Search

Bài 1104: Ai Đó Khổ Đau – Thất Bảo #1 – Mu A Mu Sa

Mô Phật, Bảo Thành kính chào Bảo Nghy, Bảo Thy, cùng các bạn đồng tu trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn. Mời các bạn qui ngưỡng thân tâm ngữ ý của mình về ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu đồng tu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực tiếp năng lượng từ bi cho chúng con, để chúng con tinh tấn trên con đường tu thiền mật song tu. Bảo Thành kính chào các bạn đang hiện diện trên kênh youtube Thất Bảo Huyền Môn, cũng như các bạn đã làm quen với Thất Bảo trên kênh youtube này sau đó. Các bạn thân mến, thiền mật song tu Thất Bảo Huyền Môn là pháp môn mà chúng ta cùng công phu, có sự khế hợp một cách nhiệm màu giữa tha lực Phật điển, năng lượng từ bi của chư Phật tới với cuộc đời của chúng ta, hòa nhập đồng nhịp với tự lực cầu đạo giác ngộ, để chúng ta làm cho thân được khỏe mạnh, tâm được trong sáng.

Và tha lực Phật điển phối hợp với tự lực làm một đề mục chúng ta an trú trong hơi thở chánh niệm vi diệu âm Mu A Mu Sa, quán chiếu thân tâm của chúng ta hoạt động trong từng giây phút, để từ đó chúng ta sàn lọc những bất thiện từ thân ngữ ý khởi lên và chuyển hướng chúng thành thanh tịnh trong pháp thiện mà chư Phật thường dạy cho chúng ta biết buông bỏ những việc ác, tinh tấn việc thiện, để tâm thanh tịnh đi đến sự giác ngộ. Đây là mấu chốt trong thiền mật song tu.

Thiền mật song tu còn có một chỗ mà chúng ta khi hiểu rõ sẽ thấy luôn luôn hoan hỉ bởi chỉ là một pháp tu mà chúng ta có đầy đủ sáu chữ, sáu chữ đó là tín, nguyện, hạnh, giới, định, huệ. Với sáu chữ này đã viên dung con đường của nhà Phật và chuyên chú, an trú trong hơi thở chánh niệm, quán chiếu pháp thiện buông bỏ điều ác, tiếp cận với tha lực Phật điển để tăng trưởng phước báu trong cuộc đời này, thì ngay từng giây phút sống trong hiện tại chúng ta sẽ thừa hưởng được năng lượng yêu thương của Phật sách tấn, chuyển hóa cuộc đời của chúng ta và tất cả những bất thiện nghiệp từ vô lượng kiếp qua chúng ta đã tạo ra.

Các bạn thân mến, Thất Bảo Huyền Môn luôn luôn mở ra cho chúng ta một con đường tiếp cận tới với tha lực Phật điển, và tha lực Phật điển là tha lực của năng lượng yêu thương từ bi. Nếu con người của chúng ta không có tình cảm, không có lòng từ bi thì thế giới này thật là nguy hiểm. Chính vì lẽ đó mà chúng ta luôn luôn phải nương nhờ vào lòng từ của chư Phật, năng lượng từ bi của chư Phật hỗ trợ cho chúng ta tăng trưởng tâm từ bi của mỗi người chúng ta. Và bây giờ mời các bạn đặt bàn tay phải được đặt là bàn tay trí tuệ vào lòng bàn tay trái được gọi là từ bi chúng ta hãy cùng nhau lấy trí tuệ và từ bi an trú trong vi diệu âm chánh niệm Mu A Mu Sa để đón nhận tha lực Phật điển từ trường yêu thương của mười phương chư Phật vào thân tâm của chúng ta.

Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực, tiếp năng lượng từ bi cho chúng con để chúng con hoan hỉ đồng hành với ai đó khổ đau trong đời. Hít vào bằng mũi phình bụng, thở từ từ, hóp bụng vào, trì mật chú. Mu A Mu Sa

Mô Phật, Bảo Thành và các bạn thật hạnh phúc, khi ở trong đời phàm phu dính mắc, yếu đuối tội lỗi, và tạo thật nhiều nghiệp trong mỗi ngày, nhưng vẫn được chư Phật ghé qua cuộc đời của chúng ta, ban rải tha lực Phật điển, từ trường yêu thương, năng lượng từ bi này vào thân tâm cuộc đời chúng ta, để chúng ta là những người cũng rất bình thường nhưng đón nhận một tin mừng mỗi ngày đó là tha lực Phật điển luôn luôn ban rải và tuôn tràn trong cuộc sống.

Các bạn, tha lực Phật điển làm thay đổi cuộc đời, nhận thức, tư duy và suy nghĩ của chúng ta. Bởi vì từ khi gắn kết với tha lực Phật điển, mỗi người chúng ta thấy cuộc đời của con người không giới hạn trong những điều rất tầm thường như một kiếp người đã được mặc định bao nhiêu năm qua. Chúng ta đã thấy ở bên trên cuộc đời này là một đoạn đường kế tiếp ta đang đi tới, mà cuộc đời này chỉ là một bến đang dừng để nghỉ ngơi, lấy lại sức, để nuôi dưỡng thân tâm tiếp tục bước đi. Cho nên không phải cuộc đời là ở ngay chỗ này mà là tất cả, nhưng ở ngay chỗ này để nghỉ ngợi đi tới một chỗ thanh cao, an lạc và hạnh phúc hơn. Chủ đề chúng ta hôm nay với đề mục rằng “Ai đó khổ đau”. Các bạn, khi các bạn khổ, khi các bạn đau, các bạn đã thấy phiền não như thế nào? các bạn đã thấy cuộc đời nó ghê gớm như thế nào khi đau khổ nó chảy vào tâm thức, thân xác của chúng ta? Nếu thân xác bị bệnh, khổ đau của bệnh này nó làm cho chúng ta thật là đau khổ hơn. Còn nếu như tinh thần của chúng ta phiền não thì cuộc đời quả thật vô phước. Đau khổ của thân do bệnh, phiền não của tâm do những chướng ngại, thường làm cho chúng ta khó có thể sống được hạnh phúc và bình an.

Đó là đối với chúng ta, còn ai đó khổ đau ở trong đời ta có thể nhìn thấy hay không, đó là một điều khác. Khi chúng ta tu tập con đường Phật học để đi tới sự giác ngộ toàn diện, có được sự sống bình an và hạnh phúc cho mình, mỗi một người chúng ta phải nhận rõ như vậy. Tại sao chúng ta lại có đức Phật ở trên đời là bởi vì Ngài nhìn thấy chúng sanh đau khổ, chúng sanh sinh ra rồi chết. Trong khoản thời gian từ khi sinh tới chết phải chịu khổ, khổ của già, khổ của bệnh, từ thân bệnh và thân này già đi, từ chỗ sanh đó, rồi bắt đầu già, bệnh, rồi chết. Bốn đoạn đường này nó làm cho con người khổ vô cùng. Chính vì điều đó mà thái tử Tất Đạt Đa đã phát nguyện đi tìm một con đường để giải cứu nhân loại khỏi vòng luẩn quẩn của đau khổ, sanh tử biệt ly, bệnh hoạn rồi chết. Cuối cùng Ngài giác ngộ, bởi vì Ngài tìm ra được con đường để chúng ta không còn bị nhận chìm trong ao tù của sanh tử, của già bệnh nữa. Chúng ta vượt lên trên khỏi hồ ao sình lầy đen tối, hôi mùi của sanh tử, của bệnh, và già.

Ngài dắt chúng ta vượt lên trên, thoát ra khỏi hồ sình lầy này, và nhớ rằng cuộc đời không hẳn chỉ đắm chìm trong cái khổ. Nhưng bởi vì con người của chúng ta, và biết bao nhiêu chúng sanh, vì vô minh nghiệp chướng, cứ lao đầu nhảy vào đó, không thể thoát được. Chính ngay trong bể khổ này, ta đã khổ mà ta cứ thấy được người khổ hay không. Chư Phật đã nhìn thấy cuộc đời khổ và cũng nhìn thấy Ngài đang sống trong kiếp người khi Ngài còn là Thái Tử, cho nên Ngài tu, Ngài thoát khổ, và Ngài luôn luôn mang lòng từ bi ban rải soi đường dẫn lối để giúp cho chúng sanh thoát ra khỏi cái khổ đó.

Đó là hình ảnh của một bậc thầy, một bậc thầy vô thượng là đức Bổn Sư. Còn một hình ảnh nữa thật gần gũi với lòng người Việt Nam của chúng ta, đó là mẹ, mẹ Quan Thế Âm. Mẹ Quan Thế Âm thì sao? tầm thinh cứu khổ. Chúng ta thấy hai gương thật sáng đó là gương của đức Bổn Sư thấy khổ, tìm được thoát khổ và rồi sẵn sàng đồng hành với mọi chúng sanh, ứng hóa thân với mọi cảnh mọi giới, mọi nghiệp để mà đồng hành cùng với chúng sanh, ban rải lòng từ bi hóa độ chúng sanh. Còn mẹ Quan Thế Âm luôn luôn lắng nghe, để nghe những tiếng than khóc trầm luân đau khổ của chúng sanh mà cứu vớt chúng sanh. Hai ý nghĩa chúng ta phải thấy rằng: Để chúng ta đi tới sự thoát khổ toàn diện, đi tới sự chúng ngộ an lạc, hạnh phúc và bình an, chúng ta không hẳn chỉ có chuyển hóa khổ đau của chính bản thân của mình mà còn phải biết nhìn tới những ai đó khổ đau ở trong đời mà chúng ta có nhân duyên gặp gỡ tiếp cận họ. Bởi vì những mảnh đời bất hạnh khổ đau ngoài kia, chính là những thửa ruộng để cho chúng ta gieo trồng mầm mống từ bi. Và khi những mầm mống từ được gieo trồng vào hơi thở chánh niệm và tha lực Phật điển, chúng mọc lên trổ quả, quả phải là quả yêu thương, yêu thương ai đó khổ đau trong cuộc đời mà ta có cơ hội gặp.

Nói cho rõ hơn, đời sống của chúng ta những đệ tử tu học Thất Bảo Huyền Môn thiền mật song tu, nếu không có được tình thương, không có lòng bác ái, không có tâm tình biết nghĩ đến ai đó khổ đau và không biết thực hành được hạnh bố thí từ thiện giúp đời, thì chúng ta vẫn còn mang tâm ích kỉ chẳng khác gì ta có hạt giống mà cứ treo lơ lửng giữa không gian, sao có thể bám rể xuống lòng đất để mọc thành cây, trổ sinh hoa trái. Làm từ thiện đồng hành với ai đó khổ đau, nâng đỡ an ủi chia sẽ, bố thí đó, chính là hoa quả được trổ sinh bằng tâm thiện mà lòng từ bi của chư Phật, năng lượng từ bi của chư Phật đã tưới tẩm vào trong chúng ta. Còn chúng ta không biết làm từ thiện, không biết nghĩ tới hạnh bố thí tới những mảnh đời bất hạnh trong cuộc đời, tới với ai đó đang khổ đau ở đây, cuộc đời này, thì chẳng khác gì ta trồng cây mà chẳng có hoa, chẳng có trái. Cái cây không hoa, không trái là cây không có lợi ích, cây đó cần phải đốn và bỏ, chặt đi, bỏ đi, bởi vì trồng cây mà không ra hoa, ra trái, không sinh hoa kết trái, một con người tu mà không thể làm từ thiện, một con người tu nhất là những ai tiếp được tha lực Phật điển, gần gủi với tình yêu thương của chư Phật, đón nhận được từ trường yêu thương của chư Phật, và luôn luôn được chư Phật hiển ngự trong cuộc đời từng giây, từng phút ban rải và ân điển của Ngài tràn đầy trong cuộc sống của chúng ta để có trí huệ an trú trong chánh niệm vi diệu âm Mu A Mu Sa, mà chúng ta không thể tăng trưởng trổ sinh hoa trái từ thiện bố thí, nghĩ và đồng hành với ai đó khổ đau ở trong đời, thì chúng ta chưa tu đúng. Người tu đúng phải có lòng từ, bởi chúng ta được sống và nuôi dưỡng bởi năng lượng từ bi của Phật bằng tha lực Phật điển, thì ta cũng phải là người tràn đầy từ bi yêu thương. Mà dấu chỉ để nhận biết ra tình yêu thương của chúng ta lòng từ bi của chúng ta là chúng ta biết làm từ thiện, biết bố thí, biết gần gũi an ủi, biết chia sẽ và ôm ấp những ai đó khổ đau trong cuộc đời. Khổ đau về thân xác bệnh, khổ đau về tinh thần gặp chướng ngại, khổ đau về muôn mặt của cuộc đời.

Các bạn, chúng ta thử hỏi coi ai đó khổ đau trong cuộc đời của các bạn. Các bạn phải suy nghĩ từ trong ra bên ngoài, nếu các bạn chưa thể làm cho ai đó khổ đau hết đau khổ thì chúng ta thực sự chưa có hạnh phúc và bình an, và con người khổ đau, đau khổ đó, không khác, không có ngoài ai ra, chính là chúng ta, chân lí ngay chỗ này mà tư duy. Nghĩa là chúng ta phải nhận rõ ràng, nhận thức thật rõ ràng chúng ta là chúng sanh lầm chấp và si mê tham ái. Chúng ta thật sự đang khổ đau trong sanh, lão, bệnh, tử. Và từ đó chúng ta tiếp cận với nguồn âm thanh Phật điển của Phật để chúng ta nhìn thấu mà thoát ra khỏi sanh tử của già bệnh, rồi chúng ta thoát ra được điều đó, chúng ta tăng trưởng đời sống của chúng ta để có được hạnh phúc, bình an đích thực đã. Nếu chúng ta tu Thất Bảo Huyền Môn mà chúng ta không hạnh phúc, không bình an, không sống được trong một sự hạnh phúc bình an thì chúng ta chưa phải là tu Thất Bảo Huyền Môn.

Có ai đó sống trong vòng tay yêu thương đùm bọc của cha mẹ mà lại không hạnh phúc bình an đâu, có chăng là những đứa con chẳng biết nhận ra được giá trị yêu thương của cha mẹ, chỉ hướng ngoại tìm những thú vui ở bên ngoài nên lìa xa cảnh yêu thương ấm cúm của gia đình để lao vào cuộc đời đau khổ. Các bạn, còn thực sự trong mỗi một con người chúng ta, ai ai cũng biết đón nhận tình yêu của cha mẹ. Và trong vòng tay, trong ngôi nhà của cha của mẹ chúng ta, tất cả mọi người con luôn luôn hạnh phúc và bình an. Chúng ta nhớ như vậy và chúng ta hiểu được điều đó bởi chúng ta đã từng sống trong gia đình của cha mẹ và chúng ta hạnh phúc bình an biết dường nào. Nay chúng ta lại được sống trong ngôi nhà của chánh giác, ngôi nhà của Như Lai, của Phật Tổ và được chư Phật mười phương luôn luôn tỏ lộ tình yêu của các Ngài tới với chúng ta qua tha lực từ bi năng lượng yêu thương. Chúng ta được nuôi dưỡng bởi năng lượng yêu thương này nhất định chúng ta phải hết khổ và có được bình an, nhất định chúng ta phải nhìn thấu sinh lão bệnh tử là nguyên nhân tạo ra khổ và phải thoát ra khỏi sanh tử, thoát ra khỏi ra khỏi sinh lão bệnh tử này. Chúng ta không thể cứ đắm chìm trong đó mãi.

Mà để thoát ra khỏi sinh lão bệnh tử thì chúng ta phải nhìn rõ sinh lão bệnh tử là khổ đau, và chúng ta thấy được khổ đau trong sinh lão bệnh tử, chúng ta mới mong muốn thoát ra được. Còn nếu chúng ta không thấy được sinh lão bệnh tử là khổ đau, chúng ta vẫn thích thú và đắm chìm ở trong đó. Do vậy mà chúng ta phải nhìn rõ rằng chúng ta đang đau khổ trong lục đạo luân hồi sanh lão bệnh tử để từ đó khi tiếp được tha lực Phật điển, chúng ta tăng trưởng giới định huệ, chúng ta tăng trưởng tín nguyện hạnh của mình, và chúng ta an trú trong hơi thở chánh niệm để chúng ta thoát khỏi khổ đau trong sinh lão bệnh tử của tự thân.

Để làm gì? Để cuộc sống của chúng ta hạnh phúc và bình an và từ khi chúng ta đã có hạnh phúc và bình an nơi tự thân của thân bằng cách an trú trong chánh bằng cách chúng ta tiếp được tha lực Phật điển, để khai mở trí tuệ và nhìn thấu được khổ đau của cuộc đời là sinh lão bệnh tử rồi chúng ta thoát tâm, thoát ra. Chúng ta bắt đầu liên hệ tới những người trong gia đình là ông bà là cha mẹ là vợ chồng, con cái những người cũng đang khổ đau như ta. Chúng ta phải mang đuốc minh tuệ của nhà Phật thắp sáng vào trong tâm của họ. Chúng ta phải hồi hướng cho họ để cho họ có ngọn đuốc trí tuệ được bừng sáng ở trong tâm, để họ cũng nhận thức ra như ta.

Phật nói cái báo hiếu cao quý nhất của đời người không phải là cho cha mẹ tiền bạc, không phải là cho cha mẹ đồ ăn thứ uống, không phải là cho cha mẹ nhà cửa cao, không phải là xây mồ xây mã cho cha mẹ thật đẹp, không phải là xây những lăng mộ thật là nhiều tiền khi cha mẹ mất, không phải là cúng kiến ma chay cho rần rần rộ rộ mà là gì? Lòng hiếu đạo của con người là làm sao có thể hồi hướng cầu nguyện và tạo nhân duyên cho cha mẹ biết được nhân quả thiện ác, thoát tâm, thoát ra khỏi cảnh khổ của sinh lão bệnh tử, và tiếp cận với năng lượng từ bi của chư Phật để bắt đầu hướng tới con đường giải thoát. Đó là sự cúng dường cao cả nhất cho cha mẹ, đó là hiếu đạo viên thông nhất. Và chúng ta khi nghĩ tới cha mẹ, khi nghĩ tới tình nghĩa vợ chồng con cái, gia tài cao quý để lại cho con chúng ta là gì? là một con đường cho chúng hiểu được nhân quả thiện ác, và từ đó tiếp cận năng lượng từ bi của chư Phật. Tặng phẩm cao quý nhất mà người vợ hoặc chồng trao cho nhau là gì? là vợ chồng phải giúp đỡ nhau hiểu được nhân quả thiện ác trong cuộc đời để đối xử với nhau trong tình thương tha thứ bao dung và độ lượng, để luôn luôn sống hạnh phúc bình an trong tình nghĩa con người, và từ đó đồng hành trên con đường đạo đi đến sự giải thoát. Rồi tặng phẩm vô giá mà chúng ta có thể dâng lên cho các đấng bậc sinh thành là cha mẹ là gì? là đức hạnh, là tình yêu, là sự trong sáng của tâm ta hướng tới, để cho cha mẹ qua đời sống của chúng ta mà nhận rõ được giá trị của cuộc đời cao quý vẫn là sự thoát khổ khỏi sanh lão bệnh tử bằng con đường tu tập Phật học mà đức Thầy Bổn Sư đã dạy cho chúng ta. Đó là những thứ cần phải làm trong cuộc đời.

Rồi từ khi ta đã hết khổ có được bình an, con cái vợ chồng, cha mẹ cũng có được sự bình an và hạnh phúc trong pháp của chư Phật đã dạy cho chúng ta, trong từ trường yêu thương, trong tha lực Phật điển năng lượng từ bi Phật tuôn chảy ban rải xuống cho gia đình của chúng ta, chúng ta bắt đầu lan tỏa tới những ai đó khổ đau trong đời, như những con người sinh ra mồ côi, những con người bất hạnh ở lề đường không có cơm ăn áo mặc, không có nhà ở, những con người tật nguyền, những người già bị neo đơn, những người bệnh suốt đời không thể tự lo cho bản thân. Tất cả những mảnh đời bất hạnh, tất cả những ai đó khổ đau trong đời ta có nhân duyên gặp được họ đều là ruộng phước điền để cho chúng ta gieo vào đó mầm mống yêu thương, để từ đó cây yêu thương được mọc lên và trổ sinh hoa trái. Biết chăm sóc, biết an ủi người bệnh, biết chăm sóc cho người già, biết che chở cho người mồ côi và biết làm sao chúng ta biết tiếp hộ cho những con người không thể tự lực nuôi thân, đấy là một con đường mà chúng ta thấy rằng, là người con Phật tu Thất Bảo Huyền Môn phải làm được việc này thì mới chứng tỏ rằng cây đã trổ sinh hoa trái, còn không cây mọc xanh tươi mà chẳng có hoa trái, thì cây đó cũng vô dụng.

Người đi tu thiền Thất Bảo Huyền Môn thiền mật song tu, lãnh nhận được tha lực Phật điển năng lượng từ bi của chư Phật, mà cả cuộc đời sống không có hạnh phúc bình an, gia đình không có bình an, hạnh phúc và chẳng có tâm hạnh bố thí giúp đời, những kẻ bất hạnh trong cuộc đời, cho những ai đó khổ đau trong cuộc đời, thì thật sự chúng ta chưa phải, và cũng chưa thể lãnh nhận được tha lực Phật điển nhiều để thoát ra khỏi sanh lão bệnh tử đâu. Do đó để thoát ra khỏi sanh lão bệnh tử, tiếp tha lực Phật điển, quán chiếu nhân duyên, hiểu thấu nhân quả, an trú trong chánh niệm vi diệu Mu A Mu Sa, chúng ta còn phải có hành động thực tế trong cuộc đời là làm sao mang hạnh phúc và bình an tới cho chính chúng ta, cho cha mẹ, ông bà, cho vợ chồng con cái, và để tất cả những cuộc đời, những mảnh đời bất hạnh, ai đó khổ đau trong đời, chúng ta đều tới an ủi chia sẽ giúp đời với khả năng của mình có.

Nhớ rằng không hẳn trên con đường bố thí giúp đời, cho những ai khổ đau phải bằng tiền bạc, chúng ta nhớ bố thí bằng tình thương, bố thí bằng ngôn ngữ từ bi, bằng ngôn ngữ từ ái dễ thương, bằng hành động chăm sóc hỏi han chia sẽ. Chúng ta có nhiều cách bố thí, tài thí gọi là tiền, vật thí là vật, pháp thí là phương tiện mà chúng ta lãnh nhận được qua lòng từ bi của chư Phật, chúng hồi hướng cho họ pháp thí. Chúng ta nhớ và chúng ta gọi an ủi chia sẽ cho họ cũng là một pháp thí qua ngôn ngữ bằng tâm từ bi, tất cả một hành động gì chúng ta làm với tâm thương cảm tới họ, nhớ đến họ, hồi hướng cho họ để cho họ thêm vui bớt buồn, gọi là ban vui cứu khổ.

Từ bi, từ là ban vui, bi là cứu khổ. Chúng ta đón nhận được năng lượng từ bi của Phật thì chúng ta phải biết ban vui, cứu khổ cho chính chúng ta, cho cha mẹ, ông bà, vợ chồng con cái thân bằng quyết thuộc và những ai đó khổ đau trong đời, đang sống trong trại dưỡng lão, trong trại phong, trong những trại mồ côi, trong những nơi có thể chỉ là lề đường, có thể chỉ là những vỉa hè, có thể chỉ là dưới bụi cây lấp trong cát bụi sương gió của đời này. Tất cả những ai đó có nhân duyên gặp được họ đang phải khổ đau, hãy mở lòng từ bi rộng lượng, bởi ta là những con người mỗi ngày lãnh nhận ân điển từ bi, tức là ban vui cứu khổ. Phật ban cho ta niềm vui và cứu khổ của ta, thì chúng ta cũng phải biết chia sẽ niềm vui và giảm bớt nổi khổ trong mọi người. Ban vui thì khổ sẽ hết. Những ai khổ chúng ta mang niềm vui tới bằng tất cả mọi phương tiện ta có thể làm được bằng tâm từ bi yêu thương. Ai đó dù khổ đau như thế nào nữa, có ta hiện diện trong đời của họ thì ta người đều sẽ vui và hạnh phúc, hết khổ trong cuộc đời này.

Mời các bạn đặt bàn tay phải là bàn tay trí tuệ vào lòng bàn tay trái là bàn tay từ bi, chúng ta hãy lấy từ bi trí tuệ để an trú trong hơi thở chánh niệm vi diệu âm Mu A Mu Sa.

Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực tiếp năng lượng từ bi cho chúng con, để chúng con biết làm việc từ thiện bố thí và an ủi ai đó khổ đau trong đời. Hít vào bằng mũi phình bụng, thở từ từ hóp bụng vào trì mật chú: Mu A Mu Sa (7 biến)

Các bạn thân mến. Trong chúng ta tràn đầy tha lực Phật điển. Đó là năng lượng từ bi từ trường yêu thương của chư Phật tới chúng ta, Ngài ban vui cứu khổ chúng ta thì chúng ta cũng phải nghĩ tới những ai đó khổ đau trong đời để chúng ta ban vui cứu khổ tới họ. Nhớ rằng gương Đức Phật trong tiền kiếp Ngài từng là một con cá, Ngài sẵn sàng hiến cả thân mình để nuôi những người đang đói khổ, hiến cả thân mạng của mình, đó là hạnh bố thí mạng. Như Ngài Xá Lợi Phất trong tiền kiếp cũng đã từng bố thí cả hai con mắt cho những người bị mù. Chúng ta có phúc duyên sống ở đời có quá đầy đủ mọi điều. Gia đình chúng ta hạnh phúc. Chúng ta còn cha còn mẹ. Chúng ta còn có tất cả các giác quan đầy đủ. Chúng ta có tất cả các căn lành này, có phước báu đón nhận được tha lực Phật điển.

Các bạn thân mến. Chúng ta phải tăng trưởng lòng từ bi của chúng ta và chúng ta phải tu được hạnh từ thiện, bố thí. Khi chúng ta biết bố thí cho tất cả những người còn khổ đau trong đời ta gặp được, do có nhân duyên, nghĩa là chúng ta bố thí nhất thiết chư Phật, bởi vì trong tất cả chúng sanh đều có tánh Phật và chúng sanh đều sẽ thành Phật. Nếu ta biết tu hạnh bố thí này, chúng ta chính là những người đang bố thí cho Phật. Chúng ta là người đang làm từ thiện với cương vị Phật tương lai. Chúng ta làm từ thiện với những vị Phật tương lai, ta đang bố thí cho hằng hà sa chư Phật đang hiện diện trong thế gian này. Các bạn thân mến, quán chiếu điều đó cho thật sâu, thật rõ chúng ta sẽ hạnh phúc vô cùng. Bởi ta có diễm phúc được Phật ban vui cứu khổ chính ta, và ta cũng mang niềm vui của Phật tới với ta ban tới cho mọi người, rải tới cho mọi người để họ hết khổ và thêm vui.

Các bạn thân mến, mời các bạn hôm nay, chúng ta chú tâm đến tha lực Phật điển và giờ đây mời các bạn đón nhận năng lượng Phật điển vào thân tâm của mình một lần nữa bằng trì niệm 7 biến mật chú Mu A Mu Sa. Mời các bạn đặt bàn tay phải được gọi là bàn tay trí tuệ vào lòng bàn tay trái là bàn tay từ bi để chúng ta hướng ta hồi hướng năng lượng từ bi, năng lượng từ bi ban vui, cứu khổ này tới cho mọi loài chúng sanh, tới cho cha mẹ, tới cho ông bà, tới cho vợ chồng, con cái, tới cho tất cả những ai đó còn khổ đau mà chúng ta có nhân duyên đón nhận được họ ở trong đời. Mời các bạn chúng ta thành tâm đón nhận thật nhiều tha lực Phật điển trong ngay giây phút này cùng với Bảo Thành và chúng nghĩ tới tất cả những ai đó còn khổ đau hồi hướng tha lực Phật điển để họ được niềm vui và bớt đi nỗi khổ trong cuộc đời. Chúng ta đặt bàn tay phải là bàn tay từ bi vào lòng bày tay trái, trong giây phút này Bảo Thành mời gọi các bạn, chúng ta hãy hồi hướng năng lượng từ bi, chúng ta là nhịp cầu để cho tha lực Phật điển năng lượng từ bi của mười phương chư Phật qua cuộc đời chúng ta mà tới tất cả mọi loài chúng sanh, qua cuộc đời chúng ta mà tha lực từ bi năng lượng từ bi yêu thương của Phật tới với cha mẹ, tới với ông bà, tới với vợ chồng con cái, tới với thân bằng quyến thuộc, tới muôn loài đang sống chúng với chúng ta trên hành tinh này. Chúng ta bắt đầu.

Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực tiếp năng lượng từ bi xuống cho chúng con, để chúng con biết tu hành từ thiện, bố thí an ủi ai đó khổ đau, để chúng con thành tâm hồi hướng năng lượng từ bi của chư Phật tới muôn người đang đau khổ ngoài kia. Hít vào bằng mũi phình bụng, thở từ từ, hóp bụng vào trì mật chú: Mu A Mu Sa (7 biến)

Mô Phật chúng ta đã đồng hành 21 biến vi diệu âm Mu A Mu Sa. Mời các bạn chắp tay hồi hướng công đức. Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực, tăng trưởng lòng từ bi để chúng con biết bố thí và từ thiện, an ủi những ai khổ đau trong đời. Xin chư Phật ban rải tới các nguyên thủ các quốc gia để họ cũng nhìn tới những ai đó khổ đau trong đời, lãnh nhận được lòng từ bi của Phật, thành lập chính sách hòa bình cho thế giới. Nguyện cầu cho tất cả chúng sanh đồng nhận được năng lượng từ bi của Phật thoát khổ thành Phật.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts