xa thứ 7 ở trên đảnh đầu. Như một cái trụ tròn dọc ở phía trước xương sống. 7 vùng Luân Xa này nói cho đơn giản hơn là 7 vùng huyệt đạo tích trữ năng lượng. Khi hơi thở vào ra tác động bởi tha lực Phật điển có sự rung chấn chuyển động giúp cho thân của chúng ta khỏe, giúp cho năng lượng của cơ thể lưu thông vìnthế làm cho cơ thể chúng ta đuợc khỏe khoắn .Chính vì sự tương tác giữa tha lực Phật điển và năng lượng của tự lực cầu Đạo Giác Ngộ nơi thân,chúng ta sẽ cảm thọ được năng lượng đó vận hành trong châu thân và tư tưởng nương vào năng lượng đó sẽ khởi nguồn. Con người luôn luôn có hai luồng tư tưởng Thiện và Ác. Chúng ta không Thiền theo cách diệt trừ mọi cảm giác của cơ thể và tư tưởng Thiện − Ác. Mà chúng ta an trú vào Chánh Niệm hơi thở nương

Trong Thiền có nhiều Pháp môn khác nhau, nhiều tư tưởng khác nhau. Ngày xưa có những trường phái nghĩ rằng Thiền là phải ngồi như bất động, toàn thân không được động, tâm không được động,để đạt tới cái cảnh giới như không, tâm không suy nghĩ, tâm không có động. Và rồi có những ví dụ của các Bậc Thiền Sư giải thích tâm của chúng ta như cỏ nó mọc. Và rồi nếu các bạn nói rằng tâm không thể suy nghĩ một điều gì thì như đá đè lên cỏ, cỏ sẽ tìm ngóc ngách khác để chui lên. Sự vận hành tư tưởng của con người không phải để tiêu diệt mọi suy nghĩ hoặc giữ ở cảnh giới tâm không là không suy nghĩ gì. Đức Phật dạy về Thiền Vipassana nói gọn là Thiền Tứ Niệm Xứ quán Thân − Thọ − Tâm − Pháp. Chính vì những pháp quán thân, những cảm thọ của thân, của tâm, của những giác quan để chúng ta giữ sự tập trung, giữ tâm của mình ngay trên thân của chúng ta, cảm thọ của chúng ta. Và tâm của chúng ta nhìn rõ những pháp hiển hiện trong cuộc sống hiện tại trong hơi thở Chánh Niệm. Đức Phật dạy như vậy, cho nên Thiền Mật song tu là một phương thức dùng hơi thở Chánh Niệm để giữ cho sự điều hòa cơ thể luôn luôn ở một trạng thái đầy đủ năng lượng cho thân được khỏe, bởi mang hơi thở qua phổi đi xuống các Luân xa Đan điền để kích hoạt năng lượng tự thể của thân để từ đó làm lưu thông máu huyết,trên bề mặt của hơi thở này ta giữ Chánh Niệm của tánh thấy biết, quán chiếu thân và cảm thọ của chúng ta gọi là Thân − Thọ Niệm Xứ. Bởi vì năng lượng tác động bằng hơi thở và năng lượng Từ Bi tác động bằng mật chú Mu A Mu Sa, tạo thành sự rung chấn của cơ thể và sự tác động của tâm thức, tư tưởng, suy nghĩ. Chúng ta không xua đuổi những cảm giác của thân cảm thọ do năng lượng tác động. Chúng ta cũng không triệt tiêu những dòng tư tưởng khởi lên ở trong tâm. Mà chúng ta an trú vào trong hơi thở Chánh Niệm. Hít vào thấy hơi thở đi vào từ mũi và chúng ta đưa sâu xuống phổi rồi xuống dưới phình bụng ra, chúng ta dùng Tánh Biết biết bụng phình ra. Với Tánh thấy, biết hơi thở vào, bụng phình ra đồng thời trụ ở trong hơi thở vào ra đó. Quán chiếu tức là chúng ta theo dõi những cảm xúc của thân như ngứa, như rung động, như tác động của năng lượng chạy từng phần trong cơ thể. Riêng về Thiền Mật song tu chúng ta quán chiếu 7 Luân xa bởi vì khi hít vào Thấy vào và Biết bụng phình ra đồng thời trì mật chú Mu A Mu Sa, đón nhận năng lượng Từ Bi, tha lực Phật điển của Phật. Thì từ các Luân Xa năng lượng sẽ được chuyển động xoáy tròn tác động lẫn nhau. Luân Xa số 1 từ vùng ở đằng trước xương cùng của chúng ta tới Luân Xa thứ hai ở dưới rốn một đốt ngón tay rưỡi. Luân Xa thứ 3 ở trên rốn một ngón tay, Luân Xa thứ 4 nằm ở giữa xương ngực của chúng ta,tiếp giáp với phần mềm. Luân Xa thứ 5 ở ngay phần cổ, Luân Xa thứ 6 ở giữa hai con mắt và Luân Xa thứ 7 ở trên đảnh đầu. Như một cái trụ tròn dọc ở phía trước xương sống. 7 vùng Luân Xa này nói cho đơn giản hơn là 7 vùng huyệt đạo tích trữ năng lượng. Khi hơi thở vào ra tác động bởi tha lực Phật điển có sự rung chấn chuyển động giúp cho thân của chúng ta khỏe, giúp cho năng lượng của cơ thể lưu thông vìnthế làm cho cơ thể chúng ta đuợc khỏe khoắn .Chính vì sự tương tác giữa tha lực Phật điển và năng lượng của tự lực cầu Đạo Giác Ngộ nơi thân,chúng ta sẽ cảm thọ được năng lượng đó vận hành trong châu thân và tư tưởng nương vào năng lượng đó sẽ khởi nguồn. Con người luôn luôn có hai luồng tư tưởng Thiện và Ác. Chúng ta không Thiền theo cách diệt trừ mọi cảm giác của cơ thể và tư tưởng Thiện − Ác. Mà chúng ta an trú vào Chánh Niệm hơi thở nương vào tha lực để sàng lọc, chú tâm vào Chánh Niệm quán chiếu hơi thở và những tư tưởng Thiện pháp. Từ đó nuôi dưỡng tâm Từ Bi của chúng ta. Cho nên Thiền Mật song tu, Thất Bảo Huyền Môn là một Pháp môn Thiền mà chúng ta hiện tại trong bước đầu quán chiếu Thân − Thọ Niệm Xứ. Niệm tức là từng giây, từng phút, Xứ tức là từng vùng miền của Luân Xa. Giải thích đơn giản và Thân − Thọ cảm giác, theo dõi những cảm thọ của Thân khi tự lực giao thoa với tha lực Phật điển nơi các vùng Luân Xa trên châu thân, để giúp cho thân của chúng ta khỏe, hết bệnh, tăng trưởng sức mạnh. Và tâm của chúng ta được thanh lọc bởi năng lượng đó khởi lên những niệm hoan hỷ vốn có ở trong thân mình. Cho nên khi tu Thiền Mật song tu chúng ta không phải đi vào trạng thái không còn cảm giác, vô thức, hay là đi tới chỗ tâm không còn những suy nghĩ gọi là tâm không. Mà đạt tới chỗ tâm không còn dính mắc bởi quán chiếu những điều đó, những cảm xúc của chúng ta, những tư tưởng của chúng ta nhưng vẫn an trú vào hơi thở vào ra Chánh Niệm. Tư tưởng vẫn khởi nguồn, thật nhiều tư tưởng tới lui, cảm giác tới lui nhưng chúng ta vẫn an trú trong Chánh Niệm hơi thở và không dính mắc vào những tư tưởng đó, những cảm giác đó, từ đó chúng ta có cơ hội quán chiếu toàn diện thân tâm của chúng ta, hợp nhất thành một với hơi thở Chánh Niệm. Đó là cách Đức Phật dạy cho chúng ta dùng hơi thở Chánh Niệm để hòa nhập thân tâm với nhau nhưng không phải đẩy lui tư tưởng của mình. Bởi không ai có thể đẩy lui tư tưởng của mình và từ bỏ tất cả mọi suy nghĩ. Não bộ của con người ở trạng thái hoạt động bình thường tốt đẹp luôn luôn có chức năng vận hành tư tưởng của chúng ta. Nhưng chúng ta Thiền không để những luồng tư tưởng đó tác động vào đời sống mà chúng ta có tâm thanh tịnh trong Chánh Niệm để quán chiếu bao trùm tất cả mọi luồng tư tưởng, và hướng tư tưởng của chúng ta từ những chiều hướng ác, từ những chiều hướng bất thiện, từ những chiều hướng tiêu cực tới những chiều hướng tích cực hơn, thiện lành hơn, hoan hỷ hơn, hướng thượng hơn để mang lại hạnh phúc, an lạc cho mình và cho tất cả những người chúng ta yêu thương.

Câu 2. Dạ thưa Thầy, khi con Thiền mật Thất Bảo Huyền Môn và hít thở Mu A Mu Sa nếu con nhắm mắt lim dim hoặc nhìn vào màn hình của Ipad, thấy Thầy đang hướng dẫn thì tâm trí con tập trung rất cao độ, tiếp nhận năng lượng tràn đầy, thật tốt. Nhưng nếu con nhìn vào một nơi khác hay một vật gì khác thì tâm trí con lại bị xao lãng , không tập trung hoàn hảo mặc dù con không có điều gì lo lắng cả. Và con đã thử nhiều lần xem thế nào nhưng vẫn bị tình trạng như vậy. Con kính mong Thầy giải thích cho con rõ hiện tượng này ạ?

Bất cứ một sự việc gì trên đời khi gọi là kiến thức, kiến thức về xã hội loài người, kiến thức về văn chương, âm nhạc, kiến thức về khoa học, kiến thức về y học hay kiến thức về tâm linh học Phật giáo đều cần phải có một sự tuần tự tu tập để thuần phục con người của chúng ta. Một ví dụ cụ thể những ai mới học lái xe chúng ta rất là run sợ và rồi lúc học thì chúng ta phải chăm chú toàn diện vào bên phải, bên trái, đằng trước, đằng sau, chân đạp thắng ,đạp ga, mà cứ lẩm cẩm, luống cuống hoài. Cho tới khi tập luyện một thời gian,tâm ta ổn định và bắt đầu điều phối được mọi tạo tác của cơ thể phù hợp để điều khiển xe, ta an tâm hơn, và cho đến khi ta có đuợc bằng lái. Những người có bằng lái xe chưa chắc lái giỏi đâu và rồi họ phải lái một thời gian cho quen đường, quen xe và quen mọi thao tác, đi đến sự thuần thục với chiếc xe đó. Dần dần thì mới vửng vàng hơn . Hồi xưa khi lái xe thì hai tay phải cầm cứng lên cái vô lăng, người run sợ khi lái, riết rồi bình tĩnh nhẹ nhàng, có khi chỉ cần lái một tay, dư một tay để có thể uống café, uống nước, rất thoải mái nhẹ nhàng, người không còn căng thẳng và chẳng cần tập trung quá cao độ như trước nữa. Bởi lúc đó toàn sự phản ứng của con người chúng ta là phản ứng với quán tính, đã được thuần thục một cách tuần tự từng bước qua sự huấn luyện về việc lái xe, và vì thế mà càng ngày càng thành thạo hơn.

Cái xe vận hành Thiền Mật song tu Thất Bảo Huyền Môn mới học y như người học lái xe, luống cuống, hít vào chưa chắc nắm vững được hít vào bằng mũi. Phình bụng ra luống cuống một thời gian rồi mới thấy được hơi thở vào từ mũi biết bụng phình ra. Tập một thời gian nó hòa nhập hơi thở vào, hơi thở ra rồi chúng ta tập trung vào mật chú Mu A Mu Sa, chúng ta quán chiếu vào năng lượng. Các vị thầy hướng dẫn trực tiếp đồng tu cùng một chỗ, ví dụ như quý thầy, quý sư cô đang ngồi tại Chùa Xá Lợi thì nhìn vào hình ảnh của Bảo Thành và có sự tương tác đối diện với nhau để rồi tăng trưởng được sự tập trung, đón nhận được năng lượng tốt hơn. Các bạn ở xa không ngồi ở trong Chùa Xá Lợi, nhìn trên cái khung hình màn ảnh nhỏ của phone, của TV hoặc của Laptop, máy vi tính. Nhìn vào đó để tâm có sự tương tác giao thoa trên màn ảnh giúp cho chúng ta có sự tập trung cao độ, tốt đẹp hơn. Nhưng dần dần ở trong từng buổi như vậy một tiếng đồng hồ chúng ta tập, rồi tập trung như vậy, từ từ cũng y chang như hồi xưa ta tập lái xe có ông thầy dạy lái xe. Khi có bằng không có ông thầy ta lái có một mình run sợ lắm. Nhưng mà lái riết, lái riết rồi ta cũng một mình thong dong tự tại mà thôi. Y chang như vậy, lúc đầu tu thiền chúng ta cần có thầy hiện diện trực tiếp trước mặt, hoặc hiện diện trên màn ảnh của phone, phương tiện truyền thông để giúp cho chúng ta tập trung. Sau một thời gian dài chúng ta tập thuần thục được cách vận hành của hơi thở vào ra, phình bụng, hóp bụng, trì mật chú. Và trở thành một sự tuần tự như vậy có quán tính theo sự tu tập để vận hành. Thói quen đó sau này sau giờ đồng tu rồi bất cứ một góc nào, phương trời nào, quốc độ nào, chúng ta cũng có sự hiện diện ngay trong Chánh Niệm để đón nhận được năng lượng dồi dào hơn. Nhưng trong giai đoạn đầu dĩ nhiên khi không gặp được thầy hoặc không tập trung vào màn ảnh phone, Laptop, máy vi tính chúng ta sẽ khó tập trung. Do đó, bước đầu như vậy, trong thời gian hiện tại nên tập trung vào màn ảnh để thấy có sự tương tác giữa thầy và các bạn đồng tu để chúng ta dễ tập trung. Về lâu về dài sau này thành một thói quen, có một quán tính vận hành thì ngoài giờ tập trung ngồi ở trên mạng để học, chúng ta có thể tập trung một mình với tư tưởng mà chẳng qua một hình thức nào, vẫn đón nhận được năng lượng một cách bình thường. Bởi vậy các bạn cố gắng hãy đồng hành với Bảo Thành trên màn hình nhỏ của phone hoặc laptop tại nhà để tập, một thời gian sau sẽ không cần nhưng hiện tại rất cần.

Câu 3. Thưa Thầy! Xin thầy chỉ dạy cho chúng con làm thế nào để vượt qua khó khăn phiền não khi gặp Ma chướng mà không bị thất thoái tâm Bồ Đề trên đường tu tập ạ?

Chúng ta đi vô trong rừng có biết bao nhiêu thể loại cây khác nhau. Chúng ta đi vô một vườn bông có biết bao nhiêu màu sắc, hương thơm. Chúng ta vào cuộc đời có biết bao nhiêu con người khác biệt và khi Ma chướng tới thì nó có hằng hà sa thể loại Ma chướng. Nếu nói trong tinh thần của nhà Phật là ngũ dục, con Ma chướng về tiền: tiền lương hàng tháng, tiền lương hàng ngày, tiền ăn uống, nhiều thứ lắm. Rồi nói đến tình thì có thật nhiều Ma chướng về tình, về danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ, về những sinh hoạt hằng ngày, sự tương tác với con người. Có quá nhiều thể loại Ma chướng, bởi vậy Đức Phật mới dạy cho chúng ta quán chiếu trong Chánh Niệm hơi thở để nhìn tận gốc Ma chướng nào đang hiện hữu trong ta, làm cho chúng ta phải phiền não, đau khổ, khó chịu hoặc làm chặn đứng sự tiến lên trong cuộc sống. Ta phải nhìn rõ được gốc rễ của nó. Không thể đau bụng đi tìm ông bác sĩ nhổ răng, cho nên đau răng thì tới nha sĩ, đau bụng thì tới bác sĩ để khám nội khoa, để người ta thăm bệnh, truy xét rồi tìm ra cách trị. Cuộc sống cũng y chang như vậy, bây giờ nói Ma chướng tới trong cuộc đời, loại Ma chướng nào đây? Nếu không tiện kể ra là thể loại Ma chướng nào thì chúng ta nói chung chung. Mọi chướng ngại trong cuộc đời đều là do trí tuệ ta xử lý vấn đề không phù hợp với kiến thức hiện hành, tạo ra sự trở ngại. Hai là do chướng nghiệp đời trước tạo ra, nay trổ quả để Ma chướng nó tới. Đối với những chướng nghiệp tiền kiếp không ai biết được, ngoại trừ những Bậc Đại Giác Đại Ngộ nhìn thấy quá khứ hiểu rõ. Nhưng chiếu theo Nhân Quả mọi sự chướng ngại tới với chúng ta do nghiệp quả tiền kiếp, đều do bất thiện nghiệp, ác nghiệp. Đức Phật dạy cho chúng ta tu trong Chánh Niệm và luôn luôn hành thiện, người xưa gọi là hành thiện tích đức. Chính vì tất cả những điều thiện, điều thiện ở đây là những tư tưởng thiện, lời nói thiện, suy nghĩ thiện để mang lại hạnh phúc, bình an cho ta, cho cha mẹ, vợ chồng, con cái, cho tất cả những người ta giao tiếp hàng ngày. Chính pháp thiện đó tăng trưởng phước báu để chuyển hóa những bất thiện nghiệp tới từ pháp ác ta đã tạo từ tiền kiếp để ngăn ngừa nó trổ quả. Hoặc nó trổ quả thì cũng nương vào năng lượng phước báu của pháp thiện đó nó sẽ xoay chuyển từ lớn thành nhỏ, từ nặng thành nhẹ. Chính trong hơi thở Chánh Niệm và với Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, chúng ta có khả năng tăng trưởng những vùng kiến thức cần thiết trong cuộc sống để đối ứng phù hợp, không tạo ra chướng ngại trong cuộc sống. Do đó, hai vấn đề lớn này đối với nhà Phật vẫn nằm gọn trong cái gọi là Trí Tuệ. Ta phải có Trí Tuệ bằng hành thiện tích đức. Từ đó ta sẽ có năng lượng Từ Bi tiếp từ mật chú Mu A Mu Sa, hoặc từ hơi thở Chánh Niệm, từ quán chiếu hơi thở, từ tụng kinh, niệm Phật. Tất cả các pháp thiện đều tạo ra một nguồn năng lượng. Đối với ác nghiệp thì gọi là nghiệp lực ác, đối với thiện nghiệp thì gọi là nghiệp lực thiện. Ta phải tạo ra thật nhiều lực thiện bởi pháp thiện chuyển hóa lực ác, ngăn chặn nó trổ quả, tăng vùng kiến thức bằng Chánh Niệm. Khi có Chánh Niệm hơi thở, con người và thần kinh, trí tuệ của chúng ta sẽ được khai mở, nhận ra sự phản ứng, đối ứng ở trong đời bằng pháp thiện để không tạo ra phiền não. Làm sao để chúng ta không thất thối Bồ Đề Tâm trên con đường tu đạo? Chúng ta phải luôn luôn liên tục tu, dành cho mình những thời gian thuận lợi để chú tâm vào con đường tu pháp môn nào phù hợp với chúng ta. Nếu các bạn có căn duyên phù hợp với niệm Phật chúng ta tới với các đạo tràng niệm Phật. Nương vào các Bậc Thầy đó, với niệm lực, Tín − Nguyện − Hạnh trong Pháp môn Tịnh Độ tăng trưởng năng lượng của Chánh Định để khi thử thách, chướng ngại tới ta có sẵn tự lực Chánh Định trong niệm Phật đó để chuyển hóa, không làm cho chúng ta lung lay. Trong đời sống có pháp Thiền hoặc là Thiện Mật hoặc là chúng ta tới chùa tụng kinh hoặc gần những Bậc Thiện Tri Thức, những Bậc tôn túc, giáo thọ sư, các thầy, các sư cô, các chùa chiền, tu tập ở trong các nhóm, tạo được một Định lực trong những Chánh Niệm, Chánh Tư Duy và Chánh Pháp của Như Lai. Để khi thử thách tới chúng ta có thể chuyển hóa được nó. Ngược lại nếu như hiện tại bạn chưa có sự chuẩn bị như vậy mà Ma chướng tới, tức là thử thách nó tới, làm sao để bạn không thất thoái? Khi các bạn chưa tu, chưa có sự chuẩn bị cho chướng ngại trong cuộc đời, Đức Phật và các Bậc Tổ cũng như các Bậc Thầy luôn khuyên chúng ta hãy tới với những người có Trí Tuệ, những người có lòng thiện tâm, những Bậc Thiện Tri Thức, những Bậc tu, để những vị đó khai tâm, hướng dẫn cho chúng ta. Đây là nói trên bình diện của Phật giáo, còn nói trên tất cả các tôn giáo hoặc những bạn không phải là Phật giáo thì chúng ta nhớ rằng khi chướng ngại tới trong cuộc đời, chúng ta phải nên tới với những người có kiến thức hơn chúng ta, những người có đức độ hơn chúng ta, để nương vào những Bậc đó hướng dẫn cho chúng ta vượt qua chướng ngại. Khi đã vượt qua những chướng ngại đó rồi thì chúng ta phải nên chọn những Pháp môn, những cách tu tập để chuẩn bị cho những chướng ngại kế tiếp sẽ tới. Có một sự chuẩn bị như vậy bằng sự tu tập, tu học rõ ràng, khi chướng ngại tới chúng ta dễ xoay chuyển. Cũng như người học lái xe giỏi, thuần thục, khi chướng ngại bất chợt xảy ra trên con đường lưu thông, họ có cái phản ứng, phản xạ thật là nhanh để không tạo ra chướng ngại và nguy hiểm hơn cho bản thân của họ. Do đó để chuyển hóa những chướng ngại đó có hai trường hợp. Một là chưa có sự chuẩn bị khi chướng ngại xảy tới ta nên nương vào các Bậc Thiện Tri Thức, các Bậc giáo thọ sư, các Bậc Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni, các chùa xa hay chùa gần, bất cứ một chỗ nào mà chúng ta có nhân duyên với chư vị đó để nhờ sự giúp đỡ. Và trường hợp thứ hai là các bạn đã tu rồi thì chúng ta nương vào lực tu đó để chuyển hóa. Còn nếu đã tu lâu rồi mà sự việc đó xảy ra thì các bạn phải kiểm tra lại sự tu của mình nó vận hành đúng chưa, và Pháp môn đó có phù hợp với chúng ta hay không mà sao chúng ta tu 1 năm, 2 năm, 10 năm, ta tu lâu rồi mà chướng ngại tới lòng vẫn sợ hãi và thất thối Bồ Đề Tâm. Cái đó cần phải kiểm chứng lại.

Câu 4. Dạ thưa Thầy cho con hỏi người ta thường nói người đối xử tệ với mình là gánh nghiệp cho mình như vậy có đúng không ạ?

Trong đạo Phật, ở dân gian dưới góc độ ngôn ngữ bình thường người ta nói ai ăn người đó no. Đạo Phật tu Nhân Quả ai người đó chịu không có ai gánh được đâu. Có một câu chuyện như vầy, hồi xưa khi còn nhỏ ông cụ của Bảo Thành hay kể chuyện như vầy: Có một tên trộm bị chết đi xuống gặp Diêm Vương, nó gánh một cái gánh tội thật là nặng đi ở trên đường. Trên đường đó cũng có một vị sư, cũng đang trên đường đi. Đã gọi là trộm cắp thì dù nó chết rồi thì đầu óc nó vẫn luôn luôn suy nghĩ, nó mới nghĩ như vầy: “Ông sư này ổng không có tội gì nên ổng mới đi thong dong tự tại, bởi vì ổng tu ổng không có phạm tội. Nhưng ổng lại có lòng Từ Bi, thôi mình nhờ nhà sư gánh giùm cái gánh tội của mình, rồi mình nhẹ nhàng đi trước trình diện Diêm Vương. Diêm Vương chắc không biết rằng mình là kẻ trộm sẽ không phạt mình đâu”. Tên trộm này mới ngỏ lời với vị sư: − Ngài là người có đức hạnh, có lòng Từ Bi, tôi có cái gánh tội nặng quá mà tội nghiệp giờ chết gánh mệt quá, Ngài có thể gánh giúp giùm tôi một chút không. Nhà sư luôn luôn có lòng Từ Bi, nghe tên trộm nói như vậy nên gánh giùm, trên vai nặng quá đi rất chậm. Còn tên trộm thì thong dong tự tại phóng một mạch tới gặp Diêm Vương. Diêm Vương mới thấy lạ, nhìn trên danh sách có một kẻ trộm cắp và một nhà sư tu tốt tới đây để chuẩn bị xử mà. Thấy tên trộm này tới sao nó nhẹ nhàng không có tội chút xíu nào hết. Thế rồi bỏ lên xét xử tên trộm, nói nó không có tội. Không có tội thôi ngồi đó đi. Xong bắt đầu đến khi nhà sư tới, gánh một gánh tội, Diêm Vương mới trừng mắt chửi nhà sư:− Ngươi tu cái gì mà tại sao có một gánh tội nặng như vậy, xuống đây ta sẽ thiêu chết nhà ngươi. Nhà sư vẫn bình tĩnh mĩm cười nhẹ nhàng, rồi Diêm Vương mới mang nhà sư cho vô lò thiêu đốt hừng hực mà hổng thấy si nhê gì. Nhà sư vẫn ngồi tịch tĩnh như trong tòa sen mĩm cười, đốt hoài, thiêu hoài mà nhà sư không bị sao cả. Cuối cùng truy hỏi ra thì nhà sư là một Bậc tu Thiền đã chứng đắc. Không vì gánh giùm tội của người khác mà bị cháy. Ngược lại, tên trộm nói nó tu tốt không phạm tội gì, nhưng khi thử thiêu một cái cháy rụi thành than, đau đớn vô cùng. Câu chuyện dân gian đó nói như vậy để thấy rằng không ai có thể gánh nghiệp đuợc cho chúng ta,dù chúng ta có tìm đủ mọi cách, lợi dụng lòng Từ Bi của người khác để mang cái tội của ta đổ lên đầu họ thì cái nghiệp nó trổ cũng trổ cho ta mà thôi. Câu chuyện đó liên tưởng tới để củng cố cho đạo Phật không ai có thể gánh nghiệp cho ta. Ta tạo nghiệp ta phải trả. Như thuở xưa Đức Phật thuyết pháp có một Bà La Môn tới chửi Phật, Phật ngồi tĩnh tọa chẳng chấp, tha thứ cho ông ta. Rồi đệ tử hỏi sao người ta chửi như vậy thì như thế nào? Phật nói như người phun nước miếng lên trên trời sẽ rớt xuống mặt. Mang quà tới tặng ta không nhận họ sẽ phải mang về. Nếu họ chửi ta mà ta không phản ứng bằng Tham − Sân − Si, mà khởi lòng Từ Bi, không những ta tăng trưởng phước đức mà ta còn hồi hướng cho đối tượng đang tạo nghiệp kia. Ta chưa phải là Phật, ta là con người, nếu người ta tới người ta chửi, người ta dèm pha, chê bai, người ta làm những điều xấu trước mặt chúng ta hoặc sau lưng chúng ta. Nếu chúng ta là người có tu, chúng ta giữ được sự bình tĩnh rải tâm từ, đón nhận năng lượng Từ Bi của Phật hồi hướng cho họ thì người chửi ta họ sẽ tạo ra nghiệp. Còn ta mượn sự sân giận của họ mà tăng trưởng phước báu trong cái tâm Từ − Bi − Hỷ − Xả có thêm phước báu. Còn nếu tốt hơn nữa thì chúng ta hồi hướng phước báu của tâm Từ − Bi − Hỷ − Xả tịch tĩnh không sân giận,thì họ cũng bớt đi một phần nghiệp chướng họ đang tạo ra. Một lần nữa nhắc lại rằng, ai tạo ra nghiệp người đó chịu, ta không thể gánh nghiệp giùm họ. Nếu họ chửi ta thì họ phải chịu cái nghiệp của họ. Đó là hiện tại, còn nếu như vì kiếp trước ta và họ có oan gia trái chủ nhiều đời tạo ra giây phút trổ quả ngày nay để họ chửi ta, ta tịch tĩnh niệm Phật hoặc an trú trong hơi thở Chánh Niệm hồi hướng cho họ thì ta không tạo thêm nghiệp nữa, khi cái nghiệp đó trổ quả và tạo ra sự tương tác hiện tại. Do đó họ sẽ tạo thêm nghiệp, cái sổ nợ của họ sẽ tăng còn chúng ta không tạo thêm nghiệp. Nhưng cái nghiệp kiếp trước nếu có ta tạo với họ thì hãy an trú trong Chánh Niệm, giữ sự Từ − Bi − Hỷ − Xả ta sẽ giảm bớt được cái nghiệp

Câu 5. Trong tâm nguyện con, cũng tu lâu rồi con muốn thỉnh Mẹ Quan Âm về thờ tại gia. Nhưng con sợ khi con thỉnh Mẹ về rồi đến một thời gian gia đình con chuyển nơi ở mới thì khi đó con lại phải di chuyển Mẹ Quan Âm đi. Vậy thưa Thầy như vậy thì Ngài có được yên vị không và có ảnh hưởng gì không ạ? Mong Thầy chỉ cho con biết để con không còn lo lắng nữa.

Khi trong hàng Phật tử tại gia của chúng ta thỉnh một tôn tượng của Chư Phật, Bồ Tát hoặc bất cứ một tôn tượng gì về an vị ở trong nhà, chẳng phải vì nghi thức an vị của quý thầy, quý cô hoặc chính chúng ta làm mà Đức Phật hoặc Đức Bồ Tát đó được an vị. Hoặc chẳng phải vì di chuyển tới chỗ khác rồi mình thỉnh tôn tượng mình an vị ở đây tới ngôi nhà mới, tới nơi cư trú mới rồi Phật phải di động không được an vị rồi ông Phật ổng phiền, rồi Quan Âm Bồ Tát đau khổ, phiền não: “Ui cha, sao đặt ta ở đây rồi di động, Phật sẽ phiền não, Bồ Tát sẽ khó chịu”. Đã gọi là Phật và Bồ Tát thì đặt các Ngài ở đâu các Ngài cũng luôn luôn hoan hỷ, bởi các Ngài hoan hỷ bằng cái tâm. Và khi ta đón tượng Phật, Bồ Tát về nhà, là để quy về tôn tượng đó, thấy được cái tâm và lời giáo huấn của Bồ Tát hiện hữu trong cái tượng đó. Cho nên khi chúng ta thỉnh quý thầy hoặc là không thỉnh quý thầy làm lễ an vị một tôn tượng của Phật, Bồ Tát ở chỗ này, mai mốt chúng ta di chuyển đi chỗ khác cũng với cái tâm hoan hỷ kính trọng tuyệt đối, thì tìm một chỗ cho an, cho tịnh rồi thỉnh tượng đó về chỗ mới. Và nếu được ta mời một vị thầy hoặc sư cô hoặc một Đấng nào đó tới giúp chúng ta làm một cái lễ. Để qua cái lễ an vị đó, mượn ngày di chuyển tôn tượng về chỗ mới đó, là lời giáo huấn, hướng dẫn chúng ta về giáo lý cũng như về đạo đức là điều tốt. Cho nên khi chúng ta có một tượng Phật đã an vị ở một nơi cư trú mà phải di dời đến một chỗ khác để rồi phải mang tượng Phật đi thì điều đó Phật và Bồ Tát rất hoan hỷ, luôn luôn hạnh phúc bởi vì chúc mừng cho người Phật tử này đã có cơ hội chuyển nhà đến một chỗ khác tốt đẹp hơn, phù hợp hơn đối với hoàn cảnh của họ. Chư Phật và Bồ Tát không có buồn, con đừng có sợ. Phật sẽ cười, Bồ Tát sẽ cười hoan hỷ lắm khi con có nhà mới, di chuyển chỗ mới và thỉnh các Ngài tới chỗ mới. Nhưng nếu là người Phật tử tại gia khi di chuyển tôn tượng Phật, Bồ Tát đến một nơi cư trú mới nên thỉnh quý thầy, quý cô đến an vị cho chúng ta để nương cái ngày lễ đó chúng ta ghi nhớ, và nương vào ngày đó, ta thọ được lời giáo huấn của Phật qua các Bậc tôn túc đó. Cho nên con cứ an tâm, nếu con có nhà mới phải di chuyển tượng Phật đi thì Bảo Thành chúc mừng cho con và Chư Phật cũng như Chư Bồ Tát cũng hoan hỷ chúc mừng cho  con. Cho nên bây giờ con hãy thỉnh tượng Quan Âm về nhà rồi làm một cái bàn thờ trang nghiêm nhẹ nhàng, thanh thoát ở một cái phòng, ở một bờ tường nào đó tốt đẹp rồi thỉnh các thầy về an vị.

Câu 6. Có những chuyện chỉ bản thân con và một số người mới biết rõ tường tận như thế nào, và con có thể biết mình sẽ giải quyết ra sao. Nhưng người ngoài nhìn vào lại nhận xét và nói 1 cách sai sự thật. Lúc trước con có cãi lại nhưng bây giờ con chỉ biết im lặng mặc kệ họ muốn nói gì thì nói. Con im lặng như vậy có đúng không ạ. Hay con phải giải thích cho đúng sự thật?

Hồi xưa khi Bảo Thành còn nhỏ mà hầu hết ai cũng vậy. Con người lệ thuộc thật là nhiều vào cái độ tuổi của mình và lệ thuộc vào cái sự vận hành của cơ thể khi còn trẻ, khi trung niên ,rồi khi lớn lên. Có những lúc trẻ ta nông nổi dễ giận, dễ hờn, dễ phản ứng,lớn lên có kinh nghiệm hơn, trầm tĩnh hơn. Cũng có những người khi còn trẻ thì sự trầm tĩnh của họ đã có. Mỗi một con người chúng ta có sự phản ứng nhanh chậm, nóng nảy hay nhẹ nhàng, cái khác biệt đó cũng là do công phu tu tập của hiện tại hoặc kiếp trước chúng ta có. Lấy gương của Đức Phật để chúng ta dễ hiểu, cả cuộc đời của Đức Phật luôn luôn có kẻ thù đi theo để hại Ngài. Có người luôn luôn chửi Ngài, có người thả voi, thả đá thậm chí cả cho thuốc độc vô đồ ăn. Có người còn vu khống chôn xác chết đổ thừa Phật giết người, có người độn bụng đổ thừa Phật làm họ mang thai. Biết bao nhiêu chuyện thử thách trong đời, Đức Phật đã Giác Ngộ mà vẫn gặp.Trong cuộc sống của chúng ta nhất định sẽ gặp những cái chuyện như vừa hỏi, những câu chuyện xảy ra cho chúng ta, ta hiểu rõ như thế nào, đúng hay sai ta biết. Nhưng câu chuyện đó khi tới người khác, họ không biết, họ không rõ đúng hay sai, họ vẫn nói hoàn toàn không phù hợp. Và chúng ta chỉ nghe qua người khác hoặc nghe trực tiếp, có hai tánh trạng: một là ta sẽ buồn bởi vì họ sai, hai là ta không bị ảnh hưởng. Và thói thường ở đời,chúng ta hay luôn luôn cần phải trả lời, cần phải nói chuyện, ở đời gọi là nói cho ra lẽ, nói cho rõ ràng phân biệt phải trái. Và cũng có những con người họ không cần điều đó, như vậy im lặng là tốt hay phải giải thích với họ để cho phân minh,rõ ràng? Người xưa nói im lặng là vàng, mà đúng,có những lúc không cần phải giải thích bởi vì ta biết mình đã đúng và đã kiểm chứng bằng sự tư duy trong Chánh Pháp.Những tạo tác, tư tưởng, lời nói, hành động của chúng ta tương tác đã đúng hoặc đã sai. Sai ta biết ta sửa, đúng ta tinh tấn làm theo. Còn đối tượng kia nói, nếu ta đã giữ im lặng rồi thì không cần thiết phải nói. Họ có nói sai, họ có nói xấu ta họ sẽ tạo khẩu nghiệp cho họ. Còn ta, ta không sai, ta cũng không phải tương tác với họ để nói cho họ biết rằng ta không sai bởi vì có những lúc chúng ta giải bày không khéo,ta vô tình tạo ra cái khẩu nghiệp. Bởi trong tánh nóng nảy rồi sân hận với nhau, tốt nhất hãy im lặng trong Chánh Niệm, im lặng như Chánh Pháp,như Phật đã im lăng khi người ta chửi Phật. Chúng ta là đệ tử của Phật chúng ta học như Ngài, chúng ta giữ im lặng và ta hít vào thở ra trong Chánh Niệm. Chính vì cái sự tịch tĩnh im lặng trong Chánh Niệm hơi thở đó sẽ tăng trưởng phước báu. Thay vì người ta mang rác, mang phân đổ vào nhà mình,ta là người nông dân ta biết cách biến rác thành phân,phân đó sẽ làm mảnh đất của ta thêm màu mỡ,trồng lên những cái cây ta cần. Rác rưởi ở đời đổ vào lòng ta, ta mang lòng Từ Bi với hơi thở Chánh Niệm thì rác rưởi và phân xú uế đổ vào cuộc đời sẽ xây dựng và tăng trưởng phước báu cho chúng ta. Không cần thiết phải giải thích phân bua nếu điều đó chúng ta có thể kềm chế ở trong sự im lặng trong Chánh Niệm và Chánh Pháp.Cho nên đối với Bảo Thành, các bạn đã giữ được sự tịch tĩnh rồi hãy an trú trong Chánh Niệm,im lặng không cần phân bua, lý giải. Bởi vì đối với những người đã sai, lý giải cỡ nào họ cũng cãi lại mà thôi. Cho nên tốt nhất giữ được sự im lặng ,tăng trưởng phước báu cho chúng ta. Đồng thời mở lòng Từ Bi bố thí bằng cách hồi hướng phước báu cho đối tượng đó để họ lãnh nhận được sự khai trí, khai tâm của Chư Phật, Chư Bồ Tát mà họ nhận ra cái sai để họ ngừng, đó là một phương pháp tốt.

Câu 7. Dạ thưa thầy, khi con ngồi thiền quán hơi thở thì có những vùng con hay bị đau. Thường thì đó là những bệnh của con về xương cổ và phần thắt lưng. Con thấy và biết đau, con nhận năng lượng thì cổ của con xoay rất nhiều. Dạ con muốn hỏi là khi có những hiện tượng đau trên thân của con, con có cần quán chiếu xin chuyển năng lượng vào chỗ đau hay không? Hay là năng lượng sẽ tự động đi và chữa bệnh cho con ạ? Dạ con xin thầy khai thị.

Đã là con người lệ thuộc vào Sinh − Lão − Bệnh − Tử, bệnh là khổ, đau lưng, đau vai, đau xương cốt, đau đầu, đau đủ thứ. Mà như con nói con đã bị đau đớn ở vùng xương cổ rồi thì khi tu tập Thiền Mật song tu với hơi thở Chánh Niệm, có sự dung thông giữa tha lực Phật điển và tự lực cầu Đạo Giác Ngộ thì năng lượng đó sẽ tự động chạy luân lưu trong cơ thể. Cũng như nước chúng ta đổ ra vậy, vùng nào trũng nó sẽ chảy xuống vùng đó. Khi năng lượng tích lũy được bởi tha lực Phật điển và tự lực của chúng ta, những vùng cơ thể đau đớn trên cơ thể của chúng ta năng lượng sẽ tự động chạy vào đó để chuyển hóa giúp cho bớt bệnh và khỏi bệnh. Và nếu như con dùng tâm thanh tịnh an trú trong hơi thở và dẫn năng lượng tới đó thì đó là sự phối hợp giữa tự lực và tha lực thì nó cũng rất là tốt. Có hai vấn đề: một là cứ để tự nhiên năng lượng sẽ tự động chảy qua đó để giúp cho con, hai là dùng tâm dẫn năng lượng tới vùng cổ mà con đã bị đau để hỗ trợ cho con mau khỏi. Hoặc khi năng lượng tới đó nó sẽ di chuyển, dịch chuyển bằng tâm con dẫn tới, hoặc do tự nhiên giúp cho cơ thể của con sẽ bớt bệnh, khỏi bệnh sau này. Cho nên, nếu dùng tâm cũng rất là tốt, hiện tại nếu con đã có năng lượng khởi lên từ hơi thở Chánh Niệm hít vào thở ra, thì con nên dẫn tới vùng cổ đang bị đau để hỗ trợ cho nó tốt đẹp hơn.

Câu 8. Phật có dạy là không nhìn lỗi người mà chỉ nhìn lỗi mình vậy trong trường hợp mình thấy người ta sai rồi mình tự soi lại mình xem có bị sai giống họ không rồi rút kinh nghiệm để không làm sai giống họ nữa thì có được không thưa Thầy?

Đạo Phật là nhìn cái sai của ta để sửa và nhìn cái sai của người để quán chiếu ta có sai hay không để sửa, đó là đúng. Cho nên khi con vừa hỏi thấy người ta sai mà nhìn vào cái sai của người ta để quán chiếu lại mình có sai như họ không, một là thấy có sai thì sửa, hai là không sai thì nhắc nhở, nhắn nhủ mình đừng làm sai như họ, đó là điều tốt. Còn nếu như thấy một người hoàn toàn là sai, có hai chuyện. Ta có thể nói cho họ biết nếu ta có đủ cái lực nói để nói cho họ nghe thì chúng ta nói, còn nếu không đủ lực thì đừng nói, nói ra coi chừng họ chửi tạo khẩu nghiệp. Và nếu như thấy họ thật là sai, họ không thể thấy họ nguy hiểm và sai mà không thể nói với họ được, thì chúng ta hồi hướng cho họ. Hoặc tìm một người nào đó có khả năng tiếp cận và hướng dẫn cho họ. Ở trên đời luôn luôn có những Bậc thầy, có những vị trung gian cho chúng ta gọi là sứ giả của hòa bình, sứ giả tới để giúp đỡ. Các nước bây giờ cũng luôn luôn dùng sứ giả. Khi hai vị tổng thống, hai ông vua, hai vị nguyên thủ nói chuyện với nhau không được, họ gửi sứ giả tới để nói chuyện. Nhưng nếu mình muốn có tâm từ tốt đẹp để giúp họ mà lực không đủ để tiếp cận hướng dẫn cho họ, chúng ta hãy nương nhờ vào một vị nào chúng ta nghiên cứu thật kỹ, các vị thầy hoặc vị nào đó như sứ giả tiếp cận được họ để giúp đỡ cho họ vượt qua hoặc chuyển hóa. Đó là điều tốt, giúp đỡ một cách trực tiếp không được thì giúp đỡ một cách gián tiếp.

Câu 9. Một người quen của con rất là giàu có. Họ hùn vốn với một số người khác mở quán hải sản để kinh doanh. Mà người này chỉ góp vốn chứ không trực tiếp nấu, chế biến, hay trực tiếp sát sanh mà chỉ nhận lợi nhuận dựa trên số tiền đã góp vốn. Như vậy cái người đó có bị cộng nghiệp sát không? Và số tiền lợi nhuận đó dùng để chi tiêu trong gia đình thì các thành viên trong gia đình có bị cộng nghiệp luôn không thưa Thầy?

Một trong những cái nghề nghiệp mà Đức Phật dạy cho chúng ta là không làm nghề sát sanh, trực tiếp hay gián tiếp. Ví dụ một câu chuyện mà chúng ta thường nói là ngày mai tôi đi chùa, tôi cần phóng sanh rồi qua ông thợ săn bên hàng xóm đặt hàng. “Chú ơi, chú là thợ săn bắt chim, mai tôi đi chùa, tôi đi làm việc thiện, tôi phóng sanh để hồi hướng cho ông bà, cha mẹ, những người ngày, người kia. Chú có thể cho tôi đặt hàng chừng 100 con chim không”. Mình đi phóng sanh tư tưởng thật là tốt, tới chùa phóng sanh nhưng mình tạo nghiệp bởi vì ta lại đặt hàng người thợ săn đi bẫy chim, không trực tiếp nhưng lại gián tiếp tạo nghiệp. Cái này nghiệp còn nặng hơn nữa, tại sao? Ví dụ tùy hủy cúng dường, chúng ta thấy một người đi làm việc thiện, đi làm từ thiện hoặc là cúng dường cho những người nghèo, san sẻ với những mảnh đời bất hạnh. Ta không làm nhưng mà nghe hoặc thấy điều đó, ta tán thán công hạnh, đó gọi là tùy hỷ cúng dường, ta còn được phước báu thậm chí có thể nhiều hơn người đi làm. Ngược lại nếu người đó tạo nghiệp vì ta, thì ta sẽ tăng trưởng nghiệp nhiều hơn,như đặt hàng để đi phóng sanh, cái đó nghiệp còn gấp đôi, gấp mười lần những người đi săn bắt. Bởi vậy một người làm ăn theo như Đức Phật nói không hành nghề sát sanh, ta biết nghề đó là nghề phải giết, phải sát sanh nhiều để có lợi nhuận, ta tránh nhúng tay vào máu. Nhưng chúng ta đã hùn vốn, cùng cộng tác với họ làm nghề sát sanh để tăng lợi nhuận, ta cũng tạo ra nghiệp,thậm chí có thể nhiều. Và như vậy, dĩ nhiên những đồng tiền sử dụng bằng nghề sát sanh đó một cách gián tiếp hay trực tiếp đều tạo nghiệp cộng hưởng chung với nhau.

Câu 10. Trong kinh có nói người tự tử là bị nghiệp rất nặng, nhưng theo con nghĩ người tự tử là do người ta mắc bệnh không làm chủ được thì sao gọi là tạo nghiệp, đức Phật Từ Bi như vậy sao lại nói đó là tạo nghiệp nặng. Xin Thầy giải thích cho con ạ?
Từ những việc tự tử hay chúng ta phạm lỗi là do nghiệp của tiền kiếp. Các Bậc Thầy dạy, Chư Phật cũng nói ta sinh ra ngoài người mẹ cho chúng ta thân xác này,ta còn có một người mẹ khác là nghiệp của chúng ta. Ta tái sanh vì nghiệp, những nghiệp ác của quá khứ ta tạo nên khi sanh ra chúng ta thiếu Trí Tuệ hoặc ta bị mê man, ta bị thiểu trí, ta không suy nghĩ đúng hoặc bị bệnh tâm thần hoặc bị những bệnh gọi là trầm cảm đưa đến rối loạn thần kinh và tự tử. Cái đó cũng là do nghiệp của quá khứ,nên ta sinh ra đã bị tình trạng bệnh như vậy. Cho nên,người sinh ra ở đời nếu cái nghiệp quá nặng của kiếp trước sinh ra bị thiếu những tư chất làm chủ được cuộc sống để gây hại cho bản thân là do những nghiệp của quá khứ dẫn họ. Đức Phật Từ Bi nhưng Phật không thể gánh nghiệp cho chúng ta. Đức Phật Từ Bi là mang giáo lý để hướng dẫn cho chúng ta thoát khỏi nghiệp lực bao phủ ràng buộc đó. Cho nên người này tự tử vì cái nghiệp quá khứ tạo ra đầu óc của họ không ổn định, suy nghĩ sai hoặc vì môi trường sống căng thẳng quá. Họ kết liễu cuộc đời thì đó là nghiệp của họ không liên quan đến lòng Từ Bi của Chư Phật .Không thể nói rằng Phật Từ Bi sao nói nghiệp người này nặng. Nhưng họ có nghiệp, họ phải trả cái nghiệp đó. Nhưng không phải vì họ trả cái nghiệp đó là do lòng Từ Bi. của Phật không rải xuống cho họ,bởi tất cả các nghiệp ta tạo ra khi trổ quả ta phải chịu.Nhưng ánh sáng Trí Tuệ của Phật luôn ban rải xuống cho mọi chúng sanh một cách bình đẳng. Chính vì cái nghiệp nó tạo cho chúng ta không đón nhận nhiều những lời của Chư Phật ,để có thể ngăn ngừa, tự chủ, để cái nghiệp nó dẫn nên chúng ta vẫn còn bị như vậy. Cũng như đá và đất,mưa xuống đất thấm nước nhiều hơn, trên đá sẽ khó thấm. Nhưng khi mưa rớt xuống bên cạnh cục đá thì đất ở đó cũng có thể mọc cây sát cục đá. Thì những lời của Chư Phật nếu như đời này người đó bị nghiệp dẫn họ tự tử bởi hoàn cảnh,thì sau này nhờ có phước báu tiếp cận với những con người có tu hoặc thấm nhuần giáo pháp của Như Lai để kiếp sau họ từ từ tăng trưởng thiện duyên, để họ được thoát ra nghiệp chuớng, đồng thời cộng với cái phước báu họ trau dồi tu tập để cuộc sống của họ từ Địa Ngục cũng thoát ra được, từ Ngạ Quỷ cũng có thể thành nguời. Có một vài tình trạng khác thật là khó giải thích, như có những Bậc tu cao như Chư Phật mới nhìn thấy,đôi khi có những vị Bồ Tát hóa thân trong thế gian tạo ra những điều như vậy, như một bài học răn dạy cho chúng sanh để phòng ngừa. Nhưng mà chỉ có những Bậc trên mới nhìn thấy. Còn đối với chúng ta khi gặp những tình trạng như vậy chúng ta tránh chỉ tay: “Ui cha !người này nghiệp ác quá, người này nghiệp nặng quá! mà chúng ta hãy mang lòng Từ Bi của người con Phật niệm Phật, giữ Chánh Niệm và hồi hướng công đức cho người vừa tử vong bởi vì họ kết liễu cuộc đời của họ. Để nguyện cầu cho họ được sanh vào cái cảnh bớt khổ, bớt cực, gặp được Phật − Pháp − Tăng để sau này họ có thể tu pháp của Phật, tự chủ được cuộc sống, không còn bị trả cái nghiệp đó và không bị cái nghiệp lực đó lôi kéo nữa.    

Câu 11. Thưa Thầy! Nhà con đang nuôi nhiều mèo trong độ tuổi sinh sản. Mèo nhà con sanh rất nhiều nhưng không chăm sóc con non. Mỗi lần nhìn thấy mèo con chết thì con xót xa lắm. Con có ý định triệt sản cho mèo nhưng lại sợ mang tội. Con nghĩ dù mình có phước báu làm người thì cũng không có quyền quyết định số phận của chúng sanh khác ít phước báu hơn mình. Mong Thầy chỉ dạy con nên làm gì ạ?

Đây là một vấn đề lấn cấn thật nhiều trong cuộc sống. Bảo Thành sống bên Mỹ, khi mà xã hội văn minh hơn, tất cả các loài thú chúng ta nuôi trong nhà bên Mỹ này họ đều triệt sản,để tránh cái tình trạng sinh sản quá nhiều mà không có thể nuôi nấng được, tạo nghiệp. Cho nên hầu hết những ai nuôi chó, nuôi mèo ở bên Mỹ đều triệt sản hết. Nếu như trường hợp của bạn là nuôi quá nhiều mèo, sinh sản quá nhiều mà chăm sóc không được thì khi nó chết bạn cảm thấy không có tốt, triệt sản thì bạn cảm thấy có lỗi. Thì tốt nhất là nhiều mà nuôi không được, chăm sóc không kỹ bạn nên biếu tặng cho những người khác để cho người ta có thể chăm sóc kỹ càng hơn. Còn nếu bạn cứ giữ mà không chăm sóc được,mà triệt sản thì không muốn, điều đó cũng không tốt đẹp gì, nó nằm ngoài tầm tay rồi. Ý tưởng không triệt sản là một điều tốt và không thể ngăn ngừa khi con thú đó tiếp tục sinh sản. Và khi con thú đó, thú cưng của chúng ta sinh sản mà không chăm sóc để rồi cho nó chết thì chúng ta cũng áy náy tạo ra nghiệp. Tốt nhất là bạn hãy mang biếu, tặng cho những ai cần những con mèo đó để họ có thể chăm sóc tốt đẹp hơn và bạn nuôi ít đi. Đó là cái phương thức mà Bảo Thành thấy là tốt đẹp nhất.

Câu 12. Thầy giảng bài “Lẩn quẩn cả ngày” rất giống con, con làm việc này con lại nhớ việc khác, con đi đâu con cũng mong mau về nhà để làm việc nhà, tâm con không an định trong một việc. Con  có tập hít thở nhưng hay quên và cứ để việc chi phối mình. Con phải tập như thế nào để thay đổi xin Thầy chỉ dạy cho con?

Tất cả chúng ta luôn lẩn quẩn, ai cũng có một cái góc riêng tư để lẩn quẩn. Có người lẩn quẩn một tiếng, có người lẩn quẩn cả cuộc đời, đó gọi là tập khí. Những thói quen, tập khí cứ dẫn chúng ta lẩn quẩn hoài. Có những người chẳng có bận rộn gì cứ đi từ trên bếp xuống nhà dưới rồi nhà trên, quét nhà, đụng cái gì cũng làm hết bị cái tập khí nó dẫn. Tập khí là một thói quen, quán tính của thói quen nó dẫn đi và chúng ta không làm chủ được.
Cho nên Đức Phật dạy cho chúng ta hơi thở Chánh Niệm, hít vào biết hít vào, thở ra biết thở ra, khi quét nhà, khi giặt quần áo, khi nấu cơm, khi đi làm nhớ Chánh Niệm hơi thở và an trú trong hơi thở để làm việc đó, tạo cho chúng ta có sự tập trung và giúp cho tinh thần của chúng ta thoải mái hơn. Chưa nói về lợi ích của tâm linh nhưng mà hơi thở Chánh Niệm giúp cho chúng ta làm việc có hiệu quả cao hơn mà đầu óc không bị mệt. Bởi trong hơi thở vào ra tăng trưởng đầy đủ Oxy dưỡng khí giúp cho cơ thể và máu huyết chúng ta vận hành đúng. Cho nên bạn nên tập luyện hơi thở Chánh Niệm từ từ cho thuần thục thì bạn sẽ bớt lẩn quẩn và bạn sẽ làm chủ được mọi hành động của bạn trong từng giây, từng phút đối với những việc cần làm. Còn không bạn cứ lẩm cẩm rồi lẩn quẩn, làm rồi mà tí nữa lại làm nữa, hết cả ngày. Cho nên hãy tập hơi thở Chánh Niệm bạn sẽ thoát ra. Dĩ nhiên nó hơi khó trong lúc đầu, ở đời chuyện gì bắt đầu cũng khó, tập thuần thục rồi sẽ dễ dàng. Chúc bạn thành công trong Chánh Niệm hơi thở.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts