Search

Bài 1130: Quá Cuồng – Thất Bảo #1 – Mu A Mu Sa

Bảo Thành kính chào Bảo Nghy, Bảo Thy cùng tất cả các bạn đồng tu đang trên kênh youtube Thất Bảo Huyền Môn. Đã tới giờ, xin mời mọi người chúng ta hãy quy ngưỡng thân tâm về với ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Mu A Mu Sa.

Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh. Các bạn thân mến, chúng ta tu Thất Bảo Huyền Môn là sự phối hợp giữa các lực, năng lượng tự lực cầu đạo giác ngộ của mỗi chúng ta với tha lực Phật điện của chư Phật. Trong hơi thở chánh niệm, hơi thở đi vào bằng mũi, các bạn nhớ và đi xuống dưới đan điền khí hải, tức là bụng dưới của chúng ta. Lúc đó chúng ta phình ra, nhớ rằng hơi thở vào thấy hơi thở vào, bụng phình ra biết bụng phình ra. Hơi thở ra ta thấy thở ra. bụng hóp vào biết ta hóp vào và nghe được âm thanh vi diệu Mu A Mu Sa đồng hành với hơi thở đi ra khi bụng ta hóp vào. Nhớ vận hành theo một chu kì, thật là nhuần nhuyễn, tạo thành một thói quen bình thường trong từng giây phút trong cuộc đời của chúng ta, bất cứ lúc nào đi đứng nằm ngồi ăn uống ngủ nghỉ nói chuyện làm việc. Bất cứ một việc gì rất đời, rất thường, chúng ta đều cảm ứng được với tha lực phật điển hiện hữu ở trong thân của chúng ta, ở trong các huyệt mạch của chúng ta, ở trong luân xa, ở trong tâm thức của chúng ta. Tất cả những hiện tượng mà chúng ta cảm ứng được năng lượng hiện hữu trong cơ thể, trên từng phần của cơ thể, ở từng nơi cơ thể chúng ta cảm nhận được đều rất bình thường và tốt đẹp, chỉ cần các bạn an trú tiếp tục trong hơi thở chánh niệm dùng tánh thấy biết và vi diệu âm được các bạn trì niệm trong hơi thở ra. Cứ như vậy, để tự nhiên như một cơn mưa rớt xuống, nó sẽ rớt đúng chổ để nước thấm vào lòng đất, và từ lòng đất đó, cây cối muôn loài sẽ được sinh sôi và nảy nở. Đó là sự tự nhiên và rất hiển nhiên không cần sự tác động của chúng ta. Sự thiên nhiên, hay nói đúng hơn là luật giữa năng lượng từ bi phối hợp với tự lực cầu đạo giác ngộ của chúng ta rất tự nhiên, không nên miễn cưỡng, cứ để như vậy, chỉ cần dùng tâm quán chiếu trong tánh thấy biết, chúng ta sẽ thẩm nhập được vi diệu của tha lực Phật điển mà ta cảm ứng được qua pháp thiền Thất Bảo Huyền Môn.

Mời các bạn đặt bàn tay phải là trí tuệ vào lòng bàn tay trái lòng bàn tay từ bi, chúng ta lấy từ bi và trí tuệ vận dụng hơi thở chánh niệm trong tánh thấy biết và vi diệu âm Mu A Mu Sa.

Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh, và gia trì Phật lực tiếp năng lượng từ bi, khai mở trí tuệ để chúng con nhận biết ra rằng tâm của chúng con quá cuồng trong các pháp hư ảo sanh diệt của thế gian. Hít vào bằng mũi, phình bụng, thở từ từ hóp bụng vào, trì mật chú. Mu A Mu Sa (7 biến)  

Mô Phật, Bảo Thành chào các bạn đồng tu. Hành trang của những người đồng tu của chúng ta trên con đường công phu Thất Bảo Huyền Môn là tha lực Phật điển, năng lượng từ bi nuôi sống thâm tâm và tinh thần của chúng ta. Các bạn, năng lượng năng lượng từ bi sẽ nuôi sống chúng ta, giúp cho chúng ta tỉnh thức. Nếu như các mức định ước trong cuộc đời quá thấp chúng ta sẽ không nhìn được, còn nếu như những khát vọng quá cao đâm ra cuồng. Nó phải trung bình ở tầm nhìn của chúng ta, như chỗ cũ ta đã chọn lựa, chỗ trong tâm ta đã đặt để, những chỗ ta cảm thấy an nhiên tự tại lúc đó chúng ta mới thật sự chánh tinh tấn để nhìn ra một cách rõ ràng mà không cần phải cúi xuống quá thấp hoặc ngẫng đầu ngạo mạn quá cao.

Các bạn, trong cuộc sống này, ai trong chúng ta cũng có những tham vọng. Nó đi từ những ước vọng từ sự khao khát thành tựu một điều gì đó. Niềm khao khát đó đều có tính thiện, là để tăng tầm sống của chúng ta về kiến thức, về nhận thức. Và kiến thức của đời sống con người, hay kiến thức về sống tâm linh, nó đi từ những khát vọng rất thiện. Nhưng trong niềm khao khát đó, lâu ngày chúng ta đi vào con đường trở thành cuồng hơn, từ những khát vọng mà tìm hoài chưa đạt được, lòng mong muốn quá nhiều thành tham vọng, từ khát vọng biến thành tham vọng, mà đi nữa, đi nữa, riết thành cuồng vọng, quá cuồng. Khát vọng, tham vọng và cuồng vọng là những vọng tưởng trong tâm của những người muốn đi tìm một điều cao cả nhưng chưa được khai thị đúng mức, hoặc nhân duyên chưa trỗ quả, lần mò, cuối cùng đi vào chữ gọi là quá cuồng quá, cuồng vọng.

Khi chúng ta quá cuồng vọng, thật nguy hiểm, có thể sát hại đến bản thân chúng ta, không nói đến bản thân, mà hãy nói trở về với đức thầy của chúng ta là đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Khi còn là một chàng thanh niên dõng mãnh có niềm hi vọng tìm ra chân lý, từ đó có sự khát vọng thoát khỏi kinh thành tầm cầu đạo giác ngộ. Niềm khát vọng đó đã đưa chàng thanh niên thái tử Tất-Đạt-Đa tìm gặp vì thầy đầu tiên Adra Canlama. Đây là vị thầy đầu tiên, nhưng rồi cũng chẳng đáp ứng được khát vọng đó, nên Thái tử đã bỏ ra đi gặp vị thầy thứ hai Uraka Dramabutha. Hai vị thầy đều dạy cho chư Phật, lúc đó chỉ là một chàng thanh niên khát vọng tầm cầu một con đường cứu khổ cho chúng sanh, nhưng những khát vọng đó, tầm cầu từ hai vị thầy đó, cũng chưa đáp ứng được, cho nên từ những hy vọng tới sự khát vọng mong cầu mà chưa đạt được, hình như nó đã pha trộn vào trong sự tham vọng, cho nên chàng thanh niên đó đã tìm đã tìm được 5 người bạn đồng tu, đó là anh năm anh em Kiều Trần Như.

Các bạn thân mến năm anh em Kiều Trần Như là 5 người tu khổ hạnh. Họ tin rằng ở trong chính thân xác của loài người này có một linh hồn, có một sự giác ngộ, mà chỉ cần chúng ta bóp nghẹt thân này, vắt nó cho nó cạn ra, thì linh hồn sự giác ngộ đó nó sẽ lòi ra. Đó là ý tưởng của họ cho nên chàng thanh niên này thấy hợp lý, bởi sự khao khát tầm cầu chân lý bao nhiêu năm qua chưa được, nên gia nhập vào nhóm bạn 5 năm anh em Kiều Trần Như, như lúc đầu năm người này vừa là bạn, vừa và là thầy. Đúng như học hai vị thầy trước, học thầy không tày học bạn, học từ hai vị thầy trước chưa chứng đắc, nên tìm tới những người bạn. Học thầy không tày học bạn, nay học từ năm người bạn Kiều Trần Như, tu khổ hạnh, kẻ thì nhịn ăn, người thì nhịn uống, kẻ thì luôn luôn đứng cho tới chết, hoặc là bò. Những cách khổ hạnh đó ngày nay vẫn còn ứng dụng. Chàng thanh niên thái tử Tất Đạt Đa đã sống một đời sống khổ hạnh để mong rằng ép ở trong thân xác thái tử của chàng thanh niên dõng mảnh có võ thời đó, đô con khỏe mạnh, cưỡi voi cưỡi ngựa, là một dũng sĩ trong kinh thành mạnh mẽ như thế nào, rồi Ngài ép, ép riết thì từ thân xác của một dũng sĩ, của một võ sĩ oai cường mãnh liệt, uy dũng trong kinh thành, là một Thái Tử được đào tạo đã trở thành một thân xác tiều tụy khô cằn, không còn sức sống. Từ mạch sống trong cơ thể của chàng võ sĩ năm xưa, nay khô cạn kiệt trên đống xương trơ ra như cuộc đời, từng bước đi xiêu vẹo sắp sửa ngã xuống và chết đi, chàng thanh niên mới thấy rằng con đường này chẳng thể tìm được, tìm thấy chân lý nên mới đi mon men bỏ đi.

Nhưng sự ra đi của chàng cũng khó bởi vì sức đã tàn, gục ngã xuống, tưởng rằng sẽ chết. May thay một cô gái chăn dê ở đó, thấy một chàng thanh niên gầy còm ốm yếu sắp chết, liền mang một chén cháo sữa ra và hiến tặng cho con người sắp chết này. Chàng Thái Tử thanh niên sắp chết kia nhìn vô cô gái và uống chén cháo sữa đó vào, từng giọt sữa của chén cháo chảy vào trong cơ thể, chàng thanh niên cảm nhận được sức sống khôi phục trở lại, và ngay trong giữa các cửa tử chết sống đó, được mớm cho từng giọt sữa cháo, từng giọt sữa cháo mà sức sống trỗi dậy trở lại. Chàng thanh niên đã ngộ con đường khổ hạnh là một con đường cuồng vọng đi vào chỗ chết, chẳng đi tới sự giác ngộ, nên Ngài từ bỏ năm người bạn Kiều Trần Như, đi tìm một chân lý trung đạo, chẳng khổ hạnh, cũng chẳng giải đãi, cũng chẳng cho mình một đời sống sung sướng, vừa đủ tịnh tĩnh trong sức sống của cơ thể, như một phương tiện để đi tìm chân lý ở bên trong. Và thế là Ngài giác ngộ dưới gốc Bồ Đề.

Cuộc sống của chúng ta cũng vậy, chúng ta chưa có những khát vọng như chư Phật để đi tìm cầu một con đường giác ngộ, giáo độ chúng sanh. Nhưng là người, chúng ta thường có những niềm khao khát muốn đạt được những khát vọng. Đặc biệt là trên ghế nhà trường, ở trong những lớp trung học, chuẩn bị đi vào đại học, chúng ta khao khát là thành vị này người kia, để rồi đi thi vô nhà học, chúng ta thu lượm tất cả những kiến thức tổng hợp để nhồi nặn nên một con người được gọi là đáp ứng những khát vọng của chúng ta. Đó là người đi học, người nông dân bình thường, hay những con người bình thường, ai ai trong chúng ta cũng có những niềm khát vọng mà dần dần từ những hi vọng khát vọng đó nó biến thành tham vọng, bởi vì không tìm được sự thành đạt, không tìm được người khai mở để đi tới thành tựu, và những khát vọng đó hầu như nó biến mất.

Cho nên sự khao khát đi học, đi tìm, nó không còn, nó chỉ còn trở thành tham vọng, mà đụng đâu lấy đó, đụng đâu vồ chụp đó. Niềm tham vọng đó, riết cũng không thành đạt được nên biến thành cuồng vọng, cuồng vọng mà còn quá cuồng vọng, để trong cuộc đời của chúng ta từ những người có kiến thức, từ những người có trí tuệ, từ những con người có thể thẩm định được đúng sai, đã tự bịt mắt mình như là một người mù, để cho những người khác kéo đi, đặt để và không biết rằng ta sẽ về đâu. Khi có trí tuệ và ánh sáng, nhưng lại làm mù lòa con tim và lý trí, để cho những người mù dẫn đường chúng ta đi. Chúng ta có duyên phước gặp được một cô bé chăn dê tặng cho ta một chén cháo sữa như Đức Phật hay không? Thái Tử tu khổ hạnh tưởng chết, chàng thanh niên võ sĩ dũng mãnh chỉ còn một thân tiều tụy, xương khô, nhờ chén cháo sữa của cô bé chăn dê đã tỉnh ngộ trên con đường khao khát, tham vọng đi đến quá cuồng vọng trong sự thành đạt về tất cả tiền tài danh vọng địa vị, về quyền lực của thế gian, về nhà cửa lầu cao, xe hơi, về ăn uống thỏa thích, sắc dục tham dục đầy đủ.

Có khi nào mỗi người chúng ta đi từ khát vọng đó, nó biến thành tham vọng để biến con mắt trí tuệ, kiến thức của chúng ta thành mù lòa, rồi làm tất cả những chuyện lỗi tội sai trái, miễn sao là thỏa mãn tham vọng của chúng ta. Và rồi trong lòng tham vọng đó, có được một, có được hai, có được 10, có được 100, trong tham vọng đạt được, bất chấp thủ đoạn, kế hoạch, riết rồi chúng ta đi đến quá cuồng vọng. Sự quá cuồng đó trong quá cuồng của vật chất, trong sự tầm cầu đầy đủ của thế gian, hay trong quá cuồng vọng đi tìm chân lý trong cầu đạo giải thoát, hay một thể loại kiến thức nào đó ở trên đời, có phải chăng có thể chúng ta quá cuồng?

Suy nghĩ một chút, nhìn lại bản thân để thấy rõ không cuồng lớn, thì cuồng nhỏ, không có cuồng vọng ghê gớm, thì cũng cuồng vọng lăn tăn, làm cho xáo trộn tâm hồn của chúng ta, để rồi đôi khi chúng ta lạc đường mà chúng ta không biết, để cho những người khác mù lòa chẳng thấy đường xỏ mũi tròng cổ dắt chúng ta đi vào miền tăm tối. Chúng ta có phước báu và may may mắn như chàng Thái Tử võ sĩ ngày xưa gầy gò ốm yếu khi tu khổ hạnh gặp được cô gái chăn dê cho một chén cháo sữa không? Chỉ một chén cháo sữa của một người chăn dê mà đã tỉnh ngộ biến từ những khát vọng chuyển hóa tham vọng rồi nhìn rõ cuồng vọng đam mê sai lệch đó để trở về với con đường trung đạo giác ngộ.

Ai đã tới trong cuộc đời của các bạn? Ai đã tới trong cuộc đời của Bảo Thành để cho chúng ta từng giọt cháo sữa để tỉnh ngộ? cho các bạn đó? chính là đức thầy Bổn Sư. Năm xưa khi còn là một Thái Tử võ sĩ tu khổ hạnh tưởng chết, đã hưởng được chén cháo sữa của cô chăn dê, mà sống mà tỉnh ngộ. Thì ngày nay Ngài không còn màng tới sự lười biếng của chúng ta đâu, Ngài đã thấy nhân duyên vừa đủ vừa tới, Ngài đã bước tới cuộc đời của chúng ta một cách tự nguyện, như cô gái chăn dê có chén cháo sữa, thì Đức Phật đã tới cuộc đời của Bảo Thành và các bạn, đã hiến tặng cho các bạn cũng một chén, một chén tha lực Phật điển năng lượng từ bi, từng giọt năng lượng từ bi từ bàn tay của đấng giác ngộ là Đức Bổn Sư nhỏ vào trong cuộc đời khô cạn, khao khát tham vọng, cuồng vọng của chúng ta, để rồi trong những cơn bão tố cuồng vọng của tâm thức, đời sống vật chất của tinh thần của tâm linh chúng ta đã hội đủ phước báu được Đức Phật ghé vào cuộc đời, tặng cho chúng ta, và luôn luôn ở đó mớm cho chúng ta từng giọt tha lực Phật điển từ trường yêu thương.

Nhớ rằng chàng thanh niên ốm yếu tưởng chết kia nhờ từng giọt từng giọt cháo sữa của cô chăn dê mà tỉnh ngộ, thoát ra khỏi cảnh cuồng vọng lao vào đầu vào khổ hạnh tầm cầu đạo giác ngộ, không giác ngộ được trong con đường khổ hạnh sẽ chết và đi đến sự tuyệt vọng. Chúng ta cũng đang quá cuồng vọng trong cuộc đời, có thể chúng ta không nhìn thấy sự cuồng vọng của chúng ta, quá cuồng vọng mà không nhìn thấy, sắp chết mà không hay, nhưng Đức Phật đã nhìn thấy, với tâm từ bi của một đấng giác ngộ, với tâm nhìn lại trong quá khứ đã phải gần chết bởi những con đường cuồng vọng như thế, nương nhờ vào chén cháo sữa của cô chăn dê. sống để giác ngộ. Thì ngày nay khi giác ngộ, Ngài cũng phát một tâm đại từ đại bi, sẵn sàng tới tất cả cuộc đời của những chúng sanh đang cuồng vọng sắp chết như chúng ta, để tặng cho chúng ta một chén sữa, một chén sữa tha lực Phật điển. Và từng giọt Phật điển chuyển vào thân tâm của chúng ta trong từng giây từng phút an trú trong hơi thở chánh niệm để làm cho chúng ta tỉnh ngộ, thoát ra từ thân xác khô cằn không còn mạch sống bởi những cơn cuồng vọng của cuộc đời, như lửa tham sân si đốt cháy sắp chết, ta đã tái sanh trở lại, đã sống trở lại trong những cơn cuồng vọng cuộc đời. Nó cũng tới từ những sự nhẹ nhàng của những niềm khát vọng khát vọng để tìm một điều cao cả, từ khát vọng tới tham vọng, từ tham vọng đến cuồng vọng, quẫn trí mù lòa đen tối, Phật đã ghé vào cuộc đời trao cho chúng ta một chén sữa tha lực Phật điển, từng giọt ân điển, chúng ta uống vào trong tâm này sẽ nuôi sống đời chúng ta trở lại, để chúng ta hết cuồng, sống tịnh tĩnh, sống khỏe sống an.

Các bạn có nhìn rõ được hình ảnh này hay không? Trở lại một trong những người đệ tử của là những người thông thái bậc nhất là ông Xá-Lợi-Phất. Ông Xá lợi Phất trước khi gặp Đức Phật, trước khi gặp Đức Phật để quy y với Ngài làm đệ tử của Phật, thì ông ta cũng là bậc tôn giả, tức là cuồng ở trong một tôn giáo được gọi là thần lửa. Ông Xá Lợi Phất tôn thờ thần lửa để đưa tới sự giác ngộ. Nhưng khi gặp được Đức Phật khai thị, ông nhận ra sự cuồng vọng trong thờ thần lửa đó chẳng đi tới đâu, ông đã hàng phục Đức Phật, quy y theo Ngài, được sự khai thị trở thành bậc tôn giả bậc nhất, đệ tử tỳ kheo của Thế Tôn.

Các bạn, chúng ta đi từ hai gương lớn gương của Đức Phật khi còn là một chàng thanh niên Thái Tử cuồng vọng trong niềm khao khát, trong niềm khao khát đó, hi vọng đó, tham vọng đó, cuồng vọng đó, tưởng chết, nhưng nhờ chén sữa dê, tới ông Xá Lợi Phất cuồng vọng trong thần lửa nhưng rồi được khai thị trở thành tôn giả. Hai gương đó để cho chúng ta thấy, nhìn lại bản thân các bạn, học phải học tánh nhìn vào và thấy được chính mình, để nhận ra sự khao khát trong tâm của chúng ta đang tìm điều gì? Có phải chăng trong những khát vọng đó, theo chiều dài của năm tháng, chưa hội đủ nhân duyên để gặp được, chúng ta đã biến khát vọng đó thành tham vọng và trong tham vọng đó bất chấp tất cả mọi mọi phương kế, mọi cách của người nào không cần biết, miễn ta có thể vẫn nuôi hi vọng thành đạt được, cho tới khi chẳng thành đạt, nó biến thành cuồng vọng, trong những cơn cuồng vọng đó nó đang giết chết cuộc đời của chúng ta.

Có thể các bạn chưa đi tới những mức như vậy, nhưng ít nhất trong cuộc đời cũng có sự trải nghiệm trong cuồng vọng của cuộc sống. Nếu nó biến thành cuồng vọng và quá cuồng thì chẳng thể thành tựu được các bạn. Hãy học gương Đức Phật, chúng ta hãy khiêm tốn đón nhận chén sữa, chén sữa tha lực Phật điển của đức thầy Bổn Sư, uống vào từng giọt nuôi sống cuộc đời, để có một tinh thần trong sáng, một thể chất dõng mãnh, và một trí tuệ viên minh. Chúng ta lúc đó mới có thể thành tựu. Phật năm xưa là một thái tử cũng phải nhờ một chén cháo sữa. Đó là Ngài có một tánh thật là cao. Còn chúng ta, phận làm người, một tánh Phật thật là ít, rất cần một một chén sữa, một chén sữa tha lực Phật điển của chính đức Phật tặng cho mỗi người chúng ta.

Mời các bạn đặt bàn tay trí tuệ vào lòng bàn tay từ bi, an trú trong hơi thở chánh niệm để đón nhận một chén sữa tha lực Phật điển vào trong cuộc đời, làm tiêu tan những cơn cuồng vọng của chúng ta, mời các bạn.

Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh, và gia trì Phật lực tiếp năng lượng từ bi, khai mở trí tuệ để chúng con hoan hỉ đón nhận chén sữa tha lực Phật điển, để uống vào dập tắt những cơn cuồng vọng trong tâm của chúng con. Hít bằng mũi, thở từ từ, hóp bụng vào trì mật chú. Mu A Mu Sa (7 biến).

Mô Phật, các bạn, chúng ta đón nhận được chén cháo tha lực Phật điển, chén cháo từ trường yêu thương, năng lượng từ bi Đức Phật ghé vào cuộc đời, như cô bé chăn dê đã gặp một chàng thanh niên tưởng sắp chết đúng lúc đúng thời đúng nhân duyên, để trao cho chàng một chén cháo sữa. Và khi chàng thanh niên sắp chết kia nhớ rằng ngày xưa chàng là một võ sĩ, là một dũng sĩ, là một con người đầu đội trời chân đạp đất, dõng mảnh vô cùng, cưỡi voi cưỡi ngựa ở thao trường không biết mệt mỏi, thế mà quá cuồng, cũng xuất phát từ niềm hy vọng, khát vọng khao khát, rồi dần tới tham vọng, cuồng vọng để tìm cầu đạo giác ngộ cứu độ chúng sanh. Tâm tốt là cứu độ chúng sanh, nhưng từng những khát vọng không tìm được chân lý, lầm vào tham vọng rồi bị pha vào với cuồng vọng. May thay chén cháo sữa của cô bé chăn dê đã làm thức tỉnh và chàng thanh niên đó, đã từ bỏ những cơn cuồng vọng trong khổ hạnh, để trở về với con đường trung đạo mà thành Phật, để ngày nay chúng ta có đức thầy Bổn Sư. Và Ngài cũng nhớ lại những đoạn đường quá khứ xưa, sẵn sàng tới với Bảo Thành, sẵn sàng tới với các bạn trong những cơn cuồng khao khát, đang chết khô trong những cơn cuồng vọng khao khát, đang chết khô trong nhiệt phiền não tham sân si, để tặng cho chúng ta một chén sữa tha lực Phật điển, một chén sữa từ trường yêu thương năng lượng từ bi. Chúng ta hãy hoan hỷ bởi trong cuồng vọng sắp chết, ta được Phật ghé vào cuộc đời, tặng cho ta một chén sữa. Hãy uống vào bằng tâm thành kính, hãy uống vào bằng tâm chân thành, để từng giọt tha lực Phật điển, để từng giọt mưa ân điển trong chén cháo đó, trong chén sữa đó, thấm nhuần vào đời sống của chúng ta, nuôi dưỡng chúng ta, tái tạo chúng ta trở lại như một võ sĩ, như một dũng sĩ, như một con người có sức mạnh của đời sống tâm linh, sẵn sàng vượt qua mọi chướng ngại của mức không cần phải cuồng vào với những pháp khổ hạnh của thế gian.

Đó là tâm linh, còn cuộc đời của các bạn, các bạn có cuồng về gì đây? cuồng về đời sống vật chất này? quá cuồng trong niềm khao khát thành tựu hay không? Nhớ rằng điều gì cuộc sống chúng ta cũng tầm cầu, nếu quá cuồng nó biến thành cuồng vọng, mà khi quá cuồng vọng dễ đi tới tẩu hỏa nhập ma, tức là điên khùng chẳng thành tựu, phải đi theo của gương của chư Phật. Uống vào từng giọt, từng giọt trong chén tha lực Phật điển của Phật để chúng ta tái tạo, nuôi dưỡng từng tế bào thanh tịnh của tâm tinh khiết, khởi lên từ Phật tánh, để chúng ta thành tựu một cách nhẹ nhàng. Ngày xưa Đức Phật chưa có thầy và hai vị thầy đầu tiên cũng như năm anh em Kiều Trần Như không đúng pháp, Ngài không giác ngộ, nhưng ngày hôm nay chúng ta đã có một bậc thầy cao cả đó là đức Bổn Sư. Ngài đã giác ngộ, Ngài đã giác ngộ mà lại còn sẵn sàng đi vào cuộc đời của mỗi người để hiến tặng cho chúng ta chén sữa, chén sữa tha lực Phật điển.

Các bạn hãy hoan hỉ đón nhận thành kính và rồi uống vô từng giọt từng giọt tha lực Phật điển để thấm nhuần trong cơ thể, trong tâm của chúng ta, để nó gội rửa, để thanh tẩy. Từng giọt sữa tha lực Phật điển này có sức sống vi diệu làm cho chúng ta khỏe mạnh từ thân, trong sáng từ tâm, và chúng ta sẽ có một đời sống thành tựu viên mãn trong sự nhẹ nhàng, không chèn ép ở trong sự cuồng vọng của tâm thức đang đốt cháy, và giết chết cuộc đời của chúng ta. Hãy tư duy, hãy suy nghĩ, hãy chiêm nghiệm lời nói hôm nay nghe được từ lời trái tim chân thành của nhau, để chúng ta thấy rằng chính Đức Phật cũng phải ngừng những cơn cuồng vọng. Như vậy mới có thể thành tựu, thì ai đó trong cuộc đời của chúng ta có những nỗi niềm khát vọng, nếu chưa có nhân duyên gặp đúng người sẽ biến thành tham vọng. Từ tham vọng sẽ biến thành thành cuồng vọng, mà khi đã cuồng và vọng rồi, cuồng nó trở thành vọng rồi, thì chúng ta sẽ sống không đúng thật là chính chúng ta, đánh mất chính chúng ta, giết chết chính chúng ta, thì còn gì? còn gì để chúng ta thành tựu? Ta đã mất, ta đã chết, ta đã cuồng.

Những ai đang cuồng, những ai đã chết, những ai đang đánh mất mình, hãy nhớ rằng Đức Phật sẵn sàng ghé vào cuộc đời của chúng ta, trao cho chúng ta chén cháo tha lực Phật điển, để khi chúng ta uống vào, ăn vào, chúng ta sẽ hết cuồng, chúng ta sẽ tái sanh trở lại, và chúng ta sẽ trở lại dũng mãnh hơn, dõng mãnh hơn, mạnh mẽ hơn. Chúng ta đã có thầy. Tất cả mọi người chúng ta đã có thầy đó là đức Bổn Sư Thích Ca.

Hãy đặt bàn tay trí tuệ vào lòng bàn tay từ bi để chúng ta cảm niệm ơn đức của bậc thầy tối cao là đức thầy Bổn Sư, và đón nhận chén sữa tha lực Phật điển của Ngài uống vào, phá tan đi tất cả những cơn cuồng vọng trong tâm thức của chúng ta, mời các bạn.

Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực, tiếp năng lượng từ bi, khai mở trí tuệ, để chúng con thành kính đón nhận chén sữa tha lực Phật điển của Phật, uống vào trong thân tâm, để phá tan đi những cơn cuồng vọng trong tâm thức. Hít vào bằng mũi phình bụng thở từ từ hóp bụng vào trì mật chú. Mu A Mu Sa (7 biến)

Mô Phật, các bạn thân mến. Chén sữa tha lực phật điển đức thầy Bổn Sư đã trao tặng cho chúng ta ở bên bờ cuồng vọng, sắp sửa đi tới chỗ chết, để khi ta thành kính đón nhận uống vào, ta được tái sanh, sống trở lại dõng mãnh mạnh mẽ hơn, y như gương của Đức Phật khi xưa, là một chàng thanh niên đã cuồng vọng, học cùng với năm anh em Kiều Trần Như trong pháp khổ hạnh, tưởng chừng sẽ chết, nhưng may thay đón nhận được một chén cháo sữa của cô bé chăn dê, để rồi từ đó sống trở lại, nuôi dưỡng niềm hy vọng, trong khát vọng tầm cầu con đường giác ngộ, chuyên chú nhìn vào tự thân Ngài, đã đi tới sự giác ngộ. Nay Ngài là thầy của chúng ta, bạn thân mến, hãy thành kính đón nhận chén sữa dê, chén sữa của tha lực Phật điển, chén cháo sửa của tha lực Phật điển Phật trao tặng cho chúng ta, bằng tâm chân thành, thì tất cả những sự cuồng vọng cuộc đời về phương diện vật chất, tiền, tình, tài, danh vọng, địa vị, hay tinh thần đi tới sự giác ngộ cũng đều được chuyển hóa để thành tựu trong phước báu hoàn hảo, chứa đựng trong chén cháo tha lực phật điển, mà từng giọt Phật điển chuyển vào cuộc đời sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc đời của chúng ta.

Các bạn năm anh em Kiều Trần Như như năm người bạn tu khổ hạnh, tưởng chừng như đưa bạn tới chỗ chết, bạn đó là chàng Thái Tử Tất-Đạt-Đa. Nhưng khi chàng thanh niên Thái Tử kia sống và giác ngộ, thì liền nghĩ tới họ và trở lại trở lại khai thị cho họ. Và từ những người bạn gọi là học thầy không tày học bạn, 5 người bạn đó như là bậc thầy dạy dỗ pháp khổ hạnh nay được chính người đệ tử năm xưa trở lại, khai thị và trở thành năm người đệ tử đầu tiên của chư Phật, chứng đắc trở thành quả vị A-La-Hán.

Chúng ta hãy nhìn lại tất cả những con người đã đưa chúng ta và nhận chìm chúng ta trong những cơn cuồng vọng của vật chất, của những chân lý, của những đường lối hoàn toàn sai trái, theo pháp sinh diệt của thế gian, hãy hồi hướng cho họ vì chúng ta đã có chén có chén sữa tha lực phật điển trên tay và uống vào. Chúng ta hãy trở lại với những người đó, dâng cho họ chén sữa này, chén sữa tha thực Phật điển họ được thẩm thấu ân điển của Phật mà thoát ra khỏi những cơn cuồng vọng của cuộc đời.

Năm anh em Kiều Trần Như tưởng sẽ hại chết Đức Phật trong pháp khổ hạnh, nhưng đã trở thành năm anh em đầu tiên được thọ truyền giáo pháp của Đức Phật, trở thành đệ tử đó là nhân duyên của cuộc đời. Hãy tới với tất cả những ai dù đối nghịch, dù không đồng hành với chúng ta, dù nhận chìm chúng ta xuống. Khi chúng ta đã có chén sữa tha lực Phật điển của đức thầy Bổn Sư trao tặng, thì cũng hãy trao tặng ngược lại cho họ để họ không bị cuồng dìm chết cuộc đời.

Cảm ơn các bạn đã đồng tu, mời chúng ta hãy chắp tay vào hồi hướng công đức ngày hôm nay.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Mu A Mu Sa. Con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực, tiếp năng lượng từ bi, khai mở trí tuệ, để chúng con thành kính đón nhận chén sữa tha lực Phật điển từ đức thầy Bổn Sư uống vào, mà phá tan đi những cơn cuồng vọng trong tâm thức. Có được công đức ngày hôm nay đồng tu, chúng con nguyện hồi hướng tới các bậc nguyên thủ các quốc gia cũng uống chén cháo tha lực Phật điển từ bi vào trong tâm, để phá tan đi sự cuồng ngạo của cuộc đời, thành lập nên chính sách hòa bình cho thế giới, và cho các bác sĩ, cho các nhà khoa học ngành y ngành dược, y tá, y sĩ, nhân viên cứu trợ đều có chén ân điển này uống vào, để chế tạo ra vắcxin, thuốc chữa bệnh và chữa lành cho tất cả những bệnh nhân. Nguyện cầu cho tất cả những ai còn đau khổ ở ngoài đời, được chén sữa ân điển của Phật uống vào, để cảm nhận được hạnh phúc và từ bi, sống an bình. Nguyện cầu cho tất cả các vong linh vừa tử vong uống chén sữa tha lực Phật điển của Chư Phật, được khai ngộ và siêu sanh về tịnh độ. Con nguyện cầu mười phương chư Phật từ bi chứng minh.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts